Chú hươu độc lạ ở Hà Tĩnh
Gia đình bà Chu Thị Hồng Hà (52 tuổi, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một trang trại nuôi hươu và một cơ sở sản xuất chế biến nhung hươu. Như bao hộ dân làm nghề nuôi hươu, trang trại của bà luôn mở cửa miễn phí cho du khách vào tham quan, mua sắm.
Những ngày qua, trang trại của bà Hà có lượng khách tham quan tăng đột biến. Họ đến đây để tận mắt xem chú hươu đi bằng 2 chân và cho người lạ cưỡi.
Hươu vốn có bản tính nhút nhát, nghe tiếng động thường hoảng hốt và bỏ chạy. Tuy nhiên, chú hươu của bà Hà không sợ người lạ khiến nhiều người tò mò.
Bà Hà cho biết, sau khi kết hôn cùng ông Phạm Đức Thuận (60 tuổi), bà cùng chồng phát triển nghề nuôi hươu. Tính đến nay, bà có 33 năm chăn nuôi hươu nhưng lần đầu thấy có chú hươu độc lạ như thế.
Con hươu được vợ chồng bà Hà mua lại từ trang trại Song Con (huyện Hương Khê) cùng với 22 con hươu khác vào năm 2016.
Chú hươu này nhỏ và hiền hơn những con khác. Mỗi lần cho ăn, ông Thuận thường vuốt ve, nói chuyện với nó. Ông gần gũi, tập luyện, giúp chú hươu ngày càng dạn dĩ hơn.
Cho đến một ngày, ông Thuận ngạc nhiên phát hiện chú hươu biết giơ 2 chân trước lên, trong lúc ăn sẽ cho người cưỡi.
“Thông thường, hươu được thả ra khỏi chuồng sẽ chạy đi mất. Tuy nhiên, con hươu này dạn hơn. Nếu được thả ra, nó sẽ thoải mái vui chơi với chủ, du khách.
Với những con hươu khác, chồng tôi cũng vuốt ve, trò chuyện nhưng chúng vẫn không thân thiện, chỉ dừng lại ở mức không phá chuồng”, bà Hà kể.
Ông Thuận có đam mê kỳ lạ với chăn nuôi và trồng trọt. Quanh năm, vợ chồng ông không đi đâu, chăm chỉ làm việc ở trang trại. Giữa đêm, ông vẫn mở camera nhìn chuồng hươu, rồi mới yên tâm đi ngủ.
Mỗi lần cho ăn và chơi với hươu, ông Thuận quay phim hoặc phát trực tiếp trên trang cá nhân. Từ đó, nhiều người biết đến và chia sẻ về chú hươu độc lạ trên mạng xã hội.
Bà Hà chia sẻ: “Hôm trước, một em bên đài truyền hình xuống quay con hươu đó. Sau khi phát sóng, thông tin về chú hươu được mọi người chia sẻ rầm rộ.
Du khách đến tham quan, thích thú nên tiếp tục quay và đưa lên mạng. Cứ thế, hình ảnh của con hươu nhà tôi lan tỏa khắp nơi”.
Khách đến xem ngỏ lời mua
Mỗi khi có đoàn khách đến tham quan, ông Thuận thả chú hươu ra chơi, làm trò cho mọi người xem. Nhiều người thích thú khi thấy chú hươu giơ 2 chân trước hoặc cho khách cưỡi lên.
Để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, ông Thuận hướng dẫn khách dùng chân chạm nhẹ xuống đất, giảm bớt trọng lượng lúc cưỡi hươu.
“Chúng tôi lo lắng, hướng dẫn thế thôi, chứ con hươu có thể trạng nhỏ, thấp. Người cưỡi không thể đặt hết trọng tâm lên lưng nó”, bà Hà nói.
Khách đến tham quan cho hươu ăn, làm quen rồi tha hồ cưỡi. Nhiều người thích thú, vây quanh nhưng con hươu không hề sợ sệt.
Hiện tại, huyện Hương Sơn vào mùa thu hoạch nhung hươu, khách thập phương tìm về rất nhiều. Nhờ chú hươu độc lạ, trang trại của bà Hà thu hút nhiều đoàn đến tham quan, tìm hiểu quy trình làm nhung hươu.
Thấy khách đến trang trại quá nhiều, một số người cho rằng gia đình bà “hốt bạc” nhờ con hươu độc lạ. Tuy nhiên, bà Hà cho khách vào xem miễn phí, không thu tiền vé.
Cho dù, khách đến xem hươu, không mua hàng thì vợ chồng bà cũng không khó chịu mà nồng hậu tiếp đón.
“Nói chúng tôi hốt bạc nhờ chú hươu này là không đúng. Nhưng, nhung hươu là sản phẩm đặc trưng vùng miền, nhờ có con hươu này mà sản phẩm của chúng tôi được quảng bá rộng khắp”, bà Hà nhấn mạnh.
Khách đến xem, ngỏ lời mua chú hươu độc lạ nhưng vợ chồng bà Hà không có ý định bán nó. Chú hươu này đã qua 8 mùa thu hoạch nhung. Hiện, nó sở hữu cặp sừng nặng 1kg, rất đẹp.
Đàn hươu hơn 100 con của gia đình bà Hà được nuôi nhốt theo 2 cách. Hươu đực nhốt mỗi con một chuồng, hươu sinh sản thì nuôi theo đàn với phương thức bán chăn thả.
Nghề nuôi hươu không ít vất vả nhưng vợ chồng bà Hà đam mê, không thấy cực khổ. Nhiều lần rơi vào khó khăn, hươu rớt giá, hai người phải làm thêm nghề khác để có tiền duy trì đàn hươu.
Bà Hà kể: “Những năm 1994 - 1995, con hươu rớt giá thê thảm, từ 50 - 60 triệu đồng/con giảm còn 300 - 500 nghìn đồng/con.
Lúc đó, kinh tế gia đình tôi kiệt quệ nhưng vợ chồng vẫn bảo nhau sốc lại tinh thần, không bán tháo, bán hươu lấy thịt”.
Vượt qua giai đoạn khó khăn, công việc chăn nuôi và kinh doanh nhung hươu của vợ chồng bà ngày càng khởi sắc. Nhiều người tìm đến trang trại học hỏi kinh nghiệm nuôi và chế biến nhung hươu.
![]() |
"Hoàng hậu Margot" của tác giả Alexandre Dumas là tiểu thuyết lịch sử xoay quanh cuộc đời rực rỡ nhưng cũng phóng túng không kém của một hoàng hậu nước Pháp. |
Đó là thời kỳ rối ren nhất trong lịch sử Pháp. Với "Hoàng hậu Margot", Dumas đem đến cho độc giả một cái nhìn toàn diện về một nước Pháp ồn ào và đầy giận dữ, một nước Pháp nhuốm máu với những gì cực đoan nhất: mưu phản, thảm sát, đầu độc...
Đó là một nước Pháp nơi những cuộc chiến tôn giáo thiết lập luật lệ, tạo nên cuộc hôn nhân sắp đặt giữa công chúa Marguerite de Valois với người sẽ trở thành Henry IV, vị vua trẻ của Navarre.
Một cuộc hôn nhân lý trí thay vì xuất phát từ tình cảm, một hợp đồng hôn nhân phục vụ cho tham vọng chính trị của mỗi người, để một lần nữa thiết lập hòa bình giữa người Tin lành và Công giáo.
"Hoàng hậu Margot" là minh chứng cho tài năng kiến tạo tình tiết bậc thầy của Alexandre Dumas. Ông không chỉ thi vị hóa những dữ kiện lịch sử thành câu chuyện tình lãng mạn giữa hoàng hậu Margot với bá tước de La Mole, hay tình bạn khăng khít giữa de La Mole và bá tước de Coconnas, còn khéo léo cuốn người đọc vào những vòng xoay ly kỳ đến nín thở của bánh xe số mệnh đưa nhà Bourbon lên nắm quyền cai trị nước Pháp.
Thoạt đầu, "Hoàng hậu Margot" giống như một cuốn tiểu thuyết phi chính trị, một cuốn tiểu thuyết lãng mạn điên rồ phi lý trí, nơi những đam mê phải đối diện với một xã hội đầy "ồn ào và giận dữ", một cuốn tiểu thuyết không có thông điệp, được viết với mục đích duy nhất là để giải trí, nhưng trên thực tế cuốn sách lại đóng vai trò như một người đưa tin sử dụng thủ pháp hư cấu để đưa tin về lịch sử.
Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu như những định kiến tư tưởng của lịch sử không hiện diện trong tác phẩm, dù là chỗ này hay chỗ kia. Dumas cũng là một tiểu thuyết gia chính trị, giống như Hugo hay Balzac, nhưng kín đáo hơn, ông cũng có tầm nhìn thế giới, không hẳn là không tham gia vào bất cứ cuộc chiến tôn giáo nào ở thời đại của mình.
Việc lựa chọn sự kiện vụ thảm sát ngày lễ Thánh Barthélemy làm trung tâm trong cuốn tiểu thuyết của mình đã minh chứng cho sự ủng hộ sâu sắc của ông dành cho những ghi chép lịch sử của đạo Tin lành.
“Marguerite chưa đầy hai mươi tuổi mà đã trở thành đối tượng để ca ngợi của hết thảy những thi sĩ… Nàng có mái tóc đen, nước da sáng, mắt nhìn mê đắm ẩn sau hàng mi dài, đôi môi nhỏ đỏ thắm, cổ cao thanh tú, thân hình thon thả và mềm mại, bàn chân nhỏ nhắn như chân con trẻ của nàng ẩn trong đôi hài sa tanh. Những người Pháp coi nàng như quốc bảo, tự hào được thấy trên đất nước họ nở ra một bông hoa lộng lẫy đến thế. Những người nước ngoài đến nước Pháp không những lóa mắt trước sắc đẹp của nàng khi được nhìn nàng mà họ còn choáng ngợp bởi kiến thức của nàng nếu được nói chuyện với nàng. Bởi Marguerite không chỉ là người phụ nữ đẹp nhất thời đại mà nàng còn là người phụ nữ có học thức nhất”, Alexandre Dumas miêu tả Hoàng hậu Margot.
Tình Lê
Vô đối môn được nhận xét là một cuốn sách giúp người đọc tìm được sự thảnh thơi, lợi lạc ngay trong chính cuộc sống của mình.
" alt=""/>Hoàng hậu Margot: Cuộc đời đắm chìm trong trò chơi vương quyền và những câu chuyện tình- Chị được biết đến như một nữ MC mới của bản tin thời tiết, cơ duyên nào dẫn dắt chị đến với con đường này?
Tôi đến với nghề BTV/ MC cũng vô cùng tình cờ thôi. Tôi là dân kinh tế và trước nay cũng chưa từng làm MC. Cách đây hơn một năm, qua thông tin từ một người bạn, tôi đã từng thi vào trung tâm thời tiết một lần nhưng trượt vì ngày ấy bản thân chưa có kinh nghiệm đi dẫn bất kỳ ở đâu. Sau đó tôi đầu quân về Thông Tấn Xã Việt Nam và dẫn các bản tin thời sự. Tình cờ cuối năm ngoái, tôi lại biết được thông tin tuyển MC thời tiết VTV nên đã đăng ký thi lại và tập bền bỉ trong vòng 3 tháng trước khi được lên hình chính thức.