Gian nan game online thuần Việt
Đến đầu năm 2009, thị trường game online Việt Nam đã có hơn 40 tựa game được chính thức phát hành trong nước, nhưng điều trớ trêu là tất cả các game do hơn 10 nhà phát hành ra mắt game thủ đều là những game được “nhập khẩu” từ nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được game online cho riêng mình và thương hiệu game “made in Việt Nam” vẫn chỉ nằm trên các dự án.
Không thể nói là nhà phát hành game online ở Việt Nam không quan tâm đến việc sản xuất game online trong nước. Thực tế là cũng có nhiều tổ chức và cá nhân đã tiến hành khởi động các dự án game thuần Việt, có điều thành công thì ít mà thất bại thì lại khá nhiều.
Năm 2006, trò chơi “Thời loạn” của nhóm Trangenix có cốt truyện dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đã đoạt 4 giải thưởng của VietGames2006. Lúc đó, nhiều người cho rằng đây là game online đầu tiên do Việt Nam phát triển. Nhưng đáng buồn thay sau đó nó lại bị lên án khi nhóm thực hiện đã đi mượn “mã nguồn” của nước ngoài mà quên chưa xin phép. Đây được xem là thất bại khá cay đắng cho bước khởi đầu sản xuất game online mang thương hiệu Việt.
Một dự án game Việt nữa cũng đã được đầu tư đó là Làng Online, game do công ty ứng dụng công nghệ 3DVN phát triển. Đây là một MMO (Massive Multiplayer online game – Game trực tuyến nhiều người chơi) được phát triển trên engine tự phát triển LOL (Laught Out Loud engine), một game online chạy trên nền flash. Dự án cũng đã được nhận giải thưởng Game online Việt Nam có tính văn hóa và giáo dục tại VietGames 2008. Thế nhưng, sau khi nhận giải thưởng xong game đã “bặt vô âm tính” đến thời điểm giờ vẫn chưa thấy dấu hiệu nào là nó sẽ ra mắt game thủ.
" alt=""/>Thuận Thiên Kiếm – “con đầu lòng” của game ViệtiPhone 6S và 6S Plus, hai mẫu iPhone từng đạt doanh số cao kỷ lục trong dịp cuối tuần khi được tung ra vào tháng 9/2015, đang đối mặt với nhu cầu mua èo uột, do thiếu các tính năng đột phá so với các sản phẩm trước.
Không những thế, hai mẫu iPhone mới còn phải chống chọi với những so sánh gắt gao về doanh số mạnh mẽ của các sản phẩm iPhone cũ hơn.
Apple đã bước vào thị trường quan trọng khi ra mắt mẫu iPhone 6 và 6 Plus màn hình lớn vào năm 2014, thu hút sự chú ý của các khách hàng châu Á, vốn từng phải chọn mua phablet của các đối thủ như Samsung.
“Apple đã trở thành nạn nhân của chính thành công của họ, khi iPhone 6 đạt thành công rực rỡ khiến nhiều khách hàng hoặc chọn mua mẫu iPhone 6 cũ hơn, rẻ hơn, hoặc đợi iPhone 7”, nhà phân tích Daniel Ives của FBR Capital Markets, nói.
Trung Quốc, thị trường đang tăng trưởng nhanh nhất của Apple, có thể đã góp phần mang lại kết quả kinh doanh èo uột này của Apple, vì nền kinh tế suy giảm khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.
Các nhà phân tích dự đoán Apple đã bán được 75,5 triệu iPhone trong quý tháng 10-12/2015, tăng 1,3% so với năm trước.
" alt=""/>Apple sắp báo cáo doanh số iPhone tăng chậm nhất trong lịch sử![]() |
Một phần sứ mệnh của Asgardia là bảo vệ Trái đất khỏi các hiểm họa từ vũ trụ, như thiên thạch, các mảnh vỡ nhân tạo, bão mặt trời. |
Quốc gia mới trong không gian sẽ được gọi là "Asgardia" theo tên của thành phố trên trời, nằm dưới sự cai trị của thần Odin trong thần thoại Nauy. Asgardia sẽ bắt đầu vai trò là một đất nước độc lập bằng việc phóng một vệ tinh vào năm sau.
Theo các lãnh đạo dự án, sự ra đời của Asgardia nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức mới cho quyền sở hữu và địa vị quốc gia trong không gian, bằng cách thiết lập một đất nước hoàn toàn mới.
Một trong những bước phát triển đầu tiên của Asgardia, do nhóm quản lý dự án, đứng đầu là tiến sĩ Igor Ashurbeyli, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu không gian quốc tế và Chủ tịch mới được bổ nhiệm của Ủy ban khoa học không gian thuộc UNESCO, vạch ra, sẽ là xây dựng một lá chắn bảo vệ tối tân cho toàn bộ nhân loại.
Việc này sẽ bảo vệ thế giới khỏi các hiểm họa trong vũ trụ, cả nhân tạo và tự nhiên, đối với sự sống trên Trái đất, ví dụ như các mảnh vỡ trong không gian, bão mặt trời hay thiên thạch va chạm. Các nhà nghiên cứu ước tính hiện có hơn 20.000 mảnh vụn không gian nhân tạo có thể theo dõi được, kể cả tàu vũ trụ cũ, tầng trên và tầng cuối tên lửa ở những quỹ đạo gần Trái đất.
Một website tương đối đơn giản dành cho Asgardia đã được trình làng ngay sau buổi họp báo giới thiệu dự án ở Paris, Pháp hôm 12/10 để xúc tiến quá trình vận động chuẩn bị cho quốc kỳ, quốc ca và biểu tượng của đất nước mới. Trang web cũng cho phép bất kỳ ai quan tâm đăng ký trở thành công dân của "đất nước trong không gian". Ý tưởng của nhóm quản lý là, một khi Asgardia có đủ 100.000 người đăng lý làm công dân, nó khi đó sẽ đủ điều kiện để xin Liên Hợp quốc chứng thực tư cách quốc gia chính thức.
"Quan niệm về dự án gồm 3 phần triết học, luật pháp và khoa học/kỹ thuật. Asgardia là một đất nước độc lập, trưởng thành và là thành viên tương lai của LHQ. Điều cốt lõi của Asgardia là đảm bảo hòa bình trong vũ trụ và ngăn chặn các cuộc xung đột trên Trái đất lan vào không gian. Sứ mệnh của đất nước này cũng là tạo ra những cơ hội để mở rộng tiếp cận không gian hơn nữa, cho phép các quốc gia phi truyền thống trong vũ trụ nhận thức rõ các khát vọng khoa học của họ rất thú vị", tiến sĩ Ashurbeyli nhấn mạnh.
Tuấn Anh(Theo CNET, Daily Mail)
" alt=""/>Các nhà khoa học quốc tế tuyển người lập quốc gia đầu tiên ngoài vũ trụTại Peru, thuê bao sử dụng Internet trên di động chiếm tỷ trọng tới 51% (so với mức 35% năm 2014) và cao gấp 7 lần so với thuê bao cố định băng rộng; tỷ trọng smartphone cũng chiếm tới 70% tổng số thiết bị bán ra tại quốc gia này. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ 3G của Bitel tăng gấp 4,5 lần so với nửa đầu 2015. Theo dự kiến, Bitel sẽ cung cấp dịch vụ 4G vào cuối năm nay.
Hiện tại, mạng “3G Only” chạy trên băng tần 900 MHz và 1900 MHz cho phép Bitel triển khai cung cấp thêm dịch vụ 4G LTE song song cùng dịch vụ 3G mà không cần phải mua thêm. Vì thế, Bitel không cần tăng đầu tư vào băng tần “kim cương” 700 MHz mà vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao với giá phải chăng. Trong khi đó, các nhà mạng còn lại của Peru đã phải chi hơn 1 tỷ đô la Mỹ để mua thêm băng tần này vào tháng 7/2016.
Theo kế hoạch, Bitel sẽ phát triển được 3 triệu thuê bao trong năm 2016, tăng trưởng gấp đôi thị phần so với năm 2015. Ông Tào Đức Thắng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel phụ trách thị trường Peru chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là đáp ứng nhu cầu của tất cả những khách hàng còn chưa được kết nối với dịch vụ viễn thông tại Peru”. Thực tế, tại Peru, người dân ở những vùng địa hình khó khăn như Amazonas, Lambayeque, La Libertad, Ica hay Ayacucho vẫn chưa được tiếp cận với Internet, thậm chí là cả điện thoại di động.
Tham gia thị trường viễn thông Peru gần 2 năm, Bitel đã trở thành một cái tên quen thuộc với người dùng viễn thông nước này với ấn tượng là nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất. Là quốc gia có GDP cao gấp nhiều lần Việt Nam, mật độ di động ở Peru đã qua ngưỡng bão hòa (trên 110 %).
" alt=""/>Mạng di động Bitel của Viettel có tốc độ tăng trưởng kỷ lục tại Peru