Tiếp đó, lực lượng Gruzia với sự tham gia của xe tăng, pháo binh, tên lửa phòng không, máy bay, tàu chiến các loại... tổ chức 6 mũi tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của Nam Ossetia, đánh chiếm một số điểm cao xung quanh thủ phủ Tskhinvali, tiến công lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. |
Binh lính Gruzia tham chiến năm 2008. Ảnh: History.com |
Gruzia quyết định tiến công quân sự vào Nam Ossetia là nhằm tái thiết lập quyền kiểm soát tỉnh ly khai này, đánh bật lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ra khỏi khu vực và mở đường cho lực lượng Mỹ-NATO vào, uy hiếp Abkhazia và ép Nga từ bỏ ý định giúp Abkhazia đòi độc lập, tạo điều kiện để NATO nhanh chóng kết nạp Gruzia.
Đến 17h45 ngày 8/8, Gruzia kiểm soát toàn bộ thủ phủ Tskhinvali và khu vực lân cận.
Đáp lại, Nga đã huy động lực lượng hải, lục, không quân phối hợp với các đơn vị LLVT Nam Ossetia và Abkhazia thực hiện chiến dịch “Cưỡng chế hòa bình” nhằm đáp trả hành động quân sự của Gruzia, khẳng định sức mạnh quân sự của Nga tại khu vực, bảo vệ công dân Nga, đồng thời ngăn cản ý định đẩy nhanh tiến trình kết nạp Gruzia vào NATO của Mỹ và phương Tây.
 |
Một đoàn xe quân sự Nga đang vượt núi tiến về nơi giao tranh giữa quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia ngày 9/8/2008. Ảnh: History.com |
Chiến dịch đánh trả của quân đội Nga được tiến hành trên 2 hướng: Nam Ossetia (6 mũi tiến công) và Abkhazia (4 mũi tiến công). Trước đòn tiến công phủ đầu của quân Nga, trưa ngày 11/8/2008, Tổng thống Gruzia Saakashvili phải ký văn kiện ngừng bắn, tuyên bố rút quân khỏi Nam Ossetia và sẵn sàng ký thỏa thuận không sử dụng vũ lực.
Ngày 12/8, phía Nga tuyên bố: “Chiến dịch quân sự của Nga nhằm buộc chính quyền Gruzia phải chấp thuận hòa bình đã đạt được, an ninh cho dân thường và các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga ở Nam Ossetia đã được khôi phục”.
Cuộc chiến tranh 5 ngày đã gây cho cả 2 bên những thiệt hại đáng kể về người và phương tiện. Nhìn chung, quân đội Gruzia đã có bước tiến đáng kể về chiến thuật, nhất là trong tác chiến đô thị. Việc sử dụng lực lượng trinh sát đặc nhiệm, hệ thống tác chiến điện tử.. đã phát huy tác dụng, gây khó khăn cho hệ thống thông tin liên lạc và tác chiến điện tử của Nga. Vũ khí trang bị kỹ thuật được Gruzia sử dụng trong cuộc xung đột này hầu hết là vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên, Gruzia thất bại và chịu thiệt hại nặng là do dự báo không chính xác về mức độ phản ứng bằng quân sự của Nga, khiến kế hoạch tiến công của bị thất bại nhanh chóng và nặng nề.
 |
Binh lính Gruzia di chuyển bằng xe dân sự sau khi xe thiết giáp của họ bị phá hủy gần Gori ngày 11/8/2008. Ảnh: History.com |
Gruzia chưa tổ chức được mạng lưới phòng không hiệu quả; vũ khí chủ yếu lệ thuộc vào nước ngoài; việc xây dựng và bố trí căn cứ chốt chặn tại các tuyến phòng thủ thực hiện chưa tốt; tổ chức điều động lực lượng, hiệp đồng tác chiến và bảo đảm kém; không giữ được bí mật các hoạt động tác chiến; chưa dự báo được khả năng không quân Nga không kích vào sâu trong lãnh thổ nên bị bất ngờ... Hậu quả là quân Gruzia nhanh chóng rơi vào tâm lý hoảng loạn, dẫn đến mất sức chiến đấu.
Nga đã dự báo được ý đồ tiến công quân sự của Gruzia vào Nam Ossetia và đã có sự chuẩn bị cho cuộc xung đột. Đây là cuộc chiến chưa từng có về quy mô cơ động lực lượng và phương tiện trong một thời gian ngắn của quân đội Nga kể từ khi Liên Xô tan rã (1991).
Việc sử dụng các mũi đột kích mạnh của các đơn vị đổ bộ đường không đánh bất ngờ vào hậu phương đối phương đã góp phần làm cho cuộc chiến kết thúc sớm. Đặc biệt, các thủ thuật nghi binh đánh lừa của Nga đã làm cho bộ tham mưu Gruzia hoàn toàn bị bất ngờ cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
Tuy nhiên, kỹ năng tác chiến quy mô lớn của quân Nga chưa thuần thục. Nga mới sử dụng một phần vũ khí hiện đại công nghệ cao nên chưa phát huy được sức mạnh trong tác chiến. Hệ thống thông tin tình báo chưa cung cấp kịp thời các hoạt động di chuyển, bố trí lực lượng của quân Gruzia.
Hệ thống thiết bị điều khiển hoả lực lạc hậu nên không sử dụng các loại bom, đạn, tên lửa có điều khiển với độ chính xác cao. Hệ thống tác chiến điện tử chưa chế áp được hệ thống thông tin liên lạc, điện tử của Guzia. Điều này cho thấy, quân đội Nga thời điểm ấy chưa sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao.
Nguyên Phong
>>> Cập nhật tin quân sự mới nhất trên VietNamNet
" alt=""/>Diễn biến gay cấn của cuộc chiến 5 ngày Nga

Curacao là một đảo quốc nằm ở phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela. |
Curacao nằm ở đâu?
Curacao (viết chính xác là Curaçao) là một đảo quốc nằm ở phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela. Hòn đảo này là một quốc gia phụ thuộc, nằm trong Vương quốc Hà Lan.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Curacao là Willemstad, đây là đảo lớn nhất và cũng đông dân cư nhất, với diện tích 444 km2 đất liền.
Vài nét về Curacao:
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hà Lan, tiếng Papiamento, tiếng Anh.
Đơn vị tiền tệ: Gulden Antille thuộc Hà Lan
Tổng diện tích: 454 km2
Dân số (năm 2017): 160.337 người
GDP (năm 2012): 5,6 tỉ USD
 |
Quốc kì của Curacao. |
Là một quốc gia nhỏ tại châu Mỹ và nằm tại vịnh Caribe nên nước này có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp và là thiên đường du lịch.
Cuộc sống người dân nơi đây (đa phần là người Hà Lan nhập cư) tương đối thanh bình.
Du lịch cũng rất phát triển với nguồn lợi hải sản tuyệt ngon, những bãi cát dài vô tận cùng ánh nắng vàng tràn ngập khắp nơi do nằm gần xích đạo.
Đội tuyển Curacao có mạnh không?
Thực tế, trong các giải đấu quốc tế hay của châu Mỹ, đội Curacao đúng là "không tên tuổi". Tuy nhiên, một vài cái tên đáng chú ý trong đội hình Curacao đang chơi bóng tại Hà Lan và Anh khi nhắc đến có thể nhiều người Việt cũng biết.
.jpg) |
Đội hình đội tuyển Curacao có nhiều cầu thủ đang chơi bóng tại Anh và Hà Lan. |
Ví dụ, thủ môn Eloy Room đang chơi cho PSV Eindhoven, cao 1m90; trung vệ Darryl Lachman đang chơi cho PEC Zwolle, cao 1m89; hậu vệ Shermar Martina đang chơi cho MVV Maastricht, cao 1m80; hậu vệ đội trưởng Cuco Martina (chơi cho Feyenoord, cao 1m85).
Trong khi đó các tiền vệ Shermaine Martina (cao 1m81); tiền đạo Gervane Kastaneer cao 1m85; hay tiền vệ Leandro Bacuna chơi cho Cardiff, cao 1m87 cũng là những cái tên rất đáng chú ý.
Đáng chú ý, do hấp thụ nền bóng đá phương Tây nên các cầu thủ Curacao có lối chơi bóng rất hiện đại. Vị trí thứ 82 trên bảng xếp hạng FIFA mà đội tuyển Curacao đang nắm giữ không phải tự nhiên mà có.
Nhìn cách đội tuyển Curacao đánh bại Ấn Độ với tỉ số 3-1 cho thấy, đẳng cấp của họ với các đội bóng châu Á là khá chênh lệch. Họ hoàn toàn xứng đáng là đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại trận chung kết King’s Cup 2019.
" alt=""/>Curacao là nước nào, bóng đá của họ ra sao?

 |
Trụ sở Huawei ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Kyodo/TTXVN |
Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong tuyên bố Mỹ đã làm leo thang đáng kể bất đồng thương mại và làm gia tăng nguy cơ nổ ra một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông khẳng định Bắc Kinh sẽ tiến hành các bước đi cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo ông Cao Phong, Mỹ cần "điều chỉnh hành động" nếu muốn tiếp tục đàm phán với Trung Quốc nhằm chấm dứt cuộc chiến thuế quan gây tổn thất hiện nay, đồng thời nhấn mạnh đàm phán cần dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, tập đoàn Huawei cho biết mùa thu tới sẽ ra mắt hệ điều hành của riêng mình cho điện thoại thông minh và máy tính bảng tại Trung Quốc. Phiên bản quốc tế của hệ thống trên có thể sẽ ra đời trong quý I hoặc quý II/2020.
Kế hoạch trên được thông báo sau khi "gã khổng lồ" Internet của Mỹ - Google - cho biết sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô làm ăn với Huawei do lệnh cấm của Chính phủ Mỹ. Google hiện có hệ điều hành Android đang được sử dụng đối với hầu hết các loại điện thoại thông minh trên thế giới.
Theo truyền thông Trung Quốc, nền tảng mới có tên "HongMeng" hiện trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ dần thay thế hệ điều hành Android.
Theo TTXVN

Sau Android, đến lượt chip CPU trên smartphone Huawei bị Mỹ vô hiệu hoá
ARM - nhà thiết kế cho những con chip Kirin sẽ ngừng hợp tác với Huawei. Đây là đòn giáng mạnh vào công ty này khi chip Kirin có mặt trên cả những chiếc điện thoại Huawei cao cấp nhất.
" alt=""/>Trung Quốc chính thức kháng nghị Mỹ về lệnh cấm Huawei