Muốn giảm lượng tiêu thụ điện thì thành phố phải tiết kiệm 40% lượng đèn chiếu sáng trên các tuyến. Theo tiêu chuẩn chiếu sáng là 35m phải có một cột đèn, nhưng do tiết kiệm nên cứ 70m thì Bến Tre đặt một cột đèn. Thế nhưng, mỗi năm Bến Tre vẫn phải chi trả 6,2 tỷ đồng tiền điện cùng với 3,5 tỷ phí quản lý bảo dưỡng.
Từ năm 2020, thành phố thực hiện dự án chiếu sáng thông minh sử dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật), thay thế 6.800 bộ đèn sodium, compact trên 70 tuyến đường chính và 13 tuyến đường trong các công viên. Hệ thống chiếu sáng này còn lắp đặt các thiết bị để quản lý giao thông thông minh, quảng cáo thông minh, điều hành xe bus theo thời gian thực và cảnh báo ô nhiễm môi trường.
“Sau khi vận hành hệ thống chiếu sáng thông minh, các cột đèn được điều khiển từ xa, từ 11h đêm đèn sẽ giảm chiếu sáng để tiết kiệm điện. Theo đó, Bến Tre đã giảm được 50 - 60% điện năng tiêu thụ và mỗi năm tiết kiệm được khoảng 3 tỷ”, ông Huỳnh Vĩnh Khánh nói.
Ứng dụng công nghệ để tiết kiệm điện năng
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, điện năng dành cho chiếu sáng ở Việt Nam đang chiếm khoảng 35% tổng năng lượng điện cung ứng, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này chỉ chiếm 15-17%. Giải pháp tiết kiệm điện cho chiếu sáng vì thế trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nếu áp dụng công nghệ vào chiếu sáng, Việt Nam sẽ giảm được lượng điện tiêu thụ đáng kể, có thể đạt với mức chuẩn của thế giới.
Theo thống kê của BKAV, văn phòng, nơi công cộng lắp đặt hệ thống thông minh tắt/mở tự động sẽ giúp tiết kiệm tới 40% tiền điện hàng tháng. Căn cứ kết quả nghiên cứu và nghiệm thu ở thành phố Trà Vinh năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nếu áp dụng hệ thống này trên quy mô toàn thành phố, chi phí tiết giảm được ít nhất là tương đương như trên. Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã thử nghiệm hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh tại Khu đô thị Đại học Quốc gia ở Thủ Đức, đường nội đô Khu công nghệ cao TP.HCM. Kết quả thu được bước đầu là hết sức tích cực khi tiết kiệm từ 50-70% điện năng so với đèn thủy ngân cao áp, tùy theo phương án điều khiển.
Cho đến thời điểm này, chưa có con số cập nhật chi tiết về tổng số tiền chi cho chiếu sáng đô thị của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào con số của TP.HCM sẽ thấy Việt Nam có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng từ việc ứng dụng công nghệ. Theo số liệu của Sở GTVT TP.HCM năm 2017, điện năng cho chiếu sáng công cộng của TP.HCM lên tới 93 triệu kWh, tương đương với 180 tỷ đồng. Đây chỉ là số đèn chiếu sáng công cộng mà Sở GTVT quản lý. Nếu tính toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng tại TP.HCM, con số này có thể gấp đôi.
Rõ ràng là khi áp dụng giải pháp công nghệ chiếu sáng thông minh có thể tiết kiệm cho thành phố đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Các đô thị vẫn chậm chân
Tại Việt Nam, Nghị định về quản lý chiếu sáng đô thị năm 2009 cũng như Luật Quy hoạch đô thị đã có quy định Quy hoạch chiếu sáng đô thị phải được lập thành đồ án riêng cho các đô thị trực thuộc Trung ương. Nhưng hiện nay chỉ có 3 đô thị thực hiện là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Một số thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh… đang trong quá trình xây dựng, triển khai thành phố thông minh và ứng dụng công nghệ IoT vào quản lý chiếu sáng công cộng là một phần không thể thiếu của hạ tầng đô thị. Nhiều nước trên thế giới yêu cầu bắt buộc phải có chiếu sáng thông minh khi xây dựng hạ tầng đô thị. Trong khi đó, việc triển khai hệ thống chiếu sáng thông minh tại Việt Nam giờ mới bắt đầu.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi cho biết, chúng ta thường xuyên thấy những quãng đường hàng chục km rực sáng trong đêm kể cả khi không có phương tiện qua lại. Hệ thống chiếu sáng cũ đang gây nên sự lãng phí quá lớn bởi nó không thể kiểm soát việc tiết kiệm điện năng. Nếu mỗi cột đèn chiếu sáng có công suất 150 - 200W sẽ gây lãng phí điện năng biết bao nhiêu?
“Rõ ràng chiếu sáng thông minh đem lại hiệu quả cho các đô thị, song những nhà quản lý đô thị có muốn làm hay không mà thôi. Để giải quyết vấn đề chiếu sáng thông minh phải có quy định cho các dự án đô thị mới. Thành phố thông minh không phải là cái gì to tát mà chính là từ câu chuyện nhỏ như bóng đèn thông minh”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Thái Khang
" alt=""/>Thành phố thông minh từ câu chuyện bóng đènBác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), tư vấn:
Đau đầumỗi khi thay đổi thời tiết là tình trạng xảy ra phổ biến đối với mọi lứa tuổi, có thể do nhiều nguyên nhân.
Việc tăng hoặc giảm nhiệt độ có thể gây rối loạn co thắt mạch máu, từ đó làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể, khiến lượng máu lên não thay đổi, gây co thắt mạch máu trong não nên đau đầu.
Có người nhạy cảm ánh sáng, đi ra nắng bị chói mắt, cơ thể thậm chí còn bị dị ứng, tăng tiết histamine, tăng tiết tuyến thượng thận, làm thay đổi lượng máu lưu thông trong người nên gây thiếu máu não. Có người tăng lượng máu trên não, cũng gây rối loạn co thắt khiến đau đầu.
Độ ẩm không khí tăng hay giảm, việc tiết mồ hôi hay uống nước thay đổi, dẫn tới rối loạn thay đổi nồng độ các chất điện giải, làm máu đặc hay loãng hơn, vẫn làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể.
Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất không khí. Áp suất bên ngoài giảm xuống sẽ tạo ra sự khác biệt (chênh lệch) giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể hay áp suất tai trong. Cơ thể tìm cách thích nghi, gây co thắt mạch máu não, chèn ép dây thần kinh, gây ra đau đầu, khó chịu.
Nhiều người giống bạn, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nên được gọi vui là "cỗ máy dự báo thời tiết". Họ thường là người làm nhiều công việc trí óc, căng thẳng, ngủ kém, rối loạn nội tiết (đặc biệt phụ nữ từ 40-50 tuổi là đối tượng nhiều nhất), ăn ngủ không điều độ. Nhóm người này bình thường đã hay đau đầu, gặp dịp thay đổi thời tiết lại dễ đau đầu hơn.
Người bị thiếu máu như mắc bệnh tan máu bẩm sinh(Thalassemia), thiếu sắt hoặc phụ nữ gần giai đoạn có chu kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi nội tiết... cũng dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết.
Biểu hiện đau đầu khi thay đổi thời tiết đa dạng. Có người đau nửa đầu, có người đau theo nhịp đập của tim; thêm hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, buồn nôn, tê bì mặt…
Nếu lo lắng đau đầu có thể có bất thường mạch máu, khi có điều kiện, nên đi khám, chụp CT, MRI để biết chính xác bản thân có bị bất thường (phình mạch máu não) hoặc có khối u nào trong não hay không. Tôi vẫn thường khuyên mọi người nếu đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc, ví dụ một tuần 7 ngày nhưng có tới 2-3 ngày đau cả buổi thì nên đi khám.
Nếu có cơn đau đầu dữ dội, đau như sét đánh, chưa từng có cơn đau nào như thế, đau kèm ù tai thường xuyên thì nên đi viện khám.
Mức tác động với người dân có bảo hiểm y tế
Nếu tính yếu tố "chi phí quản lý" vào giá dịch vụ khám chữa bệnh, tỷ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ khám chữa bệnh là 4%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 2.180 tỷ đồng/năm.
Nếu tính cả chi phí tiền lươngtheo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng và chi phí quản lývào giá thì giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng bình quân 9%.
Về tác động của điều chỉnh viện phí theo mức tăng của lương cơ sởlên 1,8 triệu đồng (từ 1/7) đối với các nhóm đối tượng có thẻ BHYT, Bộ Y tế cho biết: Với người tham gia BHYT là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100%, sẽ "không bị ảnh hưởng". Với các đối tượng phải đồng chi trả 20% hay 5%, khoản tăng thêm không nhiều, họ có khả năng chi trả vì thu nhập tăng theo lương cơ sở.
Bộ Y tế cũng cho rằng nếu điều chỉnh tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng và tính chi phí quản lý vào giá khám chữa bệnh, quỹ BHYT vẫn đủ khả năng cân đối, điều này được khẳng định dựa trên so sánh chênh lệch thu chi của quỹ BHYT hằng năm (năm 2021 dư 14.368 tỷ đồng), lũy kế kết dư 50.300 tỷ đồng.
Đề xuất quý III/2024 tính chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế
Bộ Y tế dự kiến tháng 8 hoàn thành khảo sát và đề xuất phương án tính chi phí quản lý vào giá. Tuy nhiên, dự kiến tháng 12 mới hoàn thiện việc sắp xếp danh mục kỹ thuật và thực hiện khảo sát xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo danh mục kỹ thuật mới được ban hành.
Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và phương án giá dịch vụ 3-6 tháng, cơ quan này dự kiến quý III/2024 hoàn thiện và đề xuất thực hiện giá khám chữa bệnh tính tiếp chi phí quản lý.
Cũng theo một đánh giá trước đó của Bộ Y tế, nếu tính chi phí khấu hao trang thiết bịy tế, tài sản (yếu tố thứ 4), giá dịch vụ khám chữa bệnh sẽ tăng rất cao.
Cơ quan này lấy ví dụ tại cơ sở y tế tư nhân, giá dịch vụ khám chữa bệnh có tính chi phí khấu hao, riêng tiền khám bệnh bình quân là 200.000-300.000 đồng, tiền giường bệnh từ 1 đến 5 triệu đồng, gấp 5-10 lần giá của bệnh viện công.
Với mức điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh có tính đủ khấu hao trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ cao gấp 2-3 lần giá hiện tại. Do vậy, chênh lệch thu chi của quỹ BHYT không thể cân đối trong khi chưa xác định được lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT.
Dự kiến lộ trình thay đổi giá dịch vụ khám chữa bệnh:
Thời gian | Nội dung thay đổi |
Tháng 7/2023 | Ban hành Thông tư điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới |
Tháng 7/2024 | Đưa chi phí quản lý vào giá khám chữa bệnh |
Quý III/2025 | Tính chi phí khấu hao vào giá |
Chiều 11/7, tại cuộc làm việc với Bộ Y tế, một số bộ, ngành, địa phương về lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc tính đúng, tính đủ cùng lộ trình thực hiện giá dịch vụ khám chữa bệnh nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế công lập tự chủ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo đảm chế độ, chính sách để "giữ chân" cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao...
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tính toán tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến người bệnh, nhất là nhóm chính sách, bảo trợ xã hội, hoàn cảnh khó khăn. Lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh cần đặt trong mối quan hệ với chính sách xã hội hóa y tế, tự chủ bệnh viện, phát triển bảo hiểm y tế.
" alt=""/>Viện phí điều chỉnh như thế nào khi tính theo mức tăng của lương cơ sở?