U lympho Hodgkin là một trong hai nhóm bệnh ác tính của tế bào lympho (Ảnh: Emedicinehealth).
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đưa ra một số yếu tố nguy cơ cao: Nhiễm EBV, suy giảm miễn dịch (sau ghép tạng, HIV…), bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, sarcoidosis…) và yếu tố gia đình.
U lympho Hodgkin thường bắt đầu từ các hạch bạch huyết nằm ở phần trên của cơ thể. Một số các hạch bạch huyết trong các khu vực nhận thấy dễ dàng hơn, chẳng hạn như ở cổ, trên xương đòn, dưới cánh tay hoặc ở vùng háng.
Hạch bạch huyết phì đại trong khoang ngực cũng phổ biến. U lympho Hodgkin có thể lan ra ngoài các hạch bạch huyết hầu cũng như bất kỳ phần nào của cơ thể.
Triệu chứng cảnh báo u lympho Hodgkin
Triệu chứng lâm sàng của bệnh không đặc hiệu và thường có biểu hiện giống như tình trạng nhiễm khuẩn hơn là bệnh lý ác tính.
Khoảng 70% bệnh nhân có biểu hiện hạch to. Hạch thường mềm, di động hoặc cứng, di động khó khi có xơ hóa.
Một số bệnh nhân có biểu hiện ngoài da (Ảnh: VWH).
Hạch thường gặp ở vùng đầu cổ, trung thất, nách, bẹn, hạch sau phúc mạc, dưới cơ hoành…
Một số người bệnh có thể có gan hoặc lách to nhưng ít khi to nhiều. Khối trung thất hay gặp nhưng hầu hết không có biểu hiện lâm sàng. Một số trường hợp biểu hiện ban đầu ngoài hạch như: Da, đường tiêu hóa, não…
Ở giai đoạn muộn của bệnh, thường xuất hiện các biểu hiện chèn ép, xâm lấn của tổ chức Lympho. Có thể có thiếu máu, nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết.
Biểu hiện toàn thân thường gặp là hội chứng B: sốt > 38 độ C không rõ nguyên nhân, giảm > 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, ra mồ hôi đêm.
Các giai đoạn tiến triển của u lympho Hodgkin
Giai đoạn I: Ung thư được giới hạn trong một vùng hạch bạch huyết hoặc một cơ quan duy nhất.
Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, ung thư ở hai hạch bạch huyết hoặc ung thư khác nhau trong một phần của mô hoặc một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Tuy nhiên, ung thư còn hạn chế một phần của cơ thể hoặc là ở trên hoặc dưới cơ hoành.
Giai đoạn III: Khi ung thư di chuyển đến các hạch bạch huyết cả trên và dưới cơ hoành, nó được coi là giai đoạn III. Ung thư cũng có thể trong một phần mô hoặc cơ quan gần các nhóm hạch bạch huyết hoặc trong lá lách.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tiến triển nhất của u lympho Hodgkin. Ung thư tế bào ở trong một vài phần của một hoặc nhiều cơ quan và mô. Giai đoạn này u lympho Hodgkin không chỉ ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết mà cả các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như, gan, phổi hoặc xương.
" alt=""/>U lympho Hodgkin có thể phát ra những tín hiệu cảnh báo nào?Theo thông tin ban đầu, nạn nhân bị nước cuốn và mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày (Ảnh: Chí Anh).
Theo bác sĩ Giang, có thể người này (nạn nhân mắc kẹt 9 ngày trên sông ở Gia Lai), sống ở vùng điều kiện khắc nghiệt và luôn vận động nên sẽ có sức khỏe, giúp cho việc sinh tồn tốt.
Ngoài ra, nạn nhân mắc kẹt giữa sông nên họ không hoạt động nhiều mà nằm tại chỗ. Từ đó, cơ thể sẽ giảm chuyển hóa, thân nhiệt hạ giúp giữ được năng lượng. Nước sông khi người này uống có thể tạo ra oxy để nuôi dưỡng cơ thể. Từ các yếu tố trên, cơ thể vẫn tồn tại được khi mắc kẹt nhiều ngày giữa sông.
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Mang Yang cho biết, sau khi được lực lượng chức năng giải cứu từ sông lên, nạn nhân đã được bác sĩ cấp cứu. Đến nay, người này đã không còn bị nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nạn nhân có biểu hiện mệt mỏi, lả người và đang phục hồi lại sức khỏe.
Trước việc giải cứu thành công nạn nhân mắc kẹt nhiều ngày, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo Công an huyện xác minh vụ việc và Trung tâm Y tế huyện quan tâm, hỗ trợ nạn nhân sớm hồi phục sức khỏe.
Ông Lê Trọng, Chủ tịch UNBD huyện Mang Yang, cho hay: "Sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã phối hợp với người nhà nạn nhân ở xã Kdang (huyện Đăk Đoa) xác minh thông tin. Theo người nhà, nạn nhân đã rời nhà đi khoảng từ 7 đến 9 ngày. Trong khoảng thời gian này có thể nạn nhân đã bị nước cuốn và mắc kẹt trên sông".
Như Dân tríthông tin, chiều 24/9, Công an xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai đã phối hợp cùng người dân địa phương, giải cứu thành công một người bị lũ cuốn và mắc kẹt nhiều ngày giữa sông Ayun.
Theo thông tin ban đầu, nạn nhân Phan Minh Thắng bị nước cuốn trôi và mắc kẹt giữa sông từ ngày 16/9 đến nay.
" alt=""/>Thanh niên mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày: Nhận định của bác sĩNhiều nghiên cứu đã ủng hộ điều này, như một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí International Journal of Obesity, kết luận rằng các bài tập aerobic như đi bộ nhanh là thiết yếu để giảm mỡ nội tạng, và một nghiên cứu trước đó trên tờ Environmental Health and Preventative Medicine thấy rằng những phụ nữ bước ít hơn 7.500 bước một ngày có nhiều mỡ bụng hơn những người đạt hoặc vượt mục tiêu này.
Nhưng tuy đi bộ có thể chắc chắn giúp đốt cháy mỡ bụng, song điều này không đơn giản lắm, Steven Goelzer, huấn luyện viên cá nhân có bằng cấp và là chuyên gia về chuyển hóa tại Life Time Athletic, Laguna Nigel, CA, cho biết: “Đốt mỡ phụ thuộc nhiều vào hoóc-môn hơn là kiểu tập luyện. Các bài tập cường độ thấp (như đi bộ) sẽ đốt cháy tỷ lệ mỡ cao, nhưng khối lượng tập luyện cần thiết không phải lúc nào cũng phù hợp với lịch sinh hoạt của hầu hết mọi người", và chuyển hóa của một người cũng giúp quyết định việc họ cần đi bộ bao nhiêu để bắt đầu đốt cháy mỡ.
Lối sống đóng một vai trò còn lớn hơn nữa trong mỡ bụng - điều thiết yếu là bạn phải ăn uống đúng cách và ngăn ngừa stress. Tất nhiên, đi bộ có thể giúp cả hai điều này, nhưng khi phối hợp với nhau chúng sẽ là một yếu tố trong lượng mỡ bụng mà bạn có thể đốt cháy. Goelzer nói: "Quá nhiều thứ góp phần nên không thể nói được cái gì sẽ làm giảm mỡ bụng dễ dàng hơn".
Để duy trì sức khỏe và tối đa hóa khả năng đốt cháy mỡ, Goelzer khuyên nên đi bộ sáu lần một tuần trong 30 phút hoặc lâu hơn. Tập thể dục thường xuyên và gắn bó ổn định với một chương trình dài hạn - cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và quản lý stress - là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
Cẩm Tú
Theo PS