- Trên sân nhà Anfield,thời tiết mai Liverpool có trận đấu bùng nổ khi vùi dập Villarreal với tỷ số 3-0 ở trận lượt về, qua đó giành quyền vào chơi trận chung kết Europa League với chiến thắng chung cuộc 3-1 sau hai lượt trận.

- Trên sân nhà Anfield,thời tiết mai Liverpool có trận đấu bùng nổ khi vùi dập Villarreal với tỷ số 3-0 ở trận lượt về, qua đó giành quyền vào chơi trận chung kết Europa League với chiến thắng chung cuộc 3-1 sau hai lượt trận.
Tuy nhiên, thử tưởng tượng bạn phải dựa vào những thiết bị này để sinh tồn.
Đó chính xác là những gì Andy Quitmeyer đang làm với series chương trình mang tên Hacking the Wild. Trong chương trình này, Quitmeyer - người làm công việc chính là một trợ lý giáo sư của trường đại học Quốc gia Singapore - sẽ đi tới những nơi hoang sơ nhất trên thế giới, không trang bị bất cứ thứ gì, ngoại trừ một số món đồ công nghệ anh sử dụng hàng ngày.
Không thức ăn, nước uống, thậm chí thuốc diệt muỗi, Quitmeyer – người tự gọi mình là nhà sinh tồn kỹ thuật số - được trang bị laptop, camera để sinh tồn.
Trong tập đầu tiên của series, Quitmeyer phải sinh tồn ở nơi hoang dã trong 4 ngày. Ở đó, anh đã sáng tạo ra một loại bẫy muỗi, sử dụng dây kim loại và camera kỹ thuật số. Đây là thiết bị đầu tiên anh tạo ra trong series chương trình này.
Cũng trong tập này, Quitmeyer còn tự tạo ra máy phát điện, lợi dụng sức nước của dòng sông gần đó để thắp sáng bóng đèn. Anh còn tạo ra la bàn từ linh kiện laptop.
Trong hành trình của mình, Quitmeyer sẽ đi khắp các nơi, từ những sa mạc cho đến rừng băng tại Alaskan. Trong suốt hành trình, anh sẽ không nhận được đồ ăn, nước uống cũng như bất cứ sự trợ giúp nào. Anh phải ăn bất cứ thứ gì mình kiếm được như rau cỏ hoặc trái cây dại. Đôi khi, anh sử dụng chính thức ăn này để tạo ra điện.
Theo Quitmeyer, anh bắt đầu công việc của một nhà thám hiểm từ khi nhận sửa chữa thiết bị cho các nhà sinh vật học hoang dã. Trước khi tham gia chương trình, anh có một kênh YouTube, nơi ghi lại những sản phẩm do anh sửa chữa, sáng tạo ra ở nơi hoang dã. Chính nhờ kênh này, Quitmeyer gây chú ý và được mời để tạo ra chương trình TV của riêng mình.
“Một trong những thách thức lớn nhất là chọn xem mang theo những gì bên mình. Nó tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian”, Quitmeyer nói.
“Từng có lần tôi mang theo gần 50 kg đồ điện tử và nó trở thành gánh nặng thực sự. Cách tôi làm còn nguy hiểm hơn các nhà thám hiểm thông thường rất nhiều”.
“Tất cả các chuyến đi trước đây đến Panama, Madagascar hay Philippines đã dạy cho tôi cách sử dụng thiết bị điện tử một cách nhuần nhuyễn ở nơi hoang dã. Chẳng hạn ở Panama, tôi phải sửa một chiếc laptop, sau đó có một đàn kiến bắt đầu tấn công các món đồ của tôi. Nó dạy tôi phải chuẩn bị thật kỹ - ngay cả những điều điên khủng nhất đều có thể xảy ra”.
Mặc dù dấn thân vào những nơi cực hạn nhất, Quitmeyer nói mục tiêu của chương trình này không phải để thu hút nhiều lượt xem. Mong muốn thực sự của anh là giúp mọi người hiểu về tự nhiên hơn.
Theo Zing
" alt=""/>Sinh tồn nơi hoang dã chỉ nhờ laptop, máy ảnhNhư ICTnews đã thông tin, từ tối ngày 15/4, cộng đồng người dùng Facebook trong nước xuất hiện thông tin nghi vấn “trình duyệt Cốc Cốc thu thập cookies tài khoản Facebook của người dùng”. Cụ thể, liên quan đến thông tin gây bất ngờ này, nhóm Facebook SEM Việt Nam cho hay khi bật phần mềm kiểm tra trên máy tính thì thấy Cốc Cốc có gửi lên server thông tin có chứa cookies tài khoản vừa đăng nhập lên domain: https://spell.itim.vn
Cũng theo nguồn tin cáo buộc này, khi check domain thì thấy đơn vị chủ quản là Công ty TNHH Cốc Cốc và cookies đăng nhập chính là tài khoản Facebook. Ngay sau khi thông tin trên đăng tải, thực tế đã làm cho người dùng Facebook trong nước lo lắng về việc bị lộ lọt dữ liệu cá nhân khi sử dụng trình duyệt Cốc Cốc.
Về việc này, chiều qua, ngày 16/4/2018, trong thông tin phản hồi với báo chí, phía Cốc Cốc đã thông tin rằng lỗi trên là kết hợp cả 2 phía: do người dùng sử dụng đồng thời add-on Ninja Fast Login Facebook, phần mềm sử dụng cookies người dùng đã copy để đơn giản hóa việc đăng nhập vào Facebook, và tính năng kiểm tra lỗi chính tả spell checker của Cốc Cốc.
Cốc Cốc cũng khuyến cáo người dùng không nên sử dụng Ninja Fast Login Facebook hoặc tắt tính năng kiểm tra lỗi chính tả trên trình duyệt Cốc Cốc, cho tới khi Cốc Cốc khắc phục được vấn đề này.
Tuy nhiên, trong bài viết đăng tải tối qua trên Diễn đàn an ninh mạng Việt Nam WhiteHat.vn, thành viên lockv37 của Diễn đàn này cho rằng câu trả lời của Cốc Cốc chưa thực sự thuyết phục và vẫn còn khá nhiều câu hỏi được đặt ra: thứ nhất, Cốc Cốc có lấy cookies Facebook của người dùng? Thứ hai, tính năng spell check của Cốc Cốc có gửi mọi thông tin của người dùng về cho Cốc Cốc hay không?
“Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là “Không!” Như Cốc Cốc đã thông tin, lỗi này là do người dùng sử dụng đồng thời add-on Ninja Fast Login Facebook, phần mềm sử dụng cookies người dùng đã copy để đơn giản hóa việc đăng nhập vào Facebook, và tính năng kiểm tra lỗi chính tả spell checker của Cốc Cốc”, thành viên lockv37 của Diễn đàn WhiteHat.vn lý giải.
Đáng chú ý, với câu hỏi: “Tính năng spell check của Cốc Cốc có gửi mọi thông tin của người dùng về cho Cốc Cốc hay không?”, thành viên lockv37 khẳng định câu trả lời là “Có”. Minh chứng cho nhận định này, thành viên lockv37 đã thực hiện video so sánh 2 phiên bản của Cốc Cốc trước ngày 16/4 với bản mới phát hành ngày 16/4/2018. Kết quả thử nghiệm cho thấy, trên một phiên bản phát hành trước ngày 16/4, tất cả những gì người dùng gõ vào Cốc Cốc đều được gửi về server của Cốc Cốc (https://spell.itim.vn), kể cả tin nhắn riêng. Còn với phiên bản mới nhất được Cốc Cốc phát hành ngày 16/4 thì thông tin dữ liệu người dùng gõ không còn được gửi về server Cốc Cốc.
Nhận định về vụ việc này, ông Trần Quang Chiến - CEO Công ty an toàn thông tin CyStack cho biết thêm, spell check là tính năng của trình duyệt Cốc Cốc để tự động hoàn thiện câu và kiểm tra chính tả cho người dùng trình duyệt Cốc Cốc. Có thể do giới hạn nào đó hoặc để đảm bảo hiệu năng thì Cốc Cốc sẽ tính toán ở một nơi khác, họ gửi các dữ liệu mà người dùng gõ trên trình duyệt đến một hệ thống tính toán khác rồi trả lại kết quả trên trình duyệt cho người dùng.
“Tính năng này khá hữu ích cho người dùng. Tuy nhiên dữ liệu người dùng nhập vào trình duyệt có thể bao gồm các thông tin nhạy cảm như: các tin nhắn riêng tư, username, email... Với các tính năng như thế này, tôi cho rằng Cốc Cốc nên có phương án nào đó để không phải gửi các dữ liệu nhạy cảm của người dùng đến nơi khác. Ví dụ như xử lý ngay tại trình duyệt hoặc kết hợp cả trình duyệt và máy chủ dịch vụ của Cốc Cốc”, ông Chiến nêu quan điểm.
" alt=""/>Thực hư chuyện Cốc Cốc bí mật thu thập thông tin người dùng