Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Phó Thủ tướng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao; tích cực chuẩn bị tốt cho hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng vui mừng nhận thấy hợp tác về phòng, chống ma túy giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được đẩy mạnh, đa dạng về nội dung, hình thức hợp tác và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chính phủ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của Trung Quốc trong trao đổi thông tin, chia sẻ nhiều kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ trong điều tra, bắt giữ và trao trả tội phạm; kịp thời ngăn chặn đường dây sản xuất và vận chuyển ma túy qua biên giới, qua đó đóng góp quan trọng cho những thành công trong công tác phòng, chống ma túy tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ quan điểm không khoan nhượng với ma túy và tiếp tục theo đuổi mục tiêu lâu dài hướng tới một khu vực không ma túy; chú trọng công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy trên nguyên tắc của 03 Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy.
Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hợp tác phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống ma túy nói riêng; ủng hộ và đánh giá cao sáng kiến của Trung Quốc tại Hội nghị về phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong.
Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban quốc gia phòng, chống ma túy hai nước tiếp tục chỉ đạo bộ, ban, ngành tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác, chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm ma túy.
Thay mặt Chính phủ Trung Quốc, Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng nhấn mạnh Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thực hiện hiệu quả nhận thức chung cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai nước, tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước.
Bày tỏ đồng tình với các ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Vương Tiểu Hồng mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong phòng chống tội phạm và trong lĩnh vực tội phạm ma túy.
“Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào khung giờ thấp điểm, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong tiếp cận thông tin về giá điện và quy trình điều chỉnh giá điện”, ông Bình phân tích.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá điện nên được công khai, minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị làm rõ và bổ sung quy định cụ thể về đảm bảo cơ cấu giá điện hai thành phần và có lộ trình rõ ràng về xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng. Việc này để đảm bảo bình đẳng, giá điện theo thị trường, khuyến khích tiết kiệm điện cho sản xuất.
Ông Hòa cũng đồng tình việc thực hiện giá điện hai thành phần (công suất và giá điện năng) để rõ ràng, minh bạch và chấm dứt bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
“Không thể để khách hàng này thu giá cao để bù cho nhóm khác thu thấp hơn. Như vậy sẽ không khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thiếu công bằng. Giá điện theo thị trường sẽ tránh việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo lỗ hằng năm, do phải bù chênh lệch giá. Mua cao thì phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp”, ông Hòa nhấn mạnh.
Chưa biết đến bao giờ ra khỏi “cái bóng khổng lồ” của EVN
Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) nêu hàng loạt vấn đề đang gây bức xúc, tranh cãi liên quan đến ngành điện như: Giá điện, mua bán điện, phát điện và hòa điện lên lưới của các nhà máy ngoài EVN; bù chéo…
Theo ông Hậu, tình trạng này có nhiều nguyên do nhưng có một nguyên do căn bản là “chúng ta chưa có thị trường điện cạnh tranh”.
Đại biểu tỉnh Tây Ninh dẫn Luật Điện lực hiện hành quy định, thị trường điện cạnh tranh có 3 cấp độ: Cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh; cấp độ 2 là thị trường mua, bán buôn điện cạnh tranh; cấp độ 3 là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Cả 3 cấp độ này, theo ông Hậu, chỉ là bề nổi của thị trường điện cạnh tranh. Còn muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự phải thay đổi triệt theo hướng tách bạch thực sự 3 khâu then chốt của ngành điện. Đó là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia.
Cùng với đó, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý Nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Ông Hậu bày tỏ sốt ruột sau 20 năm kể từ khi có Luật Điện lực, “trái tim” của hệ thống điện quốc gia là trung tâm điều độ điện quốc gia mới chính thức tách ra khỏi EVN chuyển về Bộ Công Thương từ 8/2024.
Hiện trung tâm này còn đang lo ổn định tổ chức, nhân sự và chưa biết đến bao giờ sẽ thực sự ra khỏi “cái bóng khổng lồ” của EVN.
Trong khi đó, mạch máu của hệ thống điện quốc giá, tức là hệ thống truyền tải điện thì vẫn trực thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN).
Đại biểu băn khoăn với những sửa đổi trong dự thảo luật lần này vẫn chưa có những quy định pháp lý đủ mạnh để sự thay đổi mang tính quyết định, giúp cho thị trường điện cạnh tranh vận hành thực sự cạnh tranh, công khai, minh bạch và công bằng.
Không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đến nay Việt Nam đã hoàn thành thị trường phát điện cạnh tranh, khi hơn 52% nguồn điện thuộc các tập đoàn ngoài EVN, như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) và các nhà đầu tư tư nhân. EVN cũng chỉ chiếm trên 37% tỷ trọng nguồn điện.
Còn chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa các hộ dùng điện lớn vừa được ban hành.
Khẳng định đây là cơ sở để vận hành thị trường bán buôn, ông Diên cho biết, Bộ Công Thương đang nghiên cứu sửa cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, giá điện hai thành phần… những yếu tố cho thị trường bán lẻ điện.
Ông Diên cũng hứa sẽ tiếp thu tối đa ý kiến các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự luật, trình thông qua vào cuối kỳ họp này.
“Bởi không có chính sách, không có đầu tư, tức không có điện. Vì thế, chậm một ngày luật này được thông qua, chúng ta sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư, đủ điện cho phát triển", Bộ trưởng Công Thương lý giải.
" alt=""/>Bộ trưởng Công Thương: Chậm một ngày sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tưNgay sau khi nắm được thông tin, khoảng 50 cán bộ Công an tỉnh Lào Cai đã được huy động, tới giải cứu các bé và đưa đến địa điểm an toàn.
Trận mưa lớn sáng nay tại TP Lào Cai kéo dài hơn 1 giờ, gây ngập nhiều tuyến đường, phố chính tại các phường: Bắc Cường, Nam Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh và Pom Hán. Đặc biệt, mưa lớn đã làm ngập nhiều đoạn trên đại lộ Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp.
Mưa lớn cũng khiến 76 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 74 nhà tại TP Lào Cai bị ngập úng, hư hỏng vật dụng gia đình.