Chiều 27/9, Cảnh sát PCCC TPHCM đã có thông tin đánh giá sơ bộ về công tác ứng cứu sau cơn mưa gây ngập lịch sử ở TPHCM vào chiều tối 26/9.
Đại tá Lê Tấn Bửu - Giám đốc Cảnh sát PCCC TPHCM cho biết, ngay khi nhận tin báo về các điểm ngập cần ứng cứu, lực lượng Cảnh sát chữa cháy đã điều động 63 lượt xe cùng 381 cán bộ chiến sĩ và 70 máy bơm tham gia cứu hộ (hút nước chống ngập) tại 44 điểm xảy ra trên địa bàn thành phố.
Nhiều tuyến đường bị ngập sâu sau mưa lớn chiều 26/9 |
Các điểm ngập chủ yếu tập trung ở quận 7, Phú Nhuận, Thủ Đức, Tân Bình, quận 11,... Trong đó có 21 điểm ngập úng tại tầng hầm các tòa nhà, cao ốc. Riêng nhà dân là 22 điểm, hầm chui 1 điểm.
Về thiệt hại, không có người chết và bị thương. Về tài sản, đánh giá sơ bộ có 114 xe ô tô, 1.228 xe máy bị ngập nước đã được lực lượng chức năng tiến hành bơm nước để cứu kịp thời.
Đến chiều 27/9, Cảnh sát PCCC thành phố vẫn tiếp tục hút nước để chống ngập tại 2 điểm là bãi xe trên đường Nguyễn Siêu (phường Bến Nghé, quận 1) và trường Cao đẳng Giao thông vận tải (quận Tân Phú).
Khó khăn trong công tác cứu hộ là do trời mưa lớn, ngập nhiều nơi, trên khắp các tuyến đường đều bị tình trạng kẹt xe nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng PCCC tiếp cận hiện trường.
Liên quan đến trận mưa ngập,Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cũng đã có những thống kê ban đầu về trận mưa lịch sử tối 26/9.
Hơn 1.200 xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa ngập lịch sử |
Cụ thể, số liệu cho thấy trời bắt đầu mưa lúc 16h45 và mở rộng khắp TP trong 1 tiếng 30 phút với vũ lượng phổ biến từ 101mm - 204,3mm, làm ngập 59 tuyến đường với chiều sâu ngập từ 10cm đến 50cm, diện tích ngập từ 100m2 đến 30.000m2.
Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho rằng, đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ đầu năm, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay. Theo đó, đối với tuyến cống cấp 2 vũ lượng mưa trong 1h30’ ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là 137,7mm. Đối với khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian mưa bắt đầu từ 16h30 đến 17h50, vũ lượng đạt 170,3mm (trạm đo Tân Sơn Hòa) do vậy đã xuất hiện ngập cục bộ tại bãi đậu số 11, 12, 13, 14, 15 với chiều sâu ngập 30cm, tuy nhiên khoảng 1h sau đó nước đã rút hết.
Lực lượng chữa cháy TPHCM có mặt bơm hút nước tại các điểm ngập |
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Gần 1.400 ô tô, xe máy bị nhấn chìm trong trận mưa “lịch sử”Nguồn: LetsGoDigital
Các Sở TT&TT được yêu cầu theo dõi thông tin liên tục trên mạng xã hội để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chủ động đấu tranh ngăn chặn những thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận xã hội về tình hình dịch bệnh và xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Theo mic.gov.vn, ngày 31/1/2020, Bộ TT&TT đã có công văn 267 gửi các cơ quan báo chí, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyên truyền phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra.
Công văn cho hay, dịch bệnh do virus Corona gây ra đang diễn biến rất phức tạp, rất nghiêm trọng. Ngày 31/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh, Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí và Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan báo chí bám sát sự chỉ đạo của Ban Bí thư tại công văn 79 ngày 29/1/2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05 ngày 28/1/2020; thông tin do Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; phản ánh nỗ lực và quyết tâm của các ngành, các cấp và địa phương trong phòng, chống dịch bệnh.
Cùng với đó, các cơ quan báo chí cần tăng thời lượng, số lượng tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao ý thức người dân tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Không lơ là, chủ quan nhưng không được gây hoang mang, lo lắng trong xã hội; không để ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước.
Đồng thời, báo chí cũng cần cập nhật thường xuyên, liên tục, chính xác, đầy đủ trên tất cả loại hình báo chí về diễn biến tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, ngăn chặn lây lan dịch bệnh từ nguồn chính thức của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Conora gây ra, của Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.
“Không sử dụng “tít” và nội dung bài nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc, thận trọng và phải kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài”, công văn của Bộ TT&TT lưu ý.
" alt=""/>Bộ TT&TT: Chủ động ngăn chặn thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về dịch do virus Corona