![]() |
Anh Tòng và con gái. |
Gia đình anh Tòng có 3 thế hệ có người sở hữu 24 ngón tay, chân. Chính sự kỳ lạ này làm nhiều người hiếu kỳ tìm đến nhà anh để tận mắt xem rồi xin quay phim, chụp ảnh.
Anh Tòng kể, gia đình có 4 anh chị em. Song, chỉ có anh và người chị thứ hai là có đến 24 ngón tay, chân như cha ruột.
Ngoài ra, con gái của anh Tòng là Trần Thị Thanh Tuyền (học lớp 6, Trường THCS Bình Long) cũng giống như cha, có đến 24 ngón tay, chân.
![]() |
Bé Tuyền (con của anh Tòng) đã cắt bỏ 1 ngón ở tay phải vì phần thừa nhỏ. |
Nhìn bàn tay, chân của anh Tòng, có thể thấy rõ 6 ngón tay, chân rất đều nhau."Hồi con gái tôi mới sinh ra, ngón tay, chân của bé cũng có 6 ngón giống tôi. Do ngón thừa ở bàn tay bên phải khá nhỏ nên tôi đưa con vào bệnh viện cắt bỏ”, anh Tòng nói.
Điều đặc biệt là các ngón tay, ngón chân thừa của mọi người trong dòng họ nhà anh Tòng đều rất ngay ngắn, thẳng hàng không có khác biệt nhiều so với các ngón chính.
Cha con anh Tòng đều chủ động điều khiển cầm, nắm, co lại... tất cả các hoạt động của 6 ngón tay, ngón chân một cách bình thường.
Ngón thừa ở bàn tay, chân của anh Tòng cũng có xương, cơ, vân, móng đầy đủ và cử động như các ngón khác.
![]() |
![]() |
Mỗi bàn chân của anh Tòng và con gái đều có 6 ngón. |
Anh Tòng cho biết thêm, việc có nhiều ngón tay, chân không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Anh còn cho rằng, do có nhiều ngón tay, chân nên việc chạy xe ôm của mình dễ dàng hơn. “Nhiều ngón thì mình cầm tay lái chắc chắn, đi đứng cũng vững hơn so với 5 ngón”, anh Tòng cười nói.
Tuy nhiên, do sở hữu bàn chân "dị thường" nên việc chọn lựa kích cỡ giày, dép của anh to hơn bình thường.
![]() |
Bé Tuyền là thế hệ thứ 3 trong dòng họ có 24 ngón tay, chân. |
![]() |
Bé Tuyền vui vẻ trò chuyện với người lạ đến thăm gia đình. |
Bé Tuyền (con anh Tòng) cho biết, từ nhỏ em đã thấy mình khác hơn các bạn là có nhiều ngón tay, chân nên năn nỉ ba cắt bỏ đi.
“Ba em nói nhà không có tiền nên không cắt được. Sau đó, em thấy việc dư ngón cũng không ảnh hưởng gì, lại giống ba nên em cũng từ bỏ ý định đó”, em nói.
Kể về cuộc đời mình, anh Tòng cho biết, do nhà nghèo nên anh sớm nghỉ học để đi làm thuê, làm mướn. Lớn lên, anh lập gia đình và có được đứa con gái. Tuy nhiên, sau đó, vợ bỏ đi, để lại con gái cho anh nuôi. Hàng ngày, anh chạy xe ôm kiếm tiền nuôi con gái ăn học.
Theo trang Wikipedia tiếng Việt: Dị tật thừa ngón (còn gọi là polydactyly, polydactylism) là một dị tật bẩm sinh của con người có thừa số ngón chân hay ngón tay. Ngón thừa thường là một mô nhỏ, phần lớn có xương mà không có khớp, hiếm khi hoàn thiện đầy đủ chức năng của một ngón. Ngón thừa phần lớn nằm về phía gần xương cẳng tay, hiếm khi ở về phía xương quay (ngón cái), và cực kỳ hiếm gặp nó nằm ở giữa. Ngón thừa thường tạo thành một cái trạc với ngón đã có, và hiếm khi bắt nguồn từ cổ tay như các ngón thông thường. |
Yêu thích phong cách thế kỷ thứ 19, Jacqueline Brown, 25 tuổi đã từ bỏ công việc văn phòng để thực hiện giấc mơ được sống như một nữ công tước trong toà lâu đài ở miền quê.
" alt=""/>Gia đình 3 thế hệ có 24 ngón tay, chân ở miền TâyRenault Twingo, mẫu xe bán chạy thứ 8 trong phân khúc minicar năm 2022 cũng sẽ ngừng sản xuất vào năm 2024, theo thông báo chính thức mới nhất tới từ nhà sản xuất Pháp.
"Ông lớn" Volkswagen của Đức cũng công bố kế hoạch ngừng sản xuất mẫu minicar Up phiên bản động cơ đốt trong vào năm 2024. Còn Smart thậm chí còn khai tử luôn cả dòng Fortwo phiên bản điện, bất chấp xe điện đang là xu hướng.
Mẫu Panda tới từ Fiat từng được ưu chuộng nhất tại châu Âu năm 2022 cũng chỉ có kế hoạch tiếp tục sản xuất tới năm 2026. Trong khi Fiat 500, á quân trong danh sách cũng chỉ khá hơn một chút khi sẽ được sản xuất tới năm 2027.
Italy vẫn được xem là “thành trì” của phong cách sử dụng minicar, với 85% số xe Panda được Fiat bán ra trên khắp châu Âu là phục vụ thị trường nội địa, theo thống kê từ Hiệp hội ngành công nghiệp Italy – UNRAE.
Bên cạnh những cái tên khá quen thuộc vốn tạo thương hiệu lớn trong dòng mincar tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc như Hyundai i10, KIA Morning/Picanto, Suzuki Ignis hay một "tân binh" tới từ Toyota là Aygo X, thì các nhà sản xuất châu Âu gần như đang “bỏ chạy” khỏi phân khúc này, để lại một thị trường còn nhu cầu rất lớn của người dân.
Theo ông Denis le Vos, người đứng đầu thương hiệu Dacia – Một công ty con của Volkswagen cho biết: “Một chiếc minicar động cơ đốt trong với công nghệ cần thiết để tuân thủ chính sách Euro 7 khắt khe của EU, là một sự vô lý về kinh tế”. Và đó có lẽ cũng là lý do khiến cho nhiều nhà sản xuất châu Âu có quyết định từ bỏ phân khúc minicar.
Cơ hội lớn cho ngành ô tô Trung Quốc
Có thể nói rằng gần đây Trung Quốc luôn gặp những may mắn trên chặng đường phát triển, hoặc bằng một chiến lược nhìn xa trông rộng, mà họ đã nắm giữ trong tay từ lâu phân khúc minicar chạy điện trên thế giới.
Dacia Spring, mẫu xe điện được hãng Dacia nhập khẩu và phân phối từ Trung Quốc, đã nhanh chóng đạt vị trí thứ 7 trong 10 mẫu xe minicar bán chạy nhất châu Âu 2022 với 48.728 chiếc, tăng tới 77% so với năm 2021.
Trong khi đó, DR Auto của Italy nhập những chiếc Chery Mini EV từ Trung Quốc và “gắn mác” châu Âu của mình lên đó, với khả năng hoạt động 210km và giá khởi điểm khoảng 25.900 euro cực kỳ cạnh tranh.
Smart – Doanh nghiệp ô tô liên doanh của Geely Trung Quốc và Mercedes-Benz Đức, dự kiến sẽ trở lại thị trường với mẫu Minicar Hastag-2 đến 4 chỗ ngồi.
Trung Quốc, đã cực kỳ thành công trong việc chế tạo pin xe điện cỡ nhỏ và chi phí rẻ, phù hợp để cho ra đời những chiếc xe điện bình dân phân khúc thấp để phù hợp với thị trường và họ đã có những thành công vang dội, tiêu biểu như Wuling Hongguang EV. Trong khi đó, châu Âu đang phải chật vật để làm lối thoát cho việc phát triển phân khúc Minicar đang dần bế tắc.
Giờ đây, khi mà Liên minh châu Âu đang hoãn vô thời hạn việc thông qua Euro 7 sau khi Đức lên tiếng phản đối dự luật này, việc nhiều hãng ô tô đã từ bỏ quá sớm các dòng xe Minicar của mình, có thể gây ra những sự tiếc nuối lớn bởi từ chính người tiêu dùng lẫn những nhà hoạch định chính sách của hãng.
Hùng Dũng (theo autonews)
Khoảng 3 năm trước, anh Đạt rời quê Phú Yên vào Đồng Nai, mưu sinh bằng nghề bán vé số. Anh không ngờ cuộc ly hương này lại mang đến hạnh phúc.
Gặp bất thường về hormone tuyến yên, ở tuổi 47, anh Đạt vẫn chỉ cao 1m. Khiếm khuyết của bản thân khiến anh không dám nghĩ đến chuyện cưới vợ sinh con. Anh đã tính đến việc sống độc thân khi về già.
Thế nhưng, năm ngoái, anh Đạt tham gia vào Câu lạc bộ Ước mơ, nơi giao lưu và kết bạn của người khuyết tật trên địa bàn huyện Long Thành.
Tại đây, anh có cảm tình với cô gái trẻ Trần Hồng Phấn (21 tuổi, huyện Long Thành). Phấn bị sốt bại liệt nửa người nhưng khuôn mặt xinh xắn.
Trúng "tiếng sét ái tình", anh Đạt mạnh dạn làm quen và xin số điện thoại của Phấn. Ban đầu, Phấn ngại ngùng gọi chú xưng cháu với anh Đạt.
Tuy nhiên, sau khoảng 5 ngày nhắn tin trò chuyện, anh Đạt bày tỏ: “Đừng gọi anh là chú nữa. Em làm người yêu anh nha” với Phấn.
Lời tỏ tình quá bất ngờ khiến Phấn bối rối. Thế nhưng, cô nghĩ bản thân không may mắn, có được người đàn ông yêu thương phải biết trân trọng.
Từ đó, hai người bắt đầu hẹn hò. Dù khoảng cách tuổi tác khá lớn nhưng anh Đạt rất yêu thương, chiều chuộng bạn gái. Anh thường lấy xe ba bánh chở Phấn đi dạo, ăn chè…
“Tính anh Đạt hài hước, hiền lành, không nhậu nhẹt và lo làm ăn. Thế nên, anh rất được lòng gia đình tôi”, Phấn chia sẻ.
Hơn 5 tháng hẹn hò, anh Đạt ngỏ lời với người yêu: “Anh và em cùng chung cảnh tật nguyền. Bây giờ, mình cưới nhau đi, rồi cùng tính chuyện làm ăn”.
Lời cầu hôn chân thành của ông chú tí hon làm Phấn xúc động, gật đầu lia lịa. Được sự hỗ trợ của hai bên gia đình, anh Đạt và Phấn chuẩn bị 10 mâm cỗ, mời bà con đến dự lễ cưới.
Phấn tâm sự: “Tôi thấy quyết định lấy anh làm chồng rất đúng đắn. Dù tôi không được như những cô gái khác nhưng anh trân trọng, tổ chức cưới hỏi, chụp ảnh cưới… đàng hoàng”.
Hạnh phúc nhân đôi
Ngày cưới, khách mời đều trầm trồ, khen anh Đạt may mắn cưới được cô vợ trẻ đẹp kém 26 tuổi. Anh cũng tự nhận, bản thân có phước, tuổi trung niên lại có được tổ ấm cho riêng mình.
“Tôi biết ơn nhà vợ đã tin tưởng, cho người đàn ông tí hon như tôi một cơ hội hạnh phúc. Hiện tại, tôi còn được gia đình Phấn cưu mang, sống chung dưới một mái nhà”, anh Đạt xúc động.
Vợ chồng anh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nên, mẹ vợ thường giúp hai người nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa…
Anh Đạt làm lụng được bao nhiêu tiền đều đưa hết cho vợ. Phấn sẽ gửi tiền ấy cho mẹ để chi tiêu hàng ngày.
Phấn cho biết: “Anh Đạt thật thà, bán vé số được bao nhiêu là đưa cho vợ hết. Lâu lâu, anh mới xin 5 – 10 nghìn đồng mua thuốc lá”.
Ngày biết tin Phấn mang thai, anh Đạt vừa sung sướng vừa lo lắng. Anh lo con gái sinh ra không lành lặn như ba mẹ, rồi sẽ lại khổ cả đời.
Mỗi lần chở vợ khám thai định kỳ, anh đều chăm chú nghe bác sĩ đọc kết quả siêu âm, dặn dò chuyện ăn uống, nghỉ ngơi của thai phụ. Lúc bác sĩ chẩn đoán thai nhi ổn định, chiều cao phát triển bình thường, vợ chồng anh vỡ òa hạnh phúc.
Tuy nhiên, anh vẫn mong ngày con chào đời để chắc chắn niềm vui ấy được trọn vẹn.
Thời điểm mang thai, Phấn di chuyển khó khăn, không thể ra ngoài nhiều. Thế nên, anh Đạt đi bán vé số, tranh thủ mua đồ ăn ngon cho vợ bồi bổ.
Phấn kể: “Lâu lâu, anh bán xong sớm thì gọi điện hỏi tôi thích ăn gì để anh mua. Thật ra, không cần hỏi, anh cũng biết tôi thích nhất nước cam và gà quay. Lần nào có tiền anh cũng mua hai thứ đó cho tôi”.
Vợ mệt và than nhức mỏi, anh Đạt vội vàng xoa lưng, bóp tay chân. Những lúc bất đồng quan điểm, anh chủ động nhường nhịn vợ. Anh nghĩ, mình lớn tuổi hơn, có nhiều kinh nghiệm sống thì phải bỏ qua hết.
Nhắc lại kỷ niệm ngày đi sinh, Phấn vui vẻ kể: “Ngày tôi chuyển dạ, anh còn đi bán vé số chưa về. Tôi nhờ mẹ chở vào bệnh viện và gọi điện báo cho anh hay tin.
Biết vợ sắp sinh, anh bỏ hết vé số chưa bán, chạy thật nhanh vào bệnh viện. Thấy con lành lặn, anh mừng lắm”.
Thế nhưng, con gái của anh Đạt tròn 1 tháng tuổi thì bác sĩ phát hiện bé bị hẹp đường ruột, phải nhập viện phẫu thuật.
Chi phí phẫu thuật quá lớn so với thu nhập của vợ chồng anh Đạt. Để có tiền chạy chữa cho con, anh phải vay mượn và nhờ một số nhà hảo tâm giúp đỡ.
Hiện tại, con gái anh Đạt đã được phẫu thuật, tiếp tục nằm viện theo dõi. Anh hy vọng thử thách này chóng qua để tổ ấm của anh rộn rã tiếng cười con trẻ.
Ảnh: Nhân vật cung cấp