Hệ thống miễn dịch bẩm sinh kém đặc hiệu hơn vì chúng phản ứng theo cùng một cách với tất cả tác nhân xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Nếu cơ chế này không hiệu quả trước mối đe dọa, hệ thống miễn dịch thích ứng sẽ tiếp quản.
Hệ miễn dịch thích ứng gồm các tế bào máu và protein chuyên biệt nhắm vào nguyên nhân gây nhiễm trùng cụ thể. Chúng có khả năng "ghi nhớ" nên cơ thể có thể miễn nhiễm với một số bệnh cụ thể sau lần tiếp xúc đầu tiên.
Theo bác sĩ Trà Phương, để cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch cần hoạt động tốt. Một số bệnh lý, tác động của thuốc, lối sống như hút thuốc, uống rượu quá mức ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống cũng có thể tác động đến sức khỏe miễn dịch. Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, chức năng hàng rào ruột, quá trình viêm và chức năng bạch cầu.
Chế độ ăn kém khoa học có mối liên hệ với tăng nguy cơ mắc bệnh, dị ứng cao hơn và phản ứng miễn dịch giảm. Cụ thể là nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối cũng như calo.
Ngược lại, chế độ ăn giàu thực phẩm toàn phần như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản và ít thực phẩm chế biến sẵn giảm nguy cơ mắc bệnh, thúc đẩy chức năng miễn dịch.
Sau khi đặt stent, dòng chảy qua động mạch vành của bệnh nhân đã tái thông tốt, tình trạng đau ngực giảm rõ rệt và huyết động ổn định. Anh được chuyển về phòng điều trị tim mạch để theo dõi và tiếp tục điều trị.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử nhưng đáng lưu ý, hơn 90% bệnh nhân đến bệnh viện muộn, đánh mất "giờ vàng" khiến việc điều trị kém hiệu quả, để lại di chứng nặng nề.
Các bác sĩ cảnh báo người dân từ bỏ thói quen hút thuốc lá kéo dài, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Hút thuốc và tăng huyết áp là những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Vì vậy, từ bỏ thuốc lá và kiểm soát huyết áp là những biện pháp thiết yếu để ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.
1. Giúp tóc và da đầu khỏe mạnh
Tác dụng này của nước vo gạo từ lâu đã được coi là bí mật đằng sau mái tóc dài óng mượt của các cô gái Nhật Bản. Phụ nữ Nhật dưới thời Heian (thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên) thường xuyên gội đầu bằng nước vo gạo để duy trì mái tóc khỏe mạnh, óng mượt.
![]() |
Có được tác dụng này là nhờ hàng loạt các vitamin và khoáng chất có trong nước vo gạo. Có thể kể đến những cái tên như axit folic, magie, vitamin B3 và B8, allantoin, selen,... đây là những vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe da đầu, giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc.
Cách sử dụng:
Đầu tiên, bạn làm ướt tóc với nước vo gạo, nhẹ nhàng massage da đầu để nước gạo thấm vào chân tóc, sau đó giữ nguyên tóc từ 10 đến 30 phút trước khi gội lại như bình thường. Kiên trì sau khoảng 2 tháng, bạn có thể nhận ra sự thay đổi khác biệt với mái tóc của mình.
2. Làm dịu da và giúp da căng mịn
Nước vo gạo được ghi nhận với rất nhiều lợi ích dành cho da, như:
- Chống lão hóa
Nước vo gạo lên men được cho là có thể làm tăng việc kích thích sản sinh collagen của da, đồng thời cải thiện những tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Nước vo gạo ngăn ngừa nếp nhăn và cải thiện các vết nám.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Mặc dù không sử dụng như một sản phẩm thay thế cho kem chống nắng, các hóa chất có trong nước vo gạo giúp tăng cường bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.
- Giữ ẩm cho da
Với khả năng làm sạch và giảm kích ứng, nước vo gạo có thể mang lại hiệu quả đối với những ai có làn da khô hoặc da bị chàm.
![]() |
Cách sử dụng:
Sử dụng một miếng bông trang điểm, nhúng vào nước vo gạo và xoa lên vùng mặt và vùng cổ. Để yên trong 15 đến 20 phút để làn da thấm hút những vitamin có trong nước gạo, rồi rửa lại với nước sạch
3. Kích thích cây tăng trưởng
![]() |
Với các vitamin và khoáng chất như đã nói ở trên, nước vo gạo còn được dùng tưới cây để làm giàu tinh bột cho đất, khuyến khích vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, cũng như cung cấp nitơ, phốt pho, và kali cho đất. Một số chuyên gia còn cho rằng, nước vo gạo thậm chí còn tốt hơn các loại phân bón mua bên ngoài.
4. Tác dụng tẩy rửa
Người Trung Quốc đã dùng nước vo gạo như một chất tẩy rửa tự nhiên và không tốn tiền trong nhiều thế kỷ. Đó là nhờ vào tính mài mòn và axit nhẹ của cặn tinh bột có trong nước vo gạo giúp loại bỏ các vết bẩn và cặn khoáng.
![]() |
Nước vo gạo có thể sử dụng để lau chùi thiết bị nhà bếp, vết bẩn trong nhà tắm và thậm chí cả bồn cầu.
Cách sử dụng:
Cọ chỗ bẩn bằng nước vo gạo, để yên trong vài phút rồi rửa lại sạch bằng nước.
Tránh sử dụng nước vo gạo với các mặt bàn hoặc gạch lát bằng đá granit và đá tự nhiên, vì axit có thể làm hỏng lớp phủ sáng của hai loại đá này.
5. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
![]() |
Những người ở thế hệ 7X chắc đã từng nhiều lần uống nước cơm mà không biết rằng đây còn là một loại thuốc tự nhiên. Theo một nghiên cứu từ những năm 1980 được công bố trên tạp chí The Lancet, nước vo gạo đun sôi có tác dụng làm dịu chứng khó tiêu, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa khi mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Cách làm và dự trữ nước gạo
- Nước vo gạo
Đây là cách nhanh và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần chắt phần nước vo gạo khi nấu cơm, để riêng ra. Nước này có thể dùng cho mục đích chăm sóc tóc, làm sạch da và tưới cây.
Nước vo gạo có thể để trong tủ lạnh 3 ngày.
![]() |
- Nước vo gạo lên men
Trong một nghiên cứu năm 2012, các chất lên men chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các chất không lên men. Vì thế, nước vo gạo lên men có tác dụng tốt hơn nước vo gạo thông thường trong việc chăm sóc tóc và da.
Cách làm: Ngâm 1 cốc gạo trong 2 cốc nước trong 24 giờ. Sau đó chắt lấy nước và cho vào tủ lạnh, sử dụng trong vòng 3 ngày.
- Nước gạo đun sôi
Vo sạch gạo, sau đó thêm 4 phần nước vào 1 phần gạo và đun sôi cho đến khi gạo chín rồi lọc lấy nước. Tiếp tục đun phần nước đã lọc thêm một lần nữa. Nước gạo đun sôi có thể trữ trong tủ lạnh trong 7 ngày. Bạn có thể pha loãng để uống nếu thích.
Theo Dân Trí
Các nhà sản xuất thực phẩm ngày nay luôn sử dụng chất phụ gia trong sản phẩm để chúng trông có vẻ tươi ngon hơn và để được lâu hơn. Những thực phẩm như vậy được coi là kém an toàn, có thể gây độc nếu sử dụng lâu dài.
" alt=""/>5 lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo