Ảnh minh họa: Internet
Theo chia sẻ của ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Hội thảo về tiền di động với chủ đề: “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện” do Bộ TT&TT chủ trì tổ chức mới đây, một trong những nguyên tắc quản lý dịch vụ Mobile Money mà NHNN dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ đó là nguyên tắc quản lý tiền trong ví Mobile Money để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
Tại hội thảo, theo chia sẻ của chuyên gia GSMA về kinh nghiệm triển khai Mobile Money của một số nước như Kenya, tiền của khách hàng nạp vào ví Mobile Money sẽ được dùng đầu tư tài chính như đầu tư trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, đầu tư vào những dịch vụ rủi ro thấp như bất động sản chẳng hạn.
Tuy nhiên, theo ông Dũng, quan điểm của NHNN không cho các công ty Mobile Money mang tiền gửi của khách hàng đi kinh doanh. NHNN dự kiến trình Chính phủ nguyên tắc, tổng số dư của ví Mobile Money phải tương ứng với số tiền của công ty viễn thông gửi ở một tài khoản đảm bảo ở ngân hàng, công ty viễn thông chỉ sử dụng tài khoản đảm bảo này cho dịch vụ ví Mobile Money mà không được làm gì khác.
Ví dụ, công ty Mobile Money nhận của 10 khách hàng số dư 10 tỷ đồng thì phải có 10 tỷ đồng để ở ngân hàng, công ty viễn thông không được mang tiền của khách hàng để vào ví đi kinh doanh, đầu tư tài chính. NHNN đưa ra nguyên tắc này để khi công ty Mobile Money có thể thua lỗ hay phá sản thì tiền của khách hàng nạp vào ví vẫn được đảm bảo ở ngân hàng.
“Nhiều quốc gia có thể cho phép công ty viễn thông dùng số tiền khách hàng gửi trong ví đầu tư trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính các dịch vụ có rủi ro thấp nhưng quan điểm của NHNN Việt Nam là như vậy. Mỗi quốc gia có một đặc thù riêng và trước mắt Việt Nam sẽ làm thế”, ông Dũng phát biểu.
" alt=""/>Cung cấp Mobile Money, nhà mạng không được dùng tiền gửi trong ví để kinh doanhKể từ nay đến hết ngày 30/6, các tác giả, nhóm tác giả sẽ thực hiện đăng ký ý tưởng với Ban tổ chức cuộc thi. Từ ý tưởng được đăng ký, vòng sơ loại sẽ chọn 15 ý tưởng vào vòng “Tranh tài”.
Ở vòng “Tranh tài” diễn ra từ 01/07 đến 20/07, các tác giả, nhóm tác giả được hướng dẫn cách xây dựng (viết và hoàn thiện) ý tưởng, chuẩn bị bài thuyết trình. Đặc biệt, các bạn được hỗ trợ tìm hiểu công nghệ sẽ ứng dụng trong ý tưởng, đề tài của mình; được định hướng về công việc lập trình, từ tìm hiểu các module phần cứng cơ bản đến lập trình phần cứng nguồn mở; huấn luyện kỹ năng tư duy thiết kế, xây dựng và sáng tạo các thiết bị, đồ dùng thông minh, bao gồm điều khiển, vận hành, nhận dạng, giám sát, cảnh báo…
Sẽ có 5 đến 7 ý tưởng được chấm chọn để đi tiếp vào vòng “Chạy đua thời gian”, các ý tưởng triển vọng này được Ban tổ chức giới thiệu đến cộng đồng doanh nghiệp nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, nhất là hỗ trợ vốn, giúp tác giả, nhóm tác giả hiện thực hóa ý tưởng, có thể phát triển sản phẩm ra thị trường.
“Sản phẩm có tính ứng dụng, tính thiết thực trong thực tiễn càng cao thì nhất định sẽ nhận được sự quan tâm, đầu tư từ các doanh nghiệp. Đơn cử như một robot phục vụ cho việc gieo trồng, chăm sóc cây trồng. Chẳng hạn thiết bị drone (tức thiết bị bay không người lái có thể điều khiển từ xa, hoặc được lập trình trước. Còn gọi là unmanned aerial vehicle - UAV). Tương tự, là nhóm sản phẩm áp dụng cho nông nghiệp công nghệ cao; hay nhóm thiết bị giám sát an ninh, tự động cảnh báo khi có người đột nhập vào nhà. Nhóm sản phẩm chăm sóc-bảo vệ sức khỏe (kiểm soát, cảnh báo chỉ số huyết áp, tim mạch, thân nhiệt). Thiết bị, sản phẩm góp phần xây dựng thành phố thông minh, tự động phát hiện xe vi phạm giao thông, hay xe tự vận hành, thuyền tự lái.
" alt=""/>Cuộc thi “IoT