Theo đó, một nhân viên đang làm việc trong Công ty nhận thưởng số tiền lên tới 900 triệu đồng. Ngoài ra, công ty này còn chi hơn 30 tỷ đồng để mua 45 xe ô tô, 20 xe máy điện thưởng cho các nhân viên có kết quả làm việc tốt trong năm.
Người phụ trách công bố thông tin của công ty này còn chia sẻ trên Tạp chí Nhà đầu tư, việc thưởng Tết ô tô cho nhân viên được phía doanh nghiệp này thực hiện nhiều năm nay, nhưng năm nay mới công bố. Dù lợi nhuận trong năm không đạt như kỳ vọng, nhưng doanh nghiệp này vẫn thưởng Tết "khủng" cho nhân viên.
![]() |
Chuyện thưởng Tết bằng ô tô đang thu hút sự quan tâm của dư luận. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, đây không phải là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thưởng Tết bằng ô tô. Nhiều doanh nghiệp trước đó cũng đã công bố thưởng Tết bằng ô tô.
Thưởng bằng xế hộp là chuyện ồn ào của các doanh nghiệp địa ốc nhiều năm qua. Nhiều doanh nghiệp đã thưởng ô tô tiền tỷ cho người lao động.
Dịp Tết nguyên đán năm 2018, một tập đoàn bất động sản lớn tại Hà Nội đã công bố thưởng 13 chiếc ô tô các thương hiệu Mercedes, Toyota, Mazda, CX5... cho 13 nhân viên xuất sắc nhất tập đoàn. Trong đó, chiếc xe có giá trị cao nhất lên đến gần 4 tỷ đồng.
Việc thưởng Tết bằng ô tô gần như được xem là "truyền thống" của tập đoàn này khi vài năm trở lại đây, tập đoàn này thường tặng xe cho những cá nhân xuất sắc nhất.
Dịp Tết năm 2017, tập đoàn này cũng chi hơn chục tỷ đồng mua 11 chiếc ô tô trị giá mỗi chiếc 1 tỷ đồng thưởng cho 11 cá nhân có thành tích kinh doanh xuất sắc. Trước đó, trong dịp Tết năm 2016, có hơn 10 người của tập đoàn này cũng được thưởng nhà, thưởng ô tô.
Trong dịp Tết 2017, một công ty bất động sản tại Hà Nội cũng quyết định thưởng Tết cho 8 nhân viên quản lý bậc trung là 8 chiếc xe ô tô trị giá hơn 8 tỷ đồng (năm nhân viên ở Hà Nội và ba nhân viên ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh).
Một công ty bất động sản tại Hà Nội cũng quyết định treo thưởng Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 một chiếc ô tô Mercedes E300, trị giá khoảng 3 tỷ đồng, đối với lãnh đạo xuất sắc toàn hệ thống.
Còn tại TP.HCM, vào dịp Tết 2017, một tập đoàn bất động sản lớn đã mạnh mẽ tuyên bố tặng xe ô tô, tiền tỷ cùng nhiều phúc lợi khác cho nhân viên của mình. Theo đó, giải thưởng lớn nhất lên đến 1,4 tỷ đồng dành cho tập thể xuất sắc nhất và 1,2 tỷ đồng dành cho cá nhân xuất sắc nhất bao gồm 1 xe ô tô Fortuner đời mới 2017, tiền mặt và nhiều quà tặng khác.
Trước đó, tại lễ tổng kết năm 2015, tập đoàn này cũng gây "sốc" với mức thưởng Tết khủng hơn 800 triệu đồng/người cho nhân viên xuất sắc, bao gồm mỗi người 1 chiếc ô tô, phiếu tích lũy an sinh để mua nhà, tiền mặt... Đây cũng là mức thưởng Tết cao nhất Việt Nam vào thời điểm đó.
Việc thưởng Tết bằng ô tô đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ những khoản thưởng này khó xác tín. Liệu việc công bố thưởng Tết bằng ô tô này có minh chứng rằng doanh nghiệp đó đang “ăn nên làm ra” hay chỉ là chiêu trò đánh bóng tên tuổi?
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, một số doanh nghiệp địa ốc cuối năm thường công bố thông tin thưởng rất lớn so với các doanh nghiệp khác. Thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc có 2 mặt: Thứ nhất là do công ty làm ăn hiệu quả, lợi nhuận nhiều, nhân viên kinh doanh tốt và thứ 2 là mang tính PR.
“Ngành bất động sản mang tính đặc thù hơn các ngành khác do sản phẩm mang giá trị lớn. Thành ra, doanh nghiệp địa ốc thường dồn thưởng thật lớn về một người để có thể khuyến khích, tạo động lực cho các nhân viên khác noi theo” - ông Quang từng chia sẻ trên VietNamNet.
Ông Quang cũng cho rằng, trên thực tế, có những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả lắm nhưng lại công bố thưởng Tết cực kỳ lớn bằng nhà, ô tô, thì cũng nên xem lại cách thưởng như thế nào. Phải xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không thì mới biết là thưởng thật hay không. Thưởng làm sao để cho đẹp là một chuyện khác.
Do vậy, để có con số thưởng Tết khủng, đôi khi là nhiều chiêu trò đằng sau. Có trường hợp công ty công bố thưởng ô tô, nhưng thực tế ô tô đó chỉ được cấp cho lãnh đạo sử dụng đi lại, phục vụ công việc, còn về mặt sở hữu vẫn là của công ty đứng tên…
Anh Tuấn (Tổng hợp)
Phiên bản nâng cấp của mẫu xe hatchback cỡ B Suzuki Baleno vừa được ra mắt tại thị trường Ấn Độ, với một số thay đổi về thiết kế ngoại thất và bổ sung hệ thống thông tin giải trí mới, có giá khá rẻ, chỉ từ 177 triệu.
" alt=""/>Nóng chuyện thưởng tết bằng ô tôKhi lái xe ô tô trong ngày mưa gió sẽ có hiện tượng bám nước làm mờ kính lái, kính cửa sổ và gương chiếu hậu. Hiện tượng này làm giảm khả năng quan sát của người lái và mang lại nhiều bất tiện.
Một trong những phương pháp để xử lý tình trạng trên là phủ nano chống bám nước cho kính và gương xe. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhưng giá thành lại rất cao. Nên thay vì phủ nano, nhiều người đã lựa chọn các sản phẩm phụ kiện chống bám nước giá rẻ.
Hiện nay, các sản phẩm hóa chất chống bám nước giá rẻ trên thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên, chất lượng thực tế của các loại sản phẩm giá rẻ này như thế nào? Trên thị trường, các loại hóa chất này đang được bán với giá dao động rơi vào khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng cho sản phẩm không có tên tuổi và từ 400.000 - 500.000 đồng cho các sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu hoặc Nhật Bản.
Đã có nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Khi sử dụng, các hóa chất tác dụng khá tốt, tạo được lớp bảo vệ chống bám nước trên bề mặt kính.
Khi nước mưa rơi lên kính lái và gương chiếu hậu sẽ tụ thành những giọt nước li ti như hiệu ứng cánh sen. Nếu mưa lớn thì trọng lượng hạt nước mưa sẽ kéo nước trôi khỏi kính lái để lại tầm nhìn tốt cho người lái. Trong trường hợp mưa nhỏ, nếu xe di chuyển nhanh thì nước mưa sẽ bị gió thổi bay ra phía sau. Điều này mang lại tầm nhìn tốt hơn cho người lái khi di chuyển trong điều kiện trời mưa.
Tuy nhiên, loại sản phẩm vẫn có một số nhược điểm. Hợp chất này chứa nồng độ axit nitric và sunfuric cao hơn nước sử dụng thông thường. Vì thế, nếu để xe sau một cơn mưa, lớp axit có trong nước mưa chắc chắn sẽ phá hủy dần bề mặt sơn, tạo ra các vết ố và làm giảm độ bóng của xe ô tô.
Ngoài ra, khi được bôi lên bề mặt kính sẽ tạo ra một lớp sương mù gây giảm tầm nhìn của người lái xe nếu trời không mưa. Đặc biệt là nếu sử dụng xe vào buổi tối thì ánh sáng từ đèn đường, đèn xe khác sẽ bị quang sai, gây khó quan sát cho người lái.
Ngoài ra, thời gian sử dụng của các loại chất phủ chống bám nước này khá ngắn. Nếu người lái không sử dụng cần gạt nước của xe thì chất phủ có tác dụng khoảng 2 giờ đồng hồ đối với mưa to. Trong trường hợp người lái sử dụng cần gạt mưa của xe thì chỉ sau khoảng 10 lần gạt là thấy tác dụng chống bám nước giảm đi rõ.
Do đó, khi sử dụng các loại chất phủ chống bám nước rẻ tiền người lái nên lưu ý, chỉ nên sử dụng khi trời mưa để có tầm nhìn tốt hơn. Nhưng ngay sau khi tạnh mưa thì nên vệ sinh sạch sẽ lớp phủ này để đảm bảo có tầm nhìn tốt nhất.
Theo Báo Giao Thông
Bức xúc vì va chạm ở ngã tư, người lái xe máy đã đuổi theo và ném gạch vào chiếc bán tải.
" alt=""/>Tiền mất tật mang khi dùng hóa chất phủ kính ô tô giá rẻTôi giải thích cho con về các biểu hiện của bạo lực và đề nghị con tạm dừng trò chơi đánh trận. Cu cậu hiểu ra và hứa xin lỗi bạn vào ngày hôm sau.
Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì mọi chuyện chỉ dừng lại ở một trò chơi, hậu quả chưa có gì lớn. Tôi càng mừng hơn vì vị phụ huynh kia đã chọn cách nói chuyện để hiểu rõ vấn đề, nếu không, chuyện bé sẽ xé ra to, mọi thứ có thể phức tạp hơn rất nhiều.
Những chuyện bé xé ra to, mâu thuẫn nhỏ - hậu quả lớn đã không còn là chuyện hiếm gặp. Thậm chí, các vụ bạo lực gần đây không chỉ dừng lại ở những nghi kỵ, xô xát giữa bọn trẻ với nhau, mà còn có sự dính líu của người lớn, với xu hướng khiến cho sự việc diễn biến theo chiều hướng xấu đi nhiều. Một người bố ở Quảng Ngãi chặn đường, đánh bạn của con đến nỗi xây xẩm mặt mày, tổn thương nội sọ. Một cặp vợ chồng ở Vĩnh Long xông vào trường tát các học sinh tiểu học để "trả đũa" cho con mình. Bà nội và bố của một nữ sinh lớp 6 ở Tháp Mười còn hành hung cả giáo viên sau khi con/ cháu họ bị cô giáo tát...
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm 2023, có 1.600 trường hợp bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài nhà trường. Trong khi, con số này là 2.624 vụ cho cả 5 năm học trước đó. Bên cạnh thống kê về con số, các chuyên gia nhận định thực trạng bạo lực đang ngày càng phức tạp với sự tham gia của người lớn, đặc biệt là các phụ huynh thiếu kiềm chế.
Vậy làm thế nào để kiềm chế những phụ huynh nóng nảy này?
Tôi vẫn nhớ gương mặt đỏ gay và giọng nói gắt gỏng của chị phụ huynh ấy trong lần đầu đề cập đến chuyện đánh nhau của hai đứa trẻ. Nhưng trong lần gặp tiếp theo, chị cười nói với tôi rằng, thằng bé con chị có vẻ "thỏa mãn" với sự trả đũa thành công. Chị đã nói với con mình: "Bạn ấy đã bị ba trách mắng và sẽ không dám đánh con nữa".
Giải pháp phòng tránh bao giờ cũng ưu việt hơn chống. Trước hết, theo tôi vẫn cần phải nắm rõ tâm lý ức chế, muốn trả đũa của người có con bị đánh. Nếu không thể trực tiếp can dự, bảo vệ con mình trong các vụ bạo lực, tâm lý trả đũa vẫn sẽ tồn tại. Về mặt tự nhiên, ăn miếng trả miếng là tâm lý dễ hiểu và ý chí đó cần được bào mòn dần cho đến khi bị triệt tiêu hoặc không còn đủ lớn để gây ra hậu quả. Trong các vụ bạo lực trẻ con, "thủ phạm" cũng cần được quan tâm không kém gì nạn nhân, để tránh khỏi các vụ trả đũa thậm chí còn khốc liệt hơn. Biện pháp bảo vệ những thành phần có nguy cơ bị tấn công - nạn nhân ban đầu và nạn nhân phát sinh - cũng chính là sự răn đe làm bào mòn ý chí tấn công bạo lực.
Nhưng nếu không kịp ngăn cản phản ứng tiêu cực và những nắm đấm vội vàng của phụ huynh, thì đây là lúc pháp luật cần thể hiện rõ sức mạnh.
Thông thường kẻ mạnh bao giờ cũng có xu hướng lấn át và tấn công người yếu hơn. Do đó, trong mâu thuẫn giữa các trẻ nhỏ, nếu người lớn can thiệp theo chiều hướng bênh vực một bên, người lớn (kẻ mạnh) có xu hướng sẽ tấn công trẻ nhỏ (người yếu hơn). Để bảo vệ bên yếu hơn, cần có những tác động - có thể vô hình - mang tính cảnh báo. Trong trường hợp này, đó là sự nhận biết của người lớn về những trừng phạt rất nghiêm khắc đối với chính bản thân họ - mà "thiệt hại" sẽ lớn hơn rất nhiều so với "lợi ích" bảo vệ con mình bằng bạo lực. Những người lớn hiếu chiến trong các sự việc kể trên thường bị xử lý hình sự với tội danh Cố ý gây thương tíchnhưng ở mức nhẹ: phạt hành chính, cải tạo không giam giữ hoặc tạm giam thời gian ngắn - các mức phạt theo tôi chưa đủ sức răn đe.
Khi viết những dòng này, tôi đọc được tin tức đau lòng về cái chết của một nam sinh lớp 8 ở Hà Nội. Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ ở sân chơi, em bị cậu bé 12 tuổi gọi người nhà (anh trai) ra đánh cho đến mức chấn thương sọ não. Một đứa trẻ phải chấm dứt cuộc đời ở tuổi thiếu niên và một đứa trẻ khác (16 tuổi) cũng sẽ vướng vòng lao lý, đối diện với một tương lai đầy thách thức.
Vụ án đã được khởi tố, điều tra. Hiện chưa rõ có hay không sự tham gia, liên quan của người lớn trong cuộc xô xát giữa những đứa trẻ. Nhưng tôi đã ước, trong khoảnh khắc "cậu bé 12 tuổi về gọi người nhà" đó, nếu người lớn xuất hiện và can thiệp đúng lúc, đúng cách, có thể sẽ không ai chết oan, không đứa trẻ nào bị tù tội.
Trong các vụ bạo lực giữa trẻ em với trẻ em, cha mẹ không thể vô can dù trực tiếp hay gián tiếp. Va chạm giữa con tôi và người bạn nhỏ của nó chỉ xuất phát từ một trận đánh giả. Nhưng nếu thằng nhóc không được chấn chỉnh ngay, rất có thể lớn lên cu cậu sẽ xem những trận đánh mang tính bạo lực là một chuyện bình thường.
Không một đứa trẻ nào nên được nuôi lớn và dung dưỡng bằng tư duy nắm đấm.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Thay con 'dằn mặt' bạn