
Tôi nên cưới vợ rồi vợ chồng tích cóp dần để mua nhà, hay bao giờ tự mua được nhà rồi mới nghĩ đến chuyện yêu đương, lấy vợ?>>Liều mua nhà tiền tỷ ở Hà Nội dù chỉ có 300 triệu
Vợ chồng trẻ có 800 triệu nên mua nhà đất hay chung cư ở Hà Nội?
Tôi sinh năm 1988, quê ở một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình. Tôi học đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin ở Hà Nội, sau khi ra trường thì làm việc luôn tại Hà Nội. Tính ra tổng thời gian sinh sống của tôi ở Hà Nội đã được hơn 10 năm. Ngần ấy năm gắn bó với nơi "đất chật người đông" này, tôi hiểu rõ sự khắc nghiệt của nó. Tuy nhiên, tôi luôn muốn định cư lâu dài ở Hà Nội vì tại đây, tôi mới có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp và kiếm tiền.
Sau khi tốt nghiệp ra trường được 1 năm, tôi có bạn gái. Chúng tôi bằng tuổi nhau và có rất nhiều điểm chung như cùng ở quê lên Hà Nội, làm cùng ngành công nghệ thông tin, tính cách mạnh mẽ và sống rất thực tế. Kể từ khi yêu nhau, cô ấy động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc. Tôi đã nghĩ, cô ấy chính là một nửa mảnh ghép của cuộc đời mình. Thế nhưng, mối tình đầu đẹp đẽ ấy đã kết thúc trong đau đớn, chỉ bởi cô ấy luôn quan niệm "sẽ chỉ kết hôn với người đã có nhà Hà Nội". Trong khi, "giấc mơ nhà Hà Nội" với một chàng trai xuất thân miền núi, gia cảnh khó khăn như tôi lúc đó là điều quá xa vời.
 |
Tôi không muốn mua được cái nhà mà lúc nào cũng áp lực "còng lưng trả nợ", vì cái nhà mà vợ con phải chắt bóp, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu...(Ảnh minh hoạ). |
Chia tay mối tình đầu đầy tiếc nuối, tôi mang theo nỗi ám ảnh "chưa có nhà Hà Nội". Tôi mải mê làm việc và cũng có nhiều thành tựu, được công ty tăng lương, khen thưởng. Tuy nhiên, vì là một công ty tư nhân nhỏ, nên dù là nhân viên xuất sắc, mức lương hiện nay của tôi cũng chỉ khoảng 15 triệu đồng/tháng, ngoài ra tôi còn nhận làm thêm ở chỗ khác, kiếm thêm được tầm 5 triệu/tháng. Tổng thu nhập 20 triệu đồng/tháng không phải là quá tệ, nhưng để tích lũy, mua nhà vẫn là điều "không tưởng". Đó cũng là lý do, khi gặp gỡ, hẹn hò các cô gái, tôi luôn để ý thăm dò xem họ có coi trọng vật chất, có quan tâm đến chuyện mua nhà Hà Nội không.
Mãi hơn 1 năm gần đây, tôi mới có bạn gái mới. Cô ấy kém tôi 5 tuổi, xinh xắn, hiền lành, gia đình có điều kiện. Thời gian đầu yêu nhau, cô ấy luôn nói với tôi rằng "chuyện nhà cửa không quan trọng". Tuy nhiên gần đây, tôi thấy bạn gái có nhiều đổi khác trong suy nghĩ. Mỗi lần hai đứa đi chơi với nhau, cô ấy hay kể chuyện người nọ, người kia mua được nhà trả góp hoặc bạn cô ấy mới lấy chồng đã có ngay căn nhà 2 - 3 tỷ bố mẹ chồng tặng. Những câu chuyện này lại khiến tôi áp lực và nỗi ám ảnh "chưa có nhà Hà Nội" năm nào lập tức trỗi dậy.
Hôm vừa rồi, cô ấy còn chia sẻ rằng, cưới nhau xong hai đứa ở trọ cũng được nhưng khi đã có con thì không ở tiếp tục cảnh thuê trọ. Sau khi cưới khoảng 1 năm, hai vợ chồng phải cố gắng vay mượn thêm, mua được căn nhà trả góp, "an cư" rồi mới tính tới "lạc nghiệp". Tôi có phân tích trước sau gì cũng sẽ mua nhà, nhưng phải đợi thêm một thời gian chứ không thể gấp như thế được. Tôi không muốn mua được cái nhà mà lúc nào cũng áp lực "còng lưng trả nợ", vì cái nhà mà vợ con phải chắt bóp, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu...
Nhiều bạn bè của tôi khuyên rằng đừng suy nghĩ thực tế quá, ở quê nghèo khó thế sao người ta vẫn lấy nhau, vẫn hạnh phúc, con đàn cháu đống đấy thôi. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại thì thấy, ở quê dẫu không tiền thì có gì ăn nấy, không nhà cao cửa rộng thì ai cũng có "mảnh đất cắm dùi". Còn ở nơi "đất chật người đông" như Hà Nội này, hai vợ chồng phải sống cảnh nhà thuê, tằn tiện từng đồng để cố mua được một ngôi nhà thì khốn khó đủ đường!
Vậy tôi nên liều cưới vợ rồi mua nhà, hay bao giờ tự mua được nhà rồi mới nghĩ đến chuyện yêu đương, lấy vợ? Tôi đang rất băn khoăn và áp lực. Mong nhận được ý kiến tư vấn của mọi người!
Hoàng Dũng (Hà Nội)

Phụ nữ độc thân tự mua nhà chỉ có... ế?
Tôi thành thực khuyên bạn đừng dại dột mua nhà, bởi mua xong chỉ có... ế!
" alt=""/>không dám lấy vợ vì chưa mua được nhà Hà Nội

 |
Tỷ phú Li Shufu - chủ tịch Geely cùng các lãnh đạo cấp cao của Volvo. Ảnh: Financial Times. |
Một trong những thương vụ đầu tiên, mở đầu cho phong trào này là việc Geely mua lại thương hiệu Thụy Điển Volvo từ Ford vào năm 2010. Sau đó, Geely đổ 10 tỷ USD để tái thiết Volvo, đưa thương hiệu xe phổ thông tại châu Âu lên thành xe sang. Nhờ đó, doanh số Volvo tăng trưởng nhanh ở cả châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Tuy nhiên, Geely khá thận trọng khi không làm xáo trộn Volvo, vẫn giữ nguyên các nhà máy tại Thụy Điển, Bỉ và Malaysia (có từ năm 1967). Bên cạnh đó, hãng này cho mở thêm các nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và đầu tư để phát triển công nghệ cho những ''xe an toàn nhất châu Âu''.
Việc cải tổ nội bộ duy nhất có lẽ là việc tách phân hiệu hiệu suất cao Polestar thành một thương hiệu xe điện riêng. Có thể thấy, ngoài việc không làm xáo trộn nội bộ của Volvo, Geely cũng khá thông minh với nước bài ''đi ngầm'', không vội khuếch trương để tránh việc Volvo bị áp đặt là ''xe Trung Quốc'' như các thương hiệu đi trước đã bị.
MG
 |
Sau khi được tập đoàn ôtô Nam Kinh mua lại, doanh số của MG được cải thiện do được mang đến Trung Quốc. Ảnh: Nikkei. |
Một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng ngành công nghiệp ôtô Anh những năm 1990 - hãng MG lâm vào bờ vực phá sản. Tháng 2/1994, BMW vung hơn 800 triệu bảng để cứu vớt MG cùng với tập đoàn Rover. Tình hình MG vẫn không khả quan nên lại tiếp tục bị BMW bán lại cho Phoenix Consortium vào năm 2000.
MG vẫn chưa được ''an cư'' khi tiếp tục bị bán lại cho tập đoàn ôtô Nam Kinh của Trung Quốc. Ban đầu, tập đoàn Nam Kinh dự tính mua lại Land Rover nhưng lại chậm chân hơn Ford nên đành chuyển sang MG như một sự thay thế. Sau khi mua MG, tập đoàn Nam Kinh sáp nhập MG với SAIC Motor và MG đã có những bước phát triển đầu tiên sau hơn 20 năm lận đận.
Proton
 |
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ra mắt chiếc SUV đầu tiên của Proton sau khi về tay Geely. Ảnh: AP News |
Sau khi đặt chân vào châu Âu với Volvo, Geely tiếp tục nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Tháng 6/2017, Geely chính thức mua lại 49,9% cổ phần của Proton - hãng xe nội địa Malaysia. Đây là thương vụ có lợi cho đôi bên. Nhờ Geely mà Proton được thừa hưởng các công nghệ tiên tiến từ châu Âu lên khung sườn, động cơ nhưng vẫn giữ giá bình dân, vẫn là ''xe nội địa''. Nhờ Proton, Geely chạm chân được vào thị trường Malaysia và xa hơn là cả Đông Nam Á - nơi vốn không chuộng xe Trung Quốc.
Lotus
 |
Ngoài việc sở hữu Proton, tập đoàn Zhejiang Geely Holding cũng sở hữu luôn thương hiệu Lotus đến từ Anh với 51% cổ phần. Ảnh: Wall Street Journal. |
Thương vụ Proton được ví là thương vụ ''mua 1 được 2'' của Geely. Ngoài việc sở hữu Proton, tập đoàn Zhejiang Geely Holding - hãng mẹ của Geely cũng sở hữu luôn thương hiệu Lotus đến từ Anh với 51% cổ phần. Proton đã thâu tóm hãng xe thể thao của Anh từ năm 1996. Có thể thấy, từng nước cờ thu mua của Geely đều có tính toán. Chỉ với 2 thượng vụ mà họ đã thâu tóm được 3 hãng xe với 3 phân khúc khác nhau (Volvo: xe sang, Lotus: xe thể thao và Proton: xe bình dân) ở 2 châu lục.
Tương tự MG, Lotus có thời gian lận đận sau khủng hoảng nền công nghiệp ôtô Anh. Sau đó, Lotus được tỷ phú ''điên'' người Italy Romano Artioli mua lại từ General Motors vào năm 1993. Người ta gọi Romano Artioli là kẻ điên vì ông đã từng hủy hoại Bugatti sau khi mua lại hãng siêu xe Pháp năm 1987. Rất may cho Bugatti khi sau đó Artioli chịu bán thương hiệu này cho Volkswagen vào năm 1998.
Daimler
 |
Geely mua lại 9,69% cổ phẩn của Daimler với giá 9 tỷ USD, qua đó trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong tập đoàn nước Đức. Ảnh: Electrek. |
Thương vụ đình đám và tốn nhiều giấy mực nhất là thương vụ Geely mua lại 9,69% cổ phẩn của Daimler - công ty mẹ của Mercedes-Benz vào đầu năm 2018. Thương vụ này tiêu tốn của Geely khoảng tiền 9 tỷ USD.
Sau khi trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong tập đoàn nước Đức, Geely dự định mang thương hiệu Lynk & Co đến với châu Âu từ giữa năm 2019. Bên cạnh đó, Geely cũng đầu tư để cùng với Daimler đẩy mạnh phát triển xe điện và xe tự lái. Khác với những nhà đầu tư chỉ để hưởng lợi, Geely luôn rót những khoản tiền khổng lồ để phát triển những nơi mà công ty này có cổ phần.
Benelli
 |
Dù xuất xứ từ Italy nhưng Benelli vẫn bị gắn mác ''môtô Trung Quốc'' do chất lượng sản phẩm đi xuống. Ảnh: Benelli. |
Không chỉ quan tâm đến các hãng ôtô, môtô cũng là dòng sản phẩm mà Geely nhắm đến. Đúng một tháng sau khi hoàn tất thủ tục mua 9,69% cổ phẩn của Daimler, Geely tiếp tục mua thêm 29,77% cổ phần của Qianjiang - công ty xe máy lớn thứ hai của Trung Quốc. Điều đặc biệt là Qianjiang chính là công ty sở hữu thương hiệu môtô Italy Benelli.
Sau khi về tay Qianjiang, Benelli nhanh chóng trở thành ''môtô Trung Quốc'' với chất lượng xe khá tệ dù ra mắt xe mới thường xuyên. Việc này đến từ Qianjiang mang nhà máy Benelli về Trung Quốc, sử dụng vật liệu, phụ tùng của Trung Quốc. Việc Geely mua lại Qianjiang cũng hứa hẹn thương hiệu Benelli sẽ được đầu tư đúng mức và có thể trở lại đúng tầm.
Ngoài việc sở hữu những hãng xe danh tiếng, các đại gia Trung Quốc còn từng bước tiến vào các hãng xe khác. Tháng 2/2014, tập đoàn ôtô Đông Phong bỏ ra 1,1 tỷ USD để mua lại 14% cổ phần của tập đoàn xe hơi Pháp PSA - đơn vị sở hữu hãng xe Citroen. Tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Tencent cũng đổ 1,8 tỷ USD để đổi lấy 5% cổ phần của Tesla hồi tháng 3/2017.
(Theo Zing)

3 ngày, thêm 5 mẫu ô tô giảm giá sốc siêu hấp dẫn, đến 100 triệu
Trong tuần thứ hai của tháng 5, thị trường ô tô Việt ghi nhận thêm 5 mẫu xe ô tô hot, có mẫu từng cháy hàng tung chiêu giảm giá cực sốc khiến người tiêu dùng không khỏi bất ngờ. Mức giảm cao nhất tới 100 triệu đồng.
" alt=""/>Tỷ phú Trung Quốc chi hàng chục tỷ USD thôn tính các hãng xe thế giới

 |
|
Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách kích hoạt Face Unlock trên Google Pixel 4 và Google Pixel 4 XL.
Để bắt đầu, bạn mở trình đơn Quick Settings bằng cách vuốt từ trên xuống dưới hai lần. Sau đó, bấm nút hình bánh răng để mở trình đơn Settings.
Hoặc, bạn chỉ cần mở ứng dụng Settings từ danh sách các ứng dụng trên màn hình chính.
Tiếp theo, bạn di chuyển xuống dưới một chút và chọn tùy chọn Security.
Để có thể sử dụng Face Unlock, trước hết bạn cần đặt mật khẩu khóa màn hình tại phần Screen Lock. Chọn tùy chọn Screen Lock, sau đó làm theo các hướng dẫn trên màn hình để đặt mật khẩu, mã PIN, hoặc mật khẩu hình vẽ cho điện thoại.
Tiếp theo, bạn chọn tùy chọn Face Unlock để cài đặt tính năng nhận diện khuôn mặt.
Ở màn hình hiện ra, điện thoại sẽ mô tả cách thức hoạt động của Face Unlock, đồng thời hiển thị cảnh báo tính năng này hoạt động ngay cả khi bạn không nhìn trực diện vào thiết bị. Bấm nút Next để tiếp tục.
Kế đến, Pixel 4/4 XL sẽ hướng dẫn bạn cách cầm điện thoại và xoay đầu để cài đặt Face Unlock. Bấm nút Start để tiến hành thiết lập.
Bây giờ, bạn làm theo các hướng dẫn trên màn hình cho đến khi tất cả các ô màn xanh biến mất.
Hoàn tất, bạn bấm nút Done.
Để kiểm tra Face Unlock đã hoạt động hay chưa, bạn khóa màn hình thiết bị, sau đó chạm tay lên màn hình hoặc bấm nút nguồn. Nếu bạn thấy điện thoại tự động mở khóa nghĩa là bạn đã thiết lập Face Unlock thành công và ngược lại.
Ca Tiếu (theo How-to geek)

Cách dùng tính năng tạo phụ đề theo thời gian thực trên Google Pixel 4 và Pixel 4 XL
Được ra mắt cùng với Google Pixel 4 và Pixel 4 XL, Live Caption là tính năng tạo phụ đề cho video hoặc file ghi âm theo thời gian thực.
" alt=""/>Cách kích hoạt Face ID trên Google Pixel 4 và Pixel 4 XL