Bàn về hành vi này, độc giả Lâm Thảo viết: “Nàng dâu này cũng dở trong cách xử sự. Bình thường chỉ 2 vợ chồng ăn cơm thì sao cũng được. Nhưng có mẹ chồng đến, bạn nên dọn thức ăn ra dĩa, tô. Bạn ăn trong nồi và gắp ra, gắp vào lỡ dư thì sao? Thức ăn vậy dễ bị ôi thiu, múc ra vừa đủ ăn, trong nồi sẽ còn thức ăn mới”.
Tương tự, độc giả Oanh cũng cho rằng, người mẹ chồng góp ý cũng chỉ vì muốn tốt cho các con. Nữ bạn đọc này viết: “Lấy nhau rồi phải có dáng dấp một gia đình, bữa cơm thì phải ra bữa cơm. Tôi có con dâu kiểu đó, tôi không chấp nhận, bắt phải sửa ngay. Làm cả ngày để có được miếng ăn, gia đình ngồi ăn dù chỉ có hai người, có thể thức ăn không cần nhiều nhưng phải tinh tươm”.
Đồng quan điểm, bạn đọc Cửu Linh cũng nhận định: “Cơm canh dù ít, dù nghèo cũng phải bày ra tử tế, đàng hoàng. Cô vợ nên nghe lời khuyên của mẹ chồng. Mình ăn một mình thì thế nào cũng được, đây là dọn cho chồng ăn như cho lợn ăn thật”.
Hầu hết các độc giả đều nhận định bữa cơm không cần sơn hào hải vị nhưng phải tươm tất, đàng hoàng.
“Không dọn được cho chồng mâm cơm tử tế là phụ nữ vụng. Không phải mâm cao cỗ đầy, món nọ món kia nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng”, một độc giả viết.
“Nếu sinh ra trong một gia đình được dạy dỗ cẩn thận thì không bao giờ cho chồng con ăn cơm bằng nồi như vậy!”, một độc giả khác gay gắt hơn.
Bạn đọc Minh Hoàng cho rằng, việc bày tất cả nồi lên mâm cơm là biểu hiện của người phụ nữ tùy tiện, thiếu giáo dục từ khi còn nhỏ.
“Người ta sản xuất ra nồi là để nấu thức ăn, bát và đĩa là để đựng thức ăn. Mâm cơn bày biện sạch sẽ, bắt mắt cũng làm tăng thêm độ ngon của món ăn. Tôi là người độc thân nhưng tự nấu ăn và luôn dùng đĩa, bát đựng thức ăn đã nấu chín chứ không dùng nồi, xoong đựng như cô vợ này. Rửa thêm 1, 2 cái bát, đĩa cũng không phải quá mất thời gian”.
Bạn đọc ký tên Ali cho rằng, gia đình cô gái này có lối sống luộm thuộm nên cô cũng như vậy. Người này cũng trách anh chồng ngay từ đầu đã không góp ý với vợ về cách ăn uống trên.
“Bà mẹ không chỉ lo cho vợ chồng anh mà còn lo cho thế hệ cháu có lối sống như con dâu. Con nhà tôi múc gì xong mà để ngửa cái thìa còn bị nhắc”, bạn đọc này viết.
Bạn đọc Ngọc Hương cũng phân tích: “Bàn ăn là một nghệ thuật từ cách nấu cho đến cách trang trí. Tôi thấy mâm cơm toàn xoong, nồi của nhà bạn mà chán. Nhìn vào là biết cha mẹ vợ bạn chưa biết dạy con, lỗi cũng do bạn không chỉ bảo từ lúc vợ bạn mới về”.
Độc giả Hào cũng nhận định, tục ngữ có câu "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Vì vậy cũng là thức ăn đó nếu chúng ta bày ra đĩa và trang trí cho đẹp, người ăn sẽ cảm thấy bữa cơm thực sự ngon hơn. Nó không còn chỉ là ngon ở vị giác mà còn ngon từ thị giác nữa.
“Mẹ bạn góp ý thế là đúng đấy. Các cụ đã nói "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng". Bạn đừng coi thường cách ăn. Bạn tưởng đó là chuyện nhỏ nhưng nó rèn tính chỉn chu, văn hóa cho con người, nhất là sau khi 2 bạn có con”, độc giả tên Minh nhấn mạnh.
Nam Phương(tổng hợp)
Vừa nhìn thấy mâm cơm Hương dọn ra, mẹ tôi gắt lên: "Dọn cơm cho chồng ăn hay cho lợn ăn vậy?".
Nhiều độc giả VietNamNet nhận định rằng, khi các con có gia đình riêng, bố mẹ chỉ nên hỗ trợ, giúp đỡ chứ không nên can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con.
" alt=""/>‘Không dọn được mâm cơm tử tế cho chồng là phụ nữ vụng’Báo động đỏ được tua trực bật ngay lúc 2h sáng để hồi sức tim phổi cho bệnh nhân. Vài phút sau, tim người phụ nữ đập trở lại nhưng vẫn hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng, vô niệu, được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, tiên lượng xấu. Các biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, lọc máu liên tục, hạ thân nhiệt chỉ huy… được áp dụng ngay.
Sau một ngày, chị được chụp cộng hưởng từ sọ não, hình ảnh cho thấy thiếu oxy vỏ não bán cầu đại não và nhân đuôi 2 bên.
Theo PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, phương án phẫu thuật cho bệnh nhân lúc này chưa đặt ra ngay vì khả năng cao bệnh nhân bị tổn thương não không hồi phục. "Nếu chỉ mổ tim mà bệnh nhân sống thực vật thì việc mổ tim sẽ không có ý nghĩa", vị bác sĩ nói.
Sau 13 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh lại, tình trạng nhiễm trùng dần ổn định, tuy nhiên vấn đề suy tim khó kiểm soát. Thầy thuốc lập tức hội chẩn để phẫu thuật gấp, quyết định mổ và thay van tim để giải quyết tình trạng nhiễm trùng nặng và suy tim cho bệnh nhân.
Ca mổ cho bệnh nhân kéo dài hơn 3 tiếng. Hiện sau hơn 2 tuần hồi sức, bệnh nhân đã hồi phục thần kỳ. Sau hai tháng điều trị, người bệnh đã hồi phục tốt, đang tiếp tục theo dõi.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng màng trong của tim và các van tim bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng này có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm. Hậu quả của bệnh để lại rất nặng nề như tổn thương các van tim và các ổ di bệnh tại các cơ quan khác.
Thông tin sự ra đi của Thủy Phạm khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả xót xa.
Chia sẻ với VietNamNet, đạo diễn Nhâm Minh Hiền nói đến lúc này anh vẫn chưa tin Thủy Phạm ra đi một cách đột ngột và đau lòng như thế.
Trong ký ức của Nhâm Minh Hiền, cố diễn viên rất đam mê nghề, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, chưa bao giờ đến trễ. Nam đạo diễn xem Thủy Phạm như người em gái, thường xuyên tâm sự, chia sẻ công việc diễn xuất lẫn cuộc sống.
“Thủy cùng quê với vợ tôi nên hầu như Tết năm nào chúng tôi cũng gặp gỡ. Nhưng năm nay em ra đi, khi Tết chỉ còn cách 1 tuần thôi…”, anh xúc động. Hiện nam đạo diễn cùng một số đồng nghiệp có mặt nhà Thủy Phạm để hỗ trợ người thân cô lo hậu sự.
Hồng Ánh bày tỏ nỗi bàng hoàng vì chỉ trước đó một ngày cả hai vẫn còn gặp gỡ. “Nhìn cha mẹ già khóc nấc thương em mà tim chị thắt lại. Em nằm đó đẹp như đang ngủ. An nghỉ em gái nhé. Thương thật thương!", diễn viên nghẹn ngào.
Đoàn phim Hạnh phúc bị đánh cắp gồm ê-kíp và các diễn viên đang ghi hình ở Đà Lạt đã dừng quay, cùng nhau đến chia buồn với gia quyến.
Đạo diễn Trần Ngọc Phong quen Thủy Phạm đã lâu, chứng kiến từng bước đường làm nghề của cô. Sinh thời, cố diễn viên góp mặt trong 2 tác phẩm điện ảnh của anh là Hợp đồng bán mìnhvà Cơn giông (ra mắt năm 2021).
Trần Ngọc Phong nhớ mãi gương mặt khả ái, nụ cười đẹp hiền của cố diễn viên hệt như tính cách ngoài đời của cô.
Tham gia nghệ thuật hơn 10 năm, Thủy Phạm vẫn lăn xả và giữ tinh thần cầu thị học hỏi. Nam đạo diễn đánh giá cô đang ở độ chín muồi của nghề, có khả năng biến hóa nhiều loại vai.
"Thủy luôn hết lòng dù bất kể vai diễn lớn nhỏ. Em chưa bao giờ đặt câu hỏi hay lăn tăn tại sao mình làm nghề đã lâu nhưng không nổi tiếng. Số phận nghiệt ngã đã cướp mất em nhưng tôi tin Thủy sẽ sống thật tốt, trọn vẹn ở một thế giới khác", anh nói.
![]() | ![]() | ![]() |
Các đồng nghiệp đăng ảnh kỷ niệm, thương xót Thủy Phạm.
Diễn viên Hồ Bích Trâm cho hay đau nghẹn ở lồng ngực vì thương Thủy Phạm. Cô xem cố diễn viên là người chị, người bạn tâm tình những điều riêng tư.
Trong khi đó, Cao Thái Hà sốc khi hay tin đồng nghiệp tử nạn. Cô tiếc nuối vì cuộc hẹn của 2 đã trở nên dang dở. "An nghỉ Thủy nhé, từ nay không còn muộn phiền nữa rồi em gái", diễn viên Thanh Bình viết trên trang cá nhân.
Nhà báo Lữ Đắc Long nhớ những kỷ niệm về Thủy Phạm từ ngày đầu tiên gặp cô. Với anh, cố diễn viên trong sáng, dễ thương và khiêm tốn.
“Phim em đóng tôi không xem nhiều, em diễn thời trang tôi chụp hình cũng ít, nhưng tình cảm anh em tôi mỗi lần gặp lại luôn đong đầy tình cảm. Thương em, quý em với một nén nhang lòng. Mong em thanh thản về vùng đất Phật em nha...”, anh chia sẻ.
![]() | ![]() |
Lễ viếng Thủy Phạm diễn ra trưa 1/2, sau đó, linh cữu cô được an táng tại quê nhà ở thôn Tân Phú, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng.
Thủy Phạm sinh năm 1990, từng hoạt động nghệ thuật với vai trò người mẫu và diễn viên. Cô làm việc với các đạo diễn như: NSƯT Nhâm Minh Hiền, Quách Khoa Nam, Phương Điền, Châu Huế, Minh Cao, Trần Ngọc Phong... trong các phim như: Trò chơi định mệnh, Vũ khúc trong đêm, Chiếc vòng ngọc huyết, Mặn hơn muối, Muôn mặt cuộc đời, Đặc vụ ở Macao, Mẹ hổ dạy con dâu Thuỷ Hương, Hoa cúc vàng trong bão,Màu cát…
Thủy Phạm trong 'Đặc vụ Macao'