Ngày 17/4, Trần Thị Mai (30 tuổi), mẹ của bé T.L.N. (4 tuổi) ở Hà Tĩnh viết lên Facebook cá nhân tố cáo cô giáo chủ nhiệm lớp con trai mình có hành động dùng điện thoại đánh lên đầu cháu N. gây sưng vù, dẫn đến nôn sau khi ăn. Hiện cháu N. đã nghỉ học 3 tuần.
Chị Mai có đưa lên Facebook cuộc nói chuyện giữa cô giáo với nội dung: “Lần sau, cháu không nghe lời thì có biện pháp khác chứ đừng lấy điện thoại đánh lên đầu cháu”.
Sau đó, cô Thảo trả lời: “Lúc sáng em lỡ tay phạt cháu, mong chị thông cảm”.
Qua tìm hiểu, cô giáo bị tố đó tên là Nguyễn Thị Thảo, Giáo viên trường mầm non Hoa Sen (xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh).
Mẹ cháu N. cũng cho rằng: Vào ngày 1/4, cô Thảo đã đánh cháu N. và cho các bạn cùng lớp giữ N. lại để nhiều bạn khác dùng tay vả vào miệng.
Theo tường trình của chị Nguyễn Thị Thảo, sự việc đánh cháu N. xảy ra vào ngày 28/3. Trong giờ hoạt động ngoài trời, cháu N. đã nhiều lần tuột quần các bạn nam và sờ vào vùng kín của các bạn nên chị Thảo đã dùng phách nhạc đánh vào tay N. để phạt.
Lý giải về đoạn tin nhắn chị Thảo thừa nhận dùng điện thoại đánh vào đầu trẻ, chị Thảo cho hay: “Lúc đó, đang bận nấu cơm nên tôi không đọc kĩ tin nhắn của mẹ N., đã vội vàng trả lời lại. Chứ tôi chỉ dùng phách nhạc đánh vào tay chứ không dùng điện thoại đánh đầu”.
Cô Thảo giải thích, sở dĩ hành động như vậy là chỉ muốn bé L.N. sợ, lần sau không có hành vi thiếu đúng mực với bạn. "Tôi viết việc đánh trẻ là sai", cô Thảo nói.
Cô Nguyễn Thị Hoa Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Phía ngoài sân không có camera, nên không thể xem lại đoạn video cô Thảo đánh trẻ. Sau khi xảy ra sự việc, phía nhà trường đã yêu cầu cô Thảo làm bản tường trình, và đã họp ban kỷ luật tạm đình chỉ cô việc dạy học của Thảo để làm rõ sự việc chị Mai tố cáo”.
Được biết, trước đó cô Thảo đã lấy thước đánh bé Gia Bách (3 tuổi) bị bầm tím chân. Sau đó, mẹ Gia Bách đã làm đơn xin chuyển trường cho con.
Ông Lê Xuân Hồng, Ban giám đốc chi nhánh trường cho biết: “Năm ngoái cô Thảo đánh bé Gia Bách, nhà trường đã cho cô nghỉ dạy, phục vụ bếp trong vòng 3 tháng để nhận lỗi, kiểm điểm, rút kinh nghiệm”.
FCC cho biết, họ phát hiện các nhà mạng "đã bán quyền truy cập vào thông tin vị trí của khách hàng cho 'các nhà tổng hợp', những người sau đó bán lại quyền truy cập cho các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên vị trí bên thứ ba”.FCC tuyên bố, ngay cả sau khi nhận thức được vấn đề, các nhà mạng vẫn không hạn chế quyền truy cập thông tin.
Các nhà mạng lĩnh mức phạt khác nhau: T-Mobile phải đối mặt với mức phạt lớn nhất, 80 triệu USD. Sprint, công ty đã sáp nhập với T-Mobile kể từ khi cuộc điều tra bắt đầu, bị phạt 12 triệu USD. AT&T bị yêu cầu nộp phạt khoảng 57 triệu USD, tiếp theo là Verizon với khoảng 47 triệu USD. Mức phạt của T-Mobile và Verizon thấp hơn nhiều so với thông báo ban đầu của FCC.
FCC đã mở cuộc điều tra sau khi nhận được báo cáo công khai từ báo chí. Nhà báo công nghệ Joseph Cox đã viết về vấn đề này vào năm 2019 cho Motherboard. Dù kế hoạch phạt tiền của FCC được đưa tin từ năm 2020, nó cuối cùng bị đình trệ do bế tắc kéo dài khi chờ xác nhận của ủy viên thứ năm, theo The Wall Street Journal.
Người phát ngôn của AT&T, Alex Byers cho biết, hành động của FCC "thiếu cả giá trị pháp lý và thực tế... Chúng tôi dự kiến sẽ kháng cáo sau khi tiến hành xem xét pháp lý".
Phát ngôn viên của Verizon, Richard Young nói rằng, công ty đã hành động nhanh chóng khi "một kẻ xấu truy cập trái phép vào thông tin liên quan đến một số lượng rất nhỏ khách hàng". Ông tiết lộ vấn đề trọng tâm liên quan đến"một chương trình cũ mà Verizon kết thúc hơn nửa thập kỷ trước".Young nói thêm rằng, lệnh của FCC "sai cả về sự thật và luật pháp, chúng tôi dự định kháng cáo quyết định này”.
T-Mobile từ chối cung cấp phản hồi.
(Theo The Verge)
" alt=""/>Bán thông tin khách hàng, bốn nhà mạng Mỹ bị phạt 200 triệu USDTIN BÀI KHÁC:
Tình cũ - lại chuyện dại khờ