![]() |
Nintendo: Công ty được thành lập vào năm 1889 bởi Fusajiro Yamauchi, chuyên sản xuất các bộ bài Hanafuda. Năm 1963, Nintendo lấn sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, trong đó có việc thành lập hãng taxi Daiya, chuỗi nhà nghỉ, nhà hàng và cả mạng lưới truyền hình nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1979, sau khi đầu tư vào công nghiệp điện tử và sản xuất video game, Nintendo mới được thế giới biết tới. |
![]() |
Nokia: Đến nay, cái tên Nokia đã có gần 150 tuổi và hãng khởi nguồn là nhà máy bột giấy ở Phần Lan. Khoảng thời gian đầu, Nokia là công ty đa ngành, đa lĩnh vực. Năm 1967, các công ty con Nokia Ab, công ty cáp Phần Lan và công ty cao su Phần Lan được sáp nhập. Năm 1979, công ty điện thoại vô tuyến Mobira Oy được thành lập, sau đó thống nhất tên gọi là Nokia và kinh doanh điện thoại di động. |
![]() |
Sharp: Tập đoàn công nghệ Sharp của Nhật Bản thành lập vào năm 1912, khi đó hãng là xưởng sản xuất đồ kim loại. Ngoài sản phẩm móc khóa kim loại, họ còn phát minh ra bút chì bấm mang tên Ever Sharp. Năm 1964, Sharp tung ra máy tính transistor đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng phát triển cho tập đoàn công nghệ này. |
Việc biết ai đã unfriend với mình trên Facebook thực sự không vui vẻ gì, thế nhưng tính "tò mò" vẫn làm chúng ta khó lòng kìm hãm được sự hiếu kỳ của mình.
Nếu như trước đây, bạn phải tự tay kiểm tra từng người trong danh sách bạn bè để biết được họ có hủy kết bạn với mình hay không thì giờ đây đã có một công cụ tự động phục vụ cho việc này mang tên "Who deleted me?
Ứng dụng hoạt động trên phương thức:
1 - Sao lưu tất cả danh sách bạn bè trên Facebook của bạn lần đầu sử dụng.
2 - So sánh, đối chiếu với mỗi lần bạn truy cập Facebook.
3 - Lọc ra kết quả và thông báo tới bạn.
"Who deleted me?" chỉ yêu cầu quyền đọc danh sách bạn bè của bạn trên Facebook, công cụ này an toàn và không khiến người dùng phải lo ngại về quyền riêng tư cũng như những băn khoăn về vấn đề bảo mật.
Bên cạnh việc kiểm tra ai đã hủy kết bạn với mình, người dùng cũng có thể theo dõi được những người mà họ đã chủ động hủy kết bạn hay những người đang khóa tài khoản cá nhân của họ trên Facebook. Công cụ hoạt động ổn định và đưa ra kết quả rất nhanh chóng.
Để cài đặt và sử dụng, các bạn có thể truy cập vào website
Link ứng dụng Android và trên iOS
Bạn đọc có thể xem thêm video trải nghiệm tiện ích "Who deleted me?" phía dưới để hiểu rõ hơn về cách sử dụng công cụ này.
Hôm qua, ngày 6/11/2016, Đại học trực tuyến FUNiX đã tổ chức chương trình xDay của tháng 11. xDay là sự kiện kết nối các sinh viên và Mentor (giảng viên, người hướng dẫn) của FUNiX được tổ chức định kỳ hàng tháng. Tại sự kiện, sinh viên FUNiX có cơ hội được giao lưu, đối thoại với các chuyên gia công nghệ phần mềm hàng đầu trong nước, lắng nghe những chia sẻ từ họ, đối thoại với nhà tuyển dụng tương lai, đồng thời thảo luận cùng nhau những vấn đề gặp phải trong quá trình học.
Tại sự kiện xDay diễn ra ngày 6/11, người đứng đầu FPT Software - công ty phần mềm có tới hơn 9.000 cán bộ, nhân viên đã có nhiều chia sẻ tâm huyết với các sinh viên FUNiX. Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ rằng, dù rất bận rộn với công việc nhưng ông vẫn dành thời gian để học các khóa học online về công nghệ để “update” lại kiến thức cho bản thân, đồng thời chuẩn bị cho những dự định công việc sau này. “Những chương trình học online đi kèm với nhiều tiện ích cho phép bạn tiến nhanh hơn và có tư duy mở”, ông Tiến nói.
Với Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, học là một sự đầu tư cho tương lai: “Trong khoảng 5 - 7 năm tới, khi rời khỏi vị trí lãnh đạo hoặc khi nghỉ hưu, tôi không thể nghỉ 15 - 20 năm mà không làm gì được. Lúc đó với tôi, tham gia công tác giảng dạy là cách tốt nhất”.
Theo chia sẻ của ông Tiến, khi bắt tay vào việc học các kiến thức về IoT, Big Data, Data meaning theo các khóa học online, ông mới nhận thấy rằng bằng Tiến sĩ không còn quá quan trọng mà quan trọng nhất là ông được tiếp cận thêm nhiều điều mới, những kiến thức công nghệ cập nhật và qua đó bản thân ông cũng nảy sinh ra nhiều ý tưởng thú vị.
Chia sẻ về quan điểm học tập với các bạn sinh viên, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng việc học phải gắn liền với mục đích cụ thể và thật sự có giá trị thực tiễn, để nó làm động lực học tập và tiến xa cho sự nghiệp mỗi người. “Muốn có tư duy toàn cầu thì bạn phải học cái mới nhất, cái làm ra tiền, bạn mới có động lực. Ở FUNiX, bạn được chọn đúng thầy, làm đúng nghề, không học những thứ phù phiếm và học xong đi kiếm tiền luôn”, ông Tiến nhấn mạnh.
Người đứng đầu FPT Software nhận định, các khóa học online hiện tại trên mạng thiết kế tương đối khoa học, dễ hiểu và có tính tương tác cao. Bên cạnh đó, tại Đại học trực tuyến FUNiX, việc học online còn kết hợp cùng sự hỗ trợ từ các chuyên gia đang làm việc trực tiếp trong nghề, cộng với sự tự chủ của sinh viên và tư duy mở, quan điểm "hỏi quan trọng hơn nghe", "dỗ quan trọng hơn dạy” sẽ giúp các sinh viên rèn luyện được cách tư duy giải quyết vấn đề. Vì vậy, việc học tại FUNiX giúp các bạn trẻ “lội ngược dòng nhanh” và thay đổi bản thân thích ứng với những điều mới nhất của ngành công nghệ.
Cũng tại sự kiện xDay diễn ra ngày 6/11, Chủ tịch FPT Software chia sẻ với các sinh viên FUNiX ba giá trị cần có để các bạn đang theo đuổi lĩnh vực CNTT gặt hái được thành công cho mình, đó là biết kế thừa, biết thay đổi và biết đổi mới.
" alt=""/>Chủ tịch FPT Software: “Học cái mới nhất, cái làm ra tiền, bạn mới có động lực”