
Theđếthời tiết maio nguồn tin trên 3Gweek.net, hãng Telkomsel sẽ phân phối iPhone 3G trên thị trường Indonesia.
Theđếthời tiết maio nguồn tin trên 3Gweek.net, hãng Telkomsel sẽ phân phối iPhone 3G trên thị trường Indonesia.
Đối với tuyến cáp APG, như ICTnews đã đưa tin, vào chiều ngày 26/7, hệ thống cáp biển này đã xảy ra sự cố trên phân đoạn S3, cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) khoảng 416km. Do nguồn từ trạm Chongming của tuyến cáp biển APG đang nuôi trục chính đến S1.7, nên khi xảy ra sự cố trên phân đoạn S3 thì không còn nguồn đến S1.7. Kết quả là, toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam chạy qua trục chính trên cáp APG đến Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Nhật Bản đều bị ảnh hưởng.
Ngay sau khi xảy ra sự cố cáp biển, các nhà mạng đã nhanh chóng lên phương án định tuyến lại dung lượng. Đồng thời, phối hợp với hệ thống APG để làm việc với nhà thầu nghiên cứu phương án cấu hình lại nguồn nhằm khôi phục lưu lượng trên trục chính sớm nhất.
Kết quả, ngày 28/7, hệ thống đã thống nhất với đề xuất của NEC về phương án cấu hình lại nguồn. Sau khi được cấu hình lại nguồn, toàn bộ lưu lượng kết nối từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore qua trục chính tuyến cáp APG đã được khôi phục. Trong khi đó, lưu lượng kết nối đến Nhật Bản, Malaysia của tuyến cáp biển này vẫn bị ảnh hưởng.
Thời điểm hiện tại, các nhà mạng tại Việt Nam vẫn chưa nhận được thông báo về kế hoạch sửa chữa, khắc phục các sự cố trên 2 tuyến cáp biển AAG và APG.
AAG là tuyến cáp biển được đưa vào vận hành từ hơn 12 năm trước, có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp bắt đầu từ Malaysia và điểm cuối tại Mỹ, nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, AAG đã nhiều lần gặp sự cố. Dẫu vậy, trên thực tế, theo các chuyên gia, hiện lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Nguyên nhân được lý giải là do, về mặt kinh tế AAG vẫn là tuyến cáp có giá thành hợp lý nhất. Bởi vậy, trong cơ cấu sử dụng của các nhà mạng, AAG vẫn là một thành tố quan trọng, đặc biệt với các nhà mạng lớn có nhiều người dùng Internet di động.
Được đưa vào khai thác muộn hơn, từ giữa tháng 12/2016, APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam và được đánh giá là tuyến cáp biển góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Vân Anh
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được xác nhận gặp sự cố vào gần 16h ngày 26/7. Sự cố lần này gây mất kết nối trên toàn tuyến, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế của người dùng Việt Nam.
" alt=""/>2 tuyến cáp quang biển APG, AAG đều đang gặp sự cốNguyên mẫu chiếc máy tính Apple Computer A từng thuộc sở hữu của cố CEO Apple – Steve Jobs hiện đang được bán đấu giá – với mức giá thấp nhất có thể chiến thắng đấu giá là 500.000 USD, do công ty đấu giá RR Auction thực hiện.
Chiếc máy tính mang tính lịch sử này từng được cho là đã thất lạc và chỉ vừa được tìm thấy gần đây. Thiết bị được chính nhà đồng sáng lập Apple – Steve Wozniak hàn bảng mạch bằng tay năm 1976 – đúng năm thành lập của Apple.
Thực tế, Apple Computer A không phải 1 thiết bị có hình khối giống những chiếc máy tính cá nhân mà chúng ta thấy ngày nay mà chỉ là một bảng mạch với các con chip và dây điện – được thương hiệu hóa với dòng chữ in nổi "Apple Computer A 76".
"Bản dùng thử" có giá trị lịch sử cao nhất này từng được Steve Jobs chào bán cho Paul Terrell – chủ sở hữu thương hiệu The Byte Shop, một trong những cửa hàng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Và chính Paul Terrell là người khuyến khích Steve Jobs hãy phát triển bản thương mại của sản phẩm này thay vì chỉ để nó dưới dạng những bảng mạch loằng ngoằng.
Bảng mạch và 2 nhà đồng sáng lập Apple định chào bán sử dụng ngôn ngữ lập trình BASIC để tương tác. Người dùng cần mang theo bộ lưu trữ, bộ cấp nguồn và bàn phím riêng để có thể sử dụng.
Steve Jobs lúc đầu chỉ định bán bảng mạch với giá 40 USD nhưng nhận được tư vấn của Paul Terrell, ông đã phát triển phiên bản hoàn chỉnh của Apple 1.
The Byte Shop sau đó đã đặt mua 50 chiếc với giá 666.66 USD/sản phẩm và trở thành cửa hàng đầu tiên trên thế giới bán máy tính Apple 1. Có thể nói, Terrell chính là người đặt nền móng cho sự thay đổi của Apple – từ hoạt động mang tính cá nhân hóa nhỏ lẻ trong "Apple Garrage" trở thành công ty công nghệ khổng lồ trị giá 2.5 nghìn tỷ USD như ngày nay.
Apple Computer A chính thức lên sàn đấu giá từ ngày 20/7 và cho tới ngày 29/7 đã có mức giá đấu lên tới hơn 400.000 USD. Ngày kết thúc đấu giá cho sản phẩm này là ngày 18/8.
"Rất ít cổ vật của Apple được đánh giá là hiếm có và có giá trị lịch sử cao như nguyên mẫu Apple 1 này. Nó đã nằm trong Apple Garage suốt nhiều năm qua", RR Auction cho biết. Theo đơn vị tổ chức đấu giá, vẫn chưa rõ chủ sở hữu hiện tại của nguyên mẫu Apple 1 nhưng người bán giấu tên cho biết họ đã nhận được thiết bị từ chính tay Steve Jobs khoảng 30 năm trước.
"Chiếc Apple Computer A được đem đi đấu giá hoàn toàn trùng khớp với tấm ảnh được Terrell chụp vào năm 1976 lúc ông sử dụng thử nguyên mẫu. Thiết bị cũng đã được chuyên gia về Apple-1 Corey Cohen kiểm định và xác nhận là hàng chuẩn" – RR Auction cho biết thêm.
Tuy nhiên, dựa trên một số hình ảnh, nguyên mẫu Apple 1 không còn nguyên vẹn hoàn toàn mà đã bị mất một mảng góc trên bên phải dường như là do bị tháo rời ra. Bức ảnh Polaroid từ năm 1976 mà RR Auction cung cấp cho thấy đây từng là một bảng mạch hoàn chỉnh.
![]() |
Sản phẩm Apple Computer A đang được RR Auction bán đấu giá là một bảng mạch có vẻ không hoàn chỉnh. |
"Tình trạng hiện tại của bảng mạch đã cho thấy quyết định vào lúc đó của Steve Jobs. Ông cho rằng nguyên mẫu này không chỉ đơn giản để cất giữ mà còn có thể tái sử dụng. Ông đã lấy một vài vi mạch ra để sử dụng trong những khâu chế tác đầu tiên cho máy tính Apple 1 như vi xử lý và các linh kiện khác", RR Auction cho biết thêm.
Một số máy tính Apple-1 hiếm đã được bán đấu giá trong những năm gần đây. Một trong những chiếc máy tính Apple-1 đầu tiên được bán với giá gần 1 triệu USD vào năm 2014. Một chiếc Apple-1 khác được bán vào năm 2013 với giá hơn 600.000 USD. RR Auction cũng đã bán một chiếc Apple-1 đang hoạt động vào năm 2020 với giá 375.000 USD, cao hơn 75.000 USD so với giá bán dự kiến của nó.
Sự hình thành của đế chế nghìn tỷ USD Apple:
Năm 1976: Các nhà sáng lập Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập công ty vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 khi họ bắt đầu bán các bộ máy tính cho những người có sở thích, mỗi bộ đều do Wozniak chế tạo thủ công.
Sản phẩm đầu tiên là Apple I.
1977: Apple phát hành Apple II vào tháng 6, đây là chiếc PC đầu tiên được sản xuất cho thị trường đại chúng.
1981: Jobs trở thành chủ tịch.
1984: Macintosh được giới thiệu trong thời gian quảng cáo cho Super Bowl và sau đó chính thức được công bố trong một sự kiện ra mắt. Nó đã bị ngừng sản xuất một năm sau đó và Jobs rời công ty.
1987: Apple phát hành Macintosh II, máy Mac màn hình màu đầu tiên.
1997: Apple thông báo họ sẽ mua lại phần mềm NeXT trong một thỏa thuận trị giá 400 triệu USD liên quan đến việc Jobs trở lại Apple với tư cách là Giám đốc điều hành tạm thời. Anh chính thức nhận vai vào năm 2000.
2001: Apple giới thiệu iTunes, OS X và iPod thế hệ đầu tiên.
Máy nghe nhạc iPod MP3 đầu tiên được phát hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2001, tại một sự kiện ở Cupertino và có thể chứa tới 1.000 bài hát.
2007: Apple trình làng iPhone.
2010: iPad đầu tiên được công bố.
2011: Jobs từ chức năm 2011 vì bệnh tật, trao lại chức vụ CEO cho Tim Cook. Jobs qua đời vào tháng 10 vì bệnh ung thư tuyến tụy.
2014: Apple trình làng Apple Watch. Nó cũng tiết lộ những chiếc iPhone lớn hơn đầu tiên của mình - 6 và 6 Plus.
2015: Sau khi mua Beats từ Dr Dre, Apple đã tung ra Apple Music để cạnh tranh với Spotify và các dịch vụ phát trực tuyến nhạc khác.
2016: Apple "trở lại cội nguồn" và công bố iPhone SE 4 inch - sản phẩm từng mang lại thành công cho "Táo khuyết" trong quá khứ. Trong khi đó, công ty đang vướng vào một cuộc chiến pháp lý với FBI, liên quan đến việc cơ quan này yêu cầu quyền truy cập vào chiếc điện thoại bị khóa mà Syed Farook sử dụng, người đã bị tiêu diệt trong một vụ xả súng sau khi thực hiện một vụ tấn công chết người vào tháng 12 ở San Bernardino, California cùng vợ. Lệnh tòa đã được bãi bỏ vào ngày 28 tháng 3 sau khi FBI cho biết một bên thứ ba có thể mở khóa thiết bị.
Năm 2017: Apple giới thiệu iPhone X, loại bỏ nút Home để nhường chỗ cho thiết kế màn hình tràn cạnh tương lai và hệ thống FaceID mới sử dụng cảm biến và tia laser tiên tiến để mở khóa điện thoại chỉ bằng khuôn mặt của chủ sở hữu.
Năm 2018: Lần đầu tiên cho công ty, Apple giới thiệu các tính năng mới trong hệ điều hành mới nhất của mình, iOS 12, khuyến khích người dùng quản lý và dành ít thời gian hơn trên thiết bị của họ. Động thái này được đưa ra bởi một lá thư mạnh mẽ từ các cổ đông kêu gọi công ty giải quyết vấn đề nghiện điện thoại thông minh ngày càng tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Năm 2019: Vào tháng 1, Apple báo cáo sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận đầu tiên trong một thập kỷ. Giám đốc điều hành Tim Cook một phần đổ lỗi cho doanh thu từ Trung Quốc giảm mạnh.
Năm 2022: Apple công bố doanh thu tăng mạnh trở lại, phần vì COVID-19 bị đẩy lùi, phần vì thành công từ thế hệ iPhone 13.
(Theo VTV)
Kể từ khi lên nắm vị trí CEO của Apple cho đến nay Tim Cook đã “tại vị” được gần 11 năm, mặc cho những thành công ông mang về cho Táo Khuyết thì vẫn không ít người dùng không hài lòng với cách vận hành công ty của ông.
" alt=""/>Vì sao kỷ vật của Steve Jobs luôn có giá tới vài trăm nghìn USD?Ngày 1/8, Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Ashwini Vaishnaw cho biết, nước này đã bán được 1,5 nghìn tỷ rupee (19 tỷ USD) băng tần. Reliance Jio, nhà mạng không dây lớn nhất Ấn Độ, mua 24.740 MHz với giá 880,78 tỷ rupee. Các đối thủ nhỏ hơn như Bharti Airtel và Vodafone Idea chi lần lượt 430,8 tỷ rupee và 188 tỷ rupee. Quyền sở hữu băng tần 5G vô cùng quan trọng, có thể quyết định hãng nào sẽ chi phối kỷ nguyên số tại đất nước tỷ dân.
Số tiền khổng lồ mà tập đoàn của tỷ phú Ambani bỏ ra nhấn mạnh việc chuyển đổi từ gã khổng lồ năng lượng sang ông lớn công nghệ, quy trình chỉ có thế tăng tốc với sự giúp đỡ của các tần số 5G. Bharti và Vodafone Idea cũng cần 5G để giành lại thị phần từ Reliance Jio cũng như thúc đẩy lợi nhuận.
Utkarsh Sinha, Giám đốc điều hành tại ngân hàng đầu tư Bexley Advisors, cho rằng các cuộc đấu giá hiện nay đều rất sôi động do những người tham gia đều muốn chiếm thị phần lớn nhất. Đặc biệt, sự xuất hiện của một người chơi bất ngờ - Adani Data Networks của tài phiệt Gautam Adani – đã khiến các nhà mạng trả giá quyết liệt hơn. Adani Data Networks muốn mua băng tần để phát triển mạng 5G riêng tư.
Trong một tuyên bố, Reliance Jio nói sẽ triển khai mạng 5G hiện đại nhất thế giới trên khắp Ấn Độ. Đồng thời, băng tần 700MHz độc nhất vô nhị biến Reliance Jio trở thành nhà mạng duy nhất “cung cấp dịch vụ 5G đích thực trên cả nước”. Hãng đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ 5G và dự định ra mắt trên toàn quốc trong thời gian sớm nhất.
Đây là lần đầu tiên tập đoàn của hai ông trùm Adani và Ambani đối đầu nhau vì cùng một loại tài sản, khiến cho cuộc đấu giá được theo dõi sát sao. Ông Ambani đã tạo sự đột phá trên thị trường viễn thông Ấn Độ vào năm 2016 với các dịch vụ siêu rẻ và thống trị từ đó tới nay.
Theo Bloomberg, đấu giá băng tần giúp ích lớn cho tài chính của chính phủ Ấn Độ trong thời điểm cần nguồn vốn để đối phó với lạm phát và thâm hụt tài chính. Số tiền thu được còn cao hơn cả ước tính của công ty xếp hạng ICRA. Chính phủ Ấn Độ đã bán được 51.236 MHz băng tần, tương đương 71% của 72.098 MHz đem ra đấu giá vào ngày thứ bảy của đợt đấu giá bắt đầu từ ngày 26/7. Ấn Độ cho phép sử dụng băng tần trong 20 năm đối với các băng tần từ 600 MHz đến 26 GHz và nới lỏng các điều khoản thanh toán.
Các công ty có thể trả toàn bộ hoặc trả trước một phần trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc đấu giá. Họ cũng có phương án thanh toán chia đều thành 20 đợt hàng năm.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Các linh kiện quan trọng tăng giá mạnh khiến quá trình triển khai 5G và phát triển trung tâm dữ liệu trở nên chậm chạp.
" alt=""/>Ấn Độ thu 19 tỷ USD từ đấu giá băng tần