Sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ trên tem bưu chính
Riêng về đề tài tem bưu chính kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, kể từ năm 1954 đến nay, đã có 7 bộ tem tái hiện sự kiện lịch sử này được bưu chính Việt Nam phát hành. Trong đó, bộ tem đầu tiên có tên ‘Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954)’ được phát hành ngay trong tháng 10/1954, gồm 4 mẫu tem cùng thể hiện hình ảnh người chiến sĩ Điện Biên đứng hiên ngang trên nóc hầm tướng Pháp De Castries, song giữa các mẫu tem được thay màu và đổi giá, với các giá mặt tem lần lượt là 10 đồng, 50 đồng, 150 đồng và 0,6 kg thóc. Mẫu thứ tư của bộ tem được in giá mặt tem bằng thóc, được dùng làm tem sự vụ (loại tem được phát hành để chuyên sử dụng trong việc chuyển phát thư từ công vụ - PV).
Đặc biệt, tác giả thiết kế bộ tem bưu chính ‘Chiến thắng Điện Biên (7/5/1954)’, họa sĩ Bùi Trang Chước, là người Việt Nam đầu tiên vẽ tem bưu chính ở Đông Dương và là họa sĩ vẽ mẫu quốc huy Việt Nam, cũng là tác giả thiết kế nhiều bộ tem quý trong lịch sử tem bưu chính Việt Nam, tiêu biểu là: ‘Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh’ gồm 3 mẫu phát hành năm 1951; ‘Cải cách ruộng đất’ gồm 7 mẫu phát hành năm 1955; ‘Mừng Chính phủ về Thủ đô (1/1/1955)’ gồm 4 mẫu, phát hành năm 1956; ‘Đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan’, ‘Anh hùng Cù Chính Lan (1930 -1952)’, ‘Trần Đăng Ninh (1910 – 1955’ và ‘Anh hùng Mạc Thị Bưởi (1927-1951)’ cùng được phát hành năm 1956…
Kể từ đó cho đến nay, định kỳ 10 năm một lần, bưu chính Việt Nam tổ chức thiết kế, phát hành bộ tem bưu chính kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm và 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Là một trong những bộ tem bưu chính đẹp theo đánh giá của nhiều nhà sưu tập tem, ‘Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ' cũng là bộ tem duy nhất trong các bộ tem bưu chính về chiến thắng Điện Biên Phủ được in ở nước ngoài, cụ thể là tại nước bạn Cuba.
Bộ tem ‘Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ' do họa sĩ Huy Toàn thiết kế, gồm 7 mẫu tem cùng 1 mẫu blốc, với tổng giá mặt bộ tem là 30 đồng và được phát hành ngày 7/5/1984. Cùng với blốc tem ‘Bộ chỉ huy và bản đồ mặt trận’, các mẫu tem của bộ tem kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tái hiện lại những hình ảnh điển hình nhất trong hành trình quân và dân Việt Nam chiến đấu và thắng lợi tại chiến trường Điện Biên Phủ, từ ‘Họp Bộ chỉ huy mặt trận’ đến ‘Hành quân ra trận’, ‘Dân công hỏa tuyến’, ‘Kéo pháo’ cho đến ‘Bắn rơi máy bay địch’, ‘Đánh chiếm cứ điểm’ và ‘Trên nóc hầm De Castries’.
Năm nay, cũng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ trung tuần tháng 1, Hội đồng Đội Trung ương, Vietnam Post và Hội Tem Việt Nam đã phối hợp tổ chức cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề ‘70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính’. Dự kiến kéo dài đến giữa tháng 4, cuộc thi dành cho các em đội viên, thiếu nhi từ 8 đến 15 tuổi trên cả nước, với mục đích giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức về lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam, qua đó khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và lòng tri ân với các thế hệ đi trước.
Theo nghiên cứu của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp thuộc Hội tem TP.HCM, lần lượt vào các năm 1999 và 2004, hình ảnh về sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ đã được thể hiện trên tem bưu chính của Cộng hòa quần đảo Marshall và Cộng hòa Pháp. Cụ thể, ngày 15/3/1999, Cộng hòa quần đảo Marshall đã phát hành tờ tem “Thập kỷ của hiểm họa và phát triển 1950-1959” gồm 15 tem giá mặt 60 cent, thể hiện nhiều sự kiện quan trọng trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Đây là tờ tem nằm trong loạt tem về “Thế kỷ XX” của bưu chính quần đảo Marshall. Con tem thứ 9 trong tờ tem này có tên ‘Hoàng hôn trên đế chế thực dân’ thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bên bản đồ Việt Nam màu đỏ rực bị chia cắt ở vĩ tuyến 17 cùng hình ảnh các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam giương cao lá cờ ‘Quyết chiến, quyết thắng’ trên nóc hầm tướng Pháp De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954. Tiếp đó, vào năm 2004, khi Việt Nam kỷ niệm tròn 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bưu chính Pháp đã phát hành một mẫu tem về sự kiện lịch sử này. |
Về chất lượng đề thi
Trong các hoạt động đo lường giáo dục, chất lượng đề thi có lẽ đóng vai trò quyết định nhất tới sự thành công của một kỳ thi. Với lợi thế về kinh nghiệm và khả năng huy động nguồn nhân lực làm đề thi, chất lượng đề thi có lẽ là vấn đề chúng ta có thể yên tâm nhất cho đến thời điểm này.
Theo thông báo chính thức của Bộ GD-ĐT, công tác làm đề thi tính đến nay đã được hoàn tất. Điểm mới của công tác này năm nay là Bộ đã tiến hành biên soạn đề thi chính thức dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia thử nghiệm diễn ra cách đây gần 2 tháng.
Kỳ thi thử nghiệm đã nhận được nhiều sự phản hồi và kết quả khác nhau cho từng nhóm thí sinh và các môn thi. Tuy nhiên, việc xây dựng đề thi chính thức dựa trên các kết quả thử nghiệm trong thực tế là một bước đi cần thiết nhằm tạo ra những đề thi có chất lượng tốt và phù hợp với thí sinh. Do vậy đề thi chính thức năm nay được kỳ vọng là sẽ là một thước đo có tính tin cậy và độ giá trị cao hơn đối với từng mục đích của cả kỳ thi.
Trong tương lai, tôi kỳ vọng những đề thi có tính quan trọng như thi tốt nghiệp THPT hay thi tuyển sinh vào ĐH sẽ được xây dựng theo những lý thuyết khảo thí hiện đại. Các đề thi được thiết kế và phát triển theo các quy trình chuẩn và các câu hỏi sử dụng cho các bài thi được thử nghiệm và chuẩn hóa trước khi được sử dụng để biên soạn đề thi chính thức.
Tổ chức thi nhiều lần ở nhiều địa điểm trong thời gian ngắn hơn
Khi chất lượng đề thi đã được đảm bảo, thì yếu tố tổ chức đóng vai trò quyết định tiếp theo tới chất lượng một kỳ thi.
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, các bước chuẩn bị cuối cùng cho công tác tổ chức kỳ thi đã hoàn tất. Nhiều cơ quan, tổ chức sẽ cùng tham gia vào công tác này nhằm đảm bảo kỳ thi sẽ được diễn ra an toàn, trung thực, nghiêm túc và giảm thiểu tối đa gian lận.
Do đây là kỳ thi có sự tham gia của hàng triệu thí sinh trên khắp cả nước, việc tạo điều kiện đi lại, ăn ở, sinh hoạt cho thí sinh cũng như người nhà thí sinh trước, trong và sau khi thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh có trạng thái tâm lý và sức khỏe tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.
Trong tương lai, tôi kỳ vọng các kỳ thi như thế này sẽ được tổ chức linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các thí sinh và phụ huynh. Ta có thể xem xét việc tổ chức thi nhiều lần trong năm, tại nhiều địa điểm và thời gian thi ngắn hơn mà vẫn đảm bảo thu được kết quả đo lường đáng tin cậy và có độ giá trị cao phù hợp với mục đích của công cụ đo lường.
Về việc sử dụng kết quả thi
Có thể nói đây là năm đầu tiên trong vài thập kỷ vừa qua, kết quả thi sẽ được sử dụng cho hai mục đích khác nhau là mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH. Ngoài ra, điểm trung bình chung học tập cũng được sử dụng cùng với kết quả thi để tính điểm xét tốt nghiệp.
Việc sử dụng một kết quả thi cho nhiều mục đích khác nhau không phải là điều mới trong giáo dục.
Ngoài ra, việc sử dụng nhiều các kết quả khác nhau để xét duyệt cũng là một phương pháp được nhiều hệ thống giáo dục trên thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, những việc làm này cũng có những hạn chế nhất định. Ví dụ như, thông thường người ta thường tránh sử dụng điểm trung bình chung học tập và các điểm thi để tính ra một đầu điểm trung bình. Lý do của việc này là vì người ta thường coi điểm trung bình chung học tập và điểm thi là không có cùng một thứ nguyên hay được tính trên cùng một thang đo.
Do vậy, chúng tôi kỳ vọng, các kết quả thi cùng với các kết quả học tập, rèn luyện khác của người học sẽ được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả cho mục đích tuyển chọn. Ví dụ như, điểm trung bình trung học tập có thể được sử dụng như điểm điều kiện để xét tốt nghiệp hoặc xét vào đại học. Điều này sẽ có thể tránh được sự thiếu khách quan trong đánh giá kết quả học tập ở phổ thông.
Việc xác định ngưỡng điểm xét tốt nghiệp hay xét tuyển vào đại học cũng cần được thực hiện một cách khoa học và dựa trên các căn cứ thực tế. Xét đến cùng, một thí sinh đạt điểm không dưới ngưỡng điểm tốt nghiệp THPT là được công nhận tốt nghiệp bậc học này. Do vậy, xã hội có thể cho rằng người đó đã sẵn sàng để tham gia vào các hoạt động của xã hội như một người tự chủ và có những kỹ năng lao động cơ bản nhất để tham gia vào thị trường lao động.
Như vậy, về mặt nguyên tắc, điểm chuẩn tốt nghiệp THPT cần được xác định để đảm bảo rằng người học đạt không dưới ngưỡng điểm đó đã sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xã hội và thị trường lao động phổ thông.
Tương tự như vậy, các ngưỡng điểm xét tuyển vào ĐH cũng cần được xác định để đảm bảo rằng những người đạt mức điểm không dưới mức điểm chuẩn đó đã sẵn sàng tham gia vào các khóa học ở bậc học cao đẳng và đại học tiếp theo.
Chưa giảm căng thẳng cho thí sinh?
Quan sát những đổi mới thi cử cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH năm 2015 do Bộ GD-ĐT chủ trì, chúng tôi nhận thấy nhiều điểm tích cực mà việc đổi mới này có thể đóng góp cho công cuộc cải cách cơ bản và toàn diện cho giáo dục Việt Nam.
Việc xây dựng đề thi chính thức dựa trên kết quả kỳ thi thử nghiệm cho thấy công tác làm đề thi đã được chuẩn bị công phu và bài bản hơn. Ngoài ra, việc tổ chức kỳ thi ở nhiều địa phương trên cả nước tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh và các gia đình. Việc cấp bảng điểm để các thí sinh có thể nộp vào nhiều trường khác nhau theo nguyện vọng cũng góp phần tăng cơ hội vào học ĐH của các thí sinh.
Ngoài ra, một số tín hiệu ban đầu cho thấy việc tổ chức kỳ thi như thế này có thể giúp giảm nhu cầu học thêm, luyện thi cấp tốc của thí sinh. Ghi nhận ở một số điểm luyện thi cấp tốc năm nay cho thấy số lượng thí sinh tập trung học luyện thi ở các cơ sở này có giảm rõ rệt so với mọi năm. Đây có thể xem là một tín hiệu tích cực cho thấy việc đổi mới hình thức thi và cách thức tổ chức thi có thể làm giảm vấn nạn học thêm, dạy thêm.
Tuy nhiên, việc gộp hai kỳ thi vào làm một này có làm giảm áp lực và căng thẳng cho thí sinh và phụ huynh không vẫn còn là một vấn đề cần xem xét và thu thập thêm căn cứ.
Như trao đổi của một số phụ huynh có con đang học lớp 12 cho rằng, năm nay con mình phải học ôn thi nhiều môn hơn so với các anh chị năm trước. Đây cũng có thể là một điểm còn tồn tại của cách thức tổ chức thi này.
Tác giả cuốn sách "Quyền sư" - một người thầy dạy võ - đã nói như vậy trong câu chuyện với VietNamNet.
![]() |
Võ sư Trần Việt Trung: "Tôi tự hỏi tại sao chỉ mấy chục năm chuyển sang kinh tế thị trường mà truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo nghĩa thầy trò, huynh đệ xuống cấp nhanh thế. (Ảnh: Văn Chung) |
"Quyền sư" của tác giả Trần Việt Trung là cuốn sách" nói là viết về võ thuật cũng được, mà nói là viết về một triếtlý giáo dục cũng đúng.Vừa là võ sư, một thầy thuốc đông y, lại là một nhà quản lý lo cuộc sống cho hơn 400 con người, ông Trần Việt Trung có những kiến giải rất sắc sảo về võ thuật, về y lý và những triết luận cuộc đời.
Quan hệ thầy – trò ngày nay quá lỏng lẻo
“Đọc những trang viết thấm đẫm tình người, tình thầy trò, tinh thầnthượng võ, y đức, đọc giả không khỏi có những phút băn khoăn, nao lòng,nuối tiếc khi liên tưởng tới những giá trị giáo dục, văn hoá, đạo đứchiện tại” – Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã viết những lời này sau khi đọcQuyền sư.
Còn ông, khi nhìn lại, có nuối tiếc cho một thời quá khứ?
- Ngày nay mối quan hệ thầy – trò rất lỏng lẻo. Nhìn lại, tôi rất bực bội. Tôi tự hỏi tại sao chỉ mấy chục năm chuyển sang kinh tế thị trường mà truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo nghĩa thầy trò, huynh đệ xuống cấp nhanh thế. Tại sao quan niệm và hành vi ngày nay của phụ huynh và học sinh đối với giáo viên làm chúng ta khó chịu đến thế.
Tại sao từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về trước, quan hệ giữa thầy và trò được coi là hoàn hảo? Khi đó, giáo viên chủ nhiệm nắm vững hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, từng điểm mạnh yếu của mỗi học sinh để phân công bạn bè phù hợp giúp đỡ.
Ngày nay mối quan hệ này quá lỏng lẻo. Nhiều học sinh không cần nhớ tên thầy cô nữa, mà nhớ bằng môn học: thầy địa, cô giáo dục công dân, thầy thể dục…
Chính thầy cô làm hỏng học sinh, vì thầy không ra thầy thì trò cũng không thành trò! Người thầy xem học sinh là cái máy in tiền của mình, học sinh phải mua chữ, nhưng cái chữ đó có khi phải vứt đi luôn sau khi kiểm tra xong. Bộ GD-ĐT đã phải lên tiếng nhiều lần về nạn học thêm của học sinh.
Chất lượng giáo dục do người thầy quyết định. Trong quá khứ giáo viên là tấm gương. Như Quyền sư đã khắc hoạ lại, thầy Tế Công có tính cách của bậc kỳ nhân vương đạo, còn thầy Ngô Sỹ Quý có tính cách của một nhà sư phạm tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay chúng ta kêu gọi đổi mới giáo dục nhưng thiếu những tấm gương, thiếu người có trình độ để làm việc đó.
Ngày nay có bao nhiêu học sinh muốn được như thầy? Hay chỉ còn nỗi sợ thầy cô? Ngày 20.11 này có còn tràn ngập sự yêu kính đối với thầy cô hay không, hay chỉ là sự lo lắng phải hoàn thành nghĩa vụ?
Trước đây, cả năm chỉ có một ngày “mùng ba tết thầy”, tình thầy trò vẫn yêu kính. Tôi cho rằng kể từ khi có cái ngày 20.11, thì sự kính trọng thuần khiết đối với thầy cô cứ vơi dần đi.
![]() |
Võ sư Trần Việt Trung: "Các cụ làm được mình cũng làm được. Và nếu làm được sẽ luôn được xã hội đền bù lại xứng đáng, vì việc xây dựng con người là vô giá". (Ảnh: Văn Chung) |
Ông có đồng tình với những ý kiến cho rằng cuộc sống quá khó khăn nên một số thầy cô mới phải… “hành động”?
- Tôi có thể hỏi một giáo viên lương đang 2,5 triệu đồng/ tháng, lànâng lên 5 triệu đồng/ tháng cô có dạy được kiểu 5 triệu không. Tôi chorằng sẽ khó có câu trả lời, hay chỉ muốn làm việc ở cường độ này nhưnghưởng lương cao hơn? Rồi 5 triệu đã đủ chưa? Hay lại là 7 triệu, 10triệu?
Vấn đề là đang sống trong xã hội Việt Nam, đừng so sánh thu nhập với giáo viên các nước khác.
Ở đời có “phú” mới “quý”, nếu “bần” thì “tiện”. Đấy là quy luật xã hội, nhưng đối với nghề giáo thì phải khác.
Thầy giáo ngày trước có thể nghèo nhưng không được hèn, không giàu nhưng phải sang. Tôi rất muốn nêu lên lại điều này.
Không phải sự bần cùng làm tha hóa giáo viên mà do cái nếp của xãhội. Và không phải chỉ nghề giáo, mà bất cứ nghề nào cũng có thể.
Nói “Nửa chữ cũng thầy…” thấy ngập ngừng
Ngày nay có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự độc tôn của người thầy trong việc truyền bá tri thức – internet, sự dân chủ… Vậy thì, câu “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” còn có giá trị như thế nào, theo ông?
- Các cụ xưa tổng kết câu này để nói lên sự kính trọng của những người làm nghề giáo dục với công tác giáo dục. Đây là câu cửa miệng, nhưng ngày nay khi nói chúng ta phải ngập ngừng.
Nguyên nhân sự ngập ngừng, không hẳn vì những thay đổi của xã hội như chị đề cập, mà là chúng ta có trách nhiệm với từ “thầy”, vẫn còn sự quý trọng đối với từ “thầy”.
Khi thầy mẫu mực, nửa chữ cũng xứng đáng làm thầy.
Khi không mẫu mực, có dạy cả pho sách cũng không phải là thầy.
Với câu nói “Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất” thì sao?
- Quan niệm này chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, với trật tự được sắp xếp là sĩ – nông – công - thương. Việc học là đầu tiên, người ta sống có thể làm được trăm sự nhưng sự học nên ưu tiên. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ.
Người Phương Tây coi trọng việc làm được, chứ không phải học được gì. Muốn làm được, đương nhiên đã phải học. Cần là hành động, kết quả, chứ không chỉ là kiến thức.
Nhắc đến phương Tây, theo một khảo sát, ở một số nước có nền tiên tiến nhất như Anh, Pháp, Mỹ… nghề giáo không phải là nghề được tôn trọng nhất, mà chỉ được coi như một nhân viên thư viện hoặc nhân viên xã hội. Theo ông, chúng ta có nên hy sinh bớt sự “cao quý” để đổi lấy chất lượng giáo dục?
- Tôi nghĩ rằng nên bỏ chữ “nhất” đi, coi nghề giáo là “nghề cao quý” là được. Việc tự tôn bây giờ là vô cùng lạc hậu.
Mua quan bán chức ngày xưa cũng có. Trong xã hội có những bậc khoa cử đỗ đạt rồi có tên tuổi, nhưng cũng có những ông khóa nghèo, dạy học kiếm sống. Nhưng điều khác biệt ở đây là họ không đặt giá. Họ cứ dạy, và phụ huynh tùy hoàn cảnh đem biếu thầy con gà, cân gạo…
Các cụ làm được mình cũng làm được. Và nếu làm được sẽ luôn được xã hội đền bù lại xứng đáng, vì việc xây dựng con người là vô giá.
Tất cả những hành vi tốt đẹp của thầy với trò chắc chắn phụ huynh sẽ nhìn ra. Không phải ngã giá, phụ huynh sẽ nhìn thấy hết. Tùy hoàn cảnh người ta sẽ đối xử lại. Không ngã giá chính là cao quý.
Có thể đọc thấy Quyền sưđược viết ra với tất cả lòng yêu thương, kính trọng, thương nhớ về người thầy quá cố của ông – nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý.
Dường như ngày nay, đòi hỏi một mối quan hệ thầy – trò chân tình như vậy là… không tưởng. Vậy thì, “đẹp” nhất trong giai đoạn này, mối quan hệ thầy – trò nên được xây dựng ở mức độ nào?
- Từ xưa, và đúng cho cả bây giờ, theo tôi, một học sinh tốt là đối với thầy cố gắng làm tròn bổn phận, không phải chỉ có ngoan ngoãn, mà coi thầy là tấm gương. Biết xin phép thầy bàn luận, và đến một lúc nào đó là tranh luận về những vấn đề trong học tập.
Thầy giáo cũng không nên coi mong muốn của học trò như vậy là "vô lễ", phải để gánh nặng của kiến thức trên vai người thầy được chuyển dần sang vai của trò khi chúng khát khao. Làm cho học trò yêu thích môn học mình dạy, đó là nghệ thuật và tài năng của người thầy.
Ngày xưa, người thầy nào đào tạo ra nhiều trò giỏi trong đời thì được gọi là Minh Sư, đào tạo được nhiều bậc tài năng xuất chúng cho đời được gọi là Chân Sư.
Chúng ta cần nhiều hơn nữa những người thầy như thế.
Hạnh Ngân (thực hiện)
Nhân vật chính trong Quyền sư là nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý (1922 - 1997) - người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự phát triển của môn võ Vịnh Xuân quyền và đã trở thành huyền thoại một thời trong giới võ thuật Việt Nam. Là đệ tử của võ sư nên Trần Việt Trung trình bày từ nhiều góc độ khác nhau, giúp người đọc có thể bắt gặp được một chân dung của nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý. Quyền sư còn đề cập đến nhân vật Nguyễn Tế Công - một cao thủ tuyệt đỉnh ở Phật Sơn (Trung Quốc) sau nhiều chục năm lăn lộn nơi núi đao rừng kiếm, đã đến Việt Nam nương náu vào lúc cuối đời. Việt Nam chính là quê hương thứ hai và võ sư Nguyễn Tế Công đã truyền dạy, đúc kết kiến thức võ thuật cho đệ tử. |
Những đúc kết của nhà giáo Ngô Sỹ Quý về giáo dục: - Tự nhiên, tự do không có hướng dẫn thì làm sao mà hiểu được? Cho nên phải học hành, phải có thầy, phải được chỉ bảo dẫn dắt, phải giác ngộ. Người thầy chỉ cho anh cái yêu cầu, cái đích và cách đi thẳng. Người ta sẽ tránh đi đường vòng. - Xây dựng con người thì nhớ: Đào tạo toàn diện, phải kế thừa cái cũ mới phát huy được cái mới, mang lại sự hiểu biết chắc chắn và đúng. Có như vậy người ta mới dám tự quyết và không ỷ lại. Ngày xưa người ta cũng giáo dục toàn diện chứ: Tu thân – Tề gia – Trị quốc – Bình thiên hạ. Phải kế thừa tư tưởng đó để vận dụng vào thời đại mới, rõ ràng là người xưa cũng đi theo trình tự, từ cụ thể đến trừu tượng. - Chúng ta cũng có rất nhiều cái quý, nếu không đánh giá được, đánh giá đúng nó sẽ mất dần đi. Đừng để sau đây 30 - 40 năm nữa, người nước ngoài vào dạy lại cho người Việt Nam chúng ta những kiến thức của cha ông chúng ta! |