Thủ tướng cũng tham quan di tích văn phòng làm việc của Cục miền Nam Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bát Lộ Quân tại Trùng Khánh; tham quan Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham - nơi trưng bày và lưu trữ nhiều hiện vật về hoạt động cách mạng trước đây của các lãnh đạo Cộng sản như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai của Trung Quốc và đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Tại tầng 2 của Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham, cách các phòng ở, làm việc thuở xưa của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai là căn phòng nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bí danh Hồ Quang từng sống và hoạt động cách mạng trong giai đoạn khoảng những năm 1939-1940.
Căn phòng lưu giữ nhiều vật dụng đơn sơ như chiếc giường đơn, bộ bàn ghế làm việc, giá sách và một vài đồ vật khác. Bên ngoài căn phòng có treo một khung ảnh trên đó có ảnh Bác Hồ và một chiếc máy đánh chữ mà người từng thường xuyên sử dụng.
Cũng trong chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc có chung biên giới cả đường bộ, đường không và đường biển, rất thuận lợi cho hợp tác du lịch, trao đổi khách giữa hai nước.
Trung bình có khoảng 330 chuyến bay qua lại mỗi tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các tuyến du lịch hai nước ngày càng sôi động, sản phẩm liên tục được bổ sung với sự đa dạng về điểm đến, mức giá phải chăng, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường.
Năm 2023, Việt Nam đón 1,75 triệu lượt khách Trung Quốc; và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, đã đón 2,7 triệu lượt khách Trung Quốc. Việt Nam cũng nằm trong 5 thị trường nước ngoài gửi nhiều khách nhất đến Trung Quốc, với 7,9 triệu lượt khách.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, hợp tác văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng tầm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm "6 hơn". Trong đó, với nội dung thứ 3 "hợp tác thực chất sâu sắc hơn", hợp tác văn hóa-du lịch là một điểm sáng trong quan hệ song phương.
Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc đều có truyền thống văn hóa lịch sử phong phú; có nhiều điểm tương đồng về phát triển văn hóa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc phát triển du lịch cũng gắn bó chặt chẽ với phát triển văn hóa, hai lĩnh vực này gắn kết, bổ sung, hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện, tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhau cùng phát triển.
Thời gian tới, Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, kết nối văn hóa, du lịch, triển khai những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực để góp phần thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam và Trung Quốc.
Sáng nay Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, ủng hộ và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ, ngành, địa phương Việt Nam mở rộng và tăng cường hợp tác với TP Trùng Khánh.
Thủ tướng cảm ơn chính quyền TP đã tôn tạo khu trưng bày những năm tháng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Cách mạng Hồng Nham.
Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Viên Gia Quân cho biết, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất liên tục trong 5 năm qua và là điểm đến đầu tư lớn nhất của Trùng Khánh trong ASEAN.
Ông Viên Gia Quân đánh giá cao việc thành lập Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh, tin tưởng sẽ là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Trùng Khánh nói riêng và với khu vực miền Tây Trung Quốc nói chung...
Thủ tướng đề nghị TP tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác hiệu quả tuyến đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - châu Âu, đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi nước thứ ba; nhập khẩu nhiều hơn mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thủ tướng đề nghị tích cực nghiên cứu việc mở thêm đường bay thẳng giữa Trùng Khánh với các địa phương lớn của Việt Nam.
Đối với cấp THCS, các khối lớp 6, 7, 8 tiếp tục tổ chức các lớp học trực tuyến. Trọng tâm các lớp học nhằm ôn tập, củng cố, bồi dưỡng kiến thức phổ thông cho học sinh, chưa tổ chức dạy học chương trình chính khóa năm học 2021 - 2022.
Với lớp 9, 10, 11, 12 thì tiếp tục tổ chức dạy và học trực tuyến theo chương trình chính khóa năm học 2021 - 2022, kể cả 2 trường tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp.
Theo đó giáo dục mầm non, tiểu học, thường xuyên, những cơ sở giáo dục nội trú và cơ sở giáo dục khác tiếp tục nghỉ cho đến khi có thông báo mới.
Sở GD-ĐT Cà Mau cấm tuyệt đối mọi hình thức dạy thêm, học thêm có thu tiền, kể cả dạy thêm trực tuyến.
Đồng thời, yêu cầu các trường tăng cường tư vấn tâm lý học sinh, quan tâm đặc biệt đối với những em bị tổn thương về sức khỏe, tinh thần; hướng dẫn học sinh cách thức cân bằng tâm lý, ứng phó với những cảm xúc tiêu cực.
Lê Huyền
Tính đến hiện tại, có 25 tỉnh, thành đã cho phép 100% học sinh các cấp đến trường. Một số tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận,... cũng đang lên phương án cho học sinh đi học trở lại từ ngày 4/10 tới.
" alt=""/>Cà Mau hoả tốc dừng đến trường, thay đổi lịch học trực tiếpTrong cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên Bộ Công nghiệp Indonesia Febri Hendri Antoni Arief cho biết việc buôn bán điện thoại Google Pixel trong nước là bất hợp pháp. Ước tính 22.000 thiết bị đã vào thị trường qua bưu điện hoặc xách tay, theo hãng tin Kontan.
Mới đây, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cũng cấm bán iPhone 16 vì Apple không thực hiện cam kết đầu tư. Theo ông Arief, nhà sản xuất iPhone đang xin gặp Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita để thảo luận về lệnh cấm, dù chưa có ngày nào được ấn định.
Bloomberg nhận định, động thái báo hiệu Indonesia sẵn sàng tăng cường thực thi chính sách hạn chế đối với doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo đầu tư lớn hơn.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng được yêu cầu phải đáp ứng hàm lượng nội địa lên tới 40% tùy thuộc vào quy mô hoạt động trong nước.
Họ có thể tuân thủ bằng cách sản xuất thiết bị, phát triển phần mềm hoặc đầu tư vào đổi mới sáng tạo ở Indonesia.
Theo Bộ Công nghiệp Indonesia, Apple đã thành lập các học viện nhà phát triển ở đây nhưng số tiền đầu tư chỉ ở mức 1,5 nghìn tỷ rupiah (95 triệu USD), thấp hơn 1,7 nghìn tỷ rupiah cam kết.
Các hãng đối thủ như Samsung Electronics và Xiaomi lại mở nhà máy trong nước.
Với quy mô 1 nghìn tỷ USD, Indonesia là một thị trường tăng trưởng tiềm năng với hơn 350 triệu điện thoại di động đang hoạt động - cao hơn nhiều so với dân số 270 triệu, theo dữ liệu của chính phủ.
Cả Google và Apple đều không lọt top 5 thương hiệu smartphone của nước này năm ngoái.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Sau iPhone 16, Indonesia chặn tiếp điện thoại Google Pixel