Kèo vàng bóng đá Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Khách đáng tin
Trên kênh YouTube cá nhân, danh hài Thúy Nga vừa chia sẻ chuyến tham quan một mảnh đất của em gái, rộng 25000 m2 tại tiểu bang Florida, Mỹ. Tại đây, có một căn nhà cho thuê với giá 2000 USD mỗi tháng. Phần đất còn lại được dùng để trồng cây ăn trái.Nữ nghệ sĩ tâm sự, suốt một năm qua mắc kẹt tại Mỹ vì Covid-19, cô không có công việc để làm, khiến kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, Thúy Nga tiết lộ, cô quyết định trở thành môi giới nhà đất, kiếm thêm thu nhập.
“Hôm nay, tôi quay cho mọi người xem mảnh đất này và sẵn tiện bán luôn. Tôi phải bán nhà, bán đất bớt đi không bữa giờ dịch bệnh ăn hết tiền rồi. Tôi muốn khởi nghiệp buôn bán nhà đất trên kênh YouTube của mình. Tôi phải tập tành kinh doanh, buôn bán cho có thêm chút tiền chứ cứ làm nghệ sĩ mãi nghèo lắm, sống không nổi”, Thúy Nga trải lòng.
Ngoài mảnh đất của em gái, Thúy Nga còn giới thiệu đến khán giả một mảnh đất khác rộng 1600m2 và một căn nhà đang cho thuê.
Thúy Nga mắc kẹt tại Mỹ gần 1 năm qua
Cách đó vài ngày, Thúy Nga “gây bão” khi tuyên bố thuê phi cơ riêng để về Việt Nam. “Cả năm qua dịch bệnh tôi không làm ăn được gì cả, cứng ngắc cả người rồi. Giờ chờ hết dịch mua vé về Việt Nam thì lâu quá”, cô nói.
Sau đó, Thuý Nga quyết định trải nghiệm dịch vụ bay trong 15 phút với chi phí 200 USD. Ban đầu, nữ danh hài tỏ ra khá phấn khích vì nam phi công khá đẹp trai. Song, sau 15 phút, Thúy Nga đã rút lại ý định thuê máy bay riêng về Việt Nam. Cô cho hay: "Sau khi bay thử 15 phút tôi đã chịu không nổi vì máy bay riêng này đi ù tai quá, nếu bay hàng chục giờ đồng hồ để về Việt Nam chắc tôi chết. Tính ra còn đắt hơn vé máy bay từ Cali qua Florida chơi, có 40 đô".
Trao đổi với chúng tôi, Thúy Nga cho biết, cách đây vài tháng, chị gửi con gái Nguyệt Cát (9 tuổi) ở Việt Nam và một mình về Mỹ để giải quyết công việc riêng. Tuy nhiên, sau đó nữ danh hài bị mắc kẹt tại Mỹ do dịch Covid-19.
Theo Thúy Nga, tại Mỹ ban bố cách ly xã hội, các chuyến bay thương mại không được khai thác. Từ trước đến nay, nữ danh hài chưa từng xa con gái quá một tháng. “Khi sang đây, tôi cứ nghĩ chỉ tạm xa con một thời gian ngắn nhưng không ngờ lại bị mắc kẹt lại lâu đến thế”, Thuý Nga ngậm ngùi nói.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Thuý Nga. Không chỉ xa con, chị phải hủy toàn bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và các show diễn ở cả Việt Nam lẫn Mỹ.
Thúy Nga phải rút tiền tiết kiệm để tiêu xài
Không có thu nhập, chị rút tiền tiết kiệm ra để tiêu xài. Nữ danh hài cho biết, hiện tại chị vẫn có thể cầm cự được nhưng nếu dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và mắc kẹt thêm một thời gian dài nữa ở Mỹ thì tình hình có thể trở nên gay go. Nữ nghệ sĩ giờ chẳng mong điều gì khác ngoài sự bình an, sớm được về Việt Nam đoàn tụ với con và tiếp tục các công việc vào cuối năm nay.
Thúy Nga sinh năm 1976, quê ở Quảng Trị. Năm 18 tuổi, chị thi vào trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Năm 2000, chị gia nhập sân khấu kịch Phú Nhuận của Hồng Vân. Năm 2003, Thúy Nga và Quốc Thuận thành lập nhóm hài riêng, làm tiểu phẩm tham gia chương trình“Gala Cười”. Ba năm liên tiếp, họ đoạt giải Nhóm hài trẻ được yêu thích.
Đặc biệt, Thúy Nga từng đóng chung nhiều vở kịch cùng nghệ sĩ Hoài Linh, trong đó có thể kể tới vai làm vợ Hoài Linh với các sản phẩm như: Vợ chồng thằng Đậu, Chuyện xứ người, đại gia đình,...nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ khán giả vì diễn xuất tự nhiên.
Hoài Linh cũng nhận con gái Thúy Nga làm con nuôi
Năm 2010, Thúy Nga kết hôn và sinh con gái - bé Nguyệt Cát. Sau khi ly hôn, chị sống, làm việc tại Mỹ lẫn trong nước.
Với nhiều năm làm nghề cùng tên tuổi vang xa, cát-xê của Thúy Nga cũng thuộc top đầu trong showbiz. Nữ danh hài có 2 căn nhà ở Việt Nam và Mỹ. Căn biệt thự ở quê nhà có giá khoảng gần 10 tỷ đồng, còn nhà ở Mỹ có sân vườn rộng rãi và có tới 112 ô cửa sổ.
(Theo Dân Việt)

Thuý Nga: 'Làm mẹ đơn thân không tủi, khó nhất con hỏi ba là ai'
Xác định làm mẹ đơn thân từ khi mang bầu nên Thuý Nga không hờn tủi mà chỉ suy nghĩ làm sao để trả lời con một cách thông minh, tinh tế nhất rằng: "Ba nó là ai".
" alt=""/>Nữ danh hài gặp khó khăn tại Mỹ, phải làm môi giới nhà đất kiếm sống là ai?
 có nét bề ngoài của một “hotgirl thành phố”, ít chạm gió sương. Thế nhưng, nếu ai biết đến nhóm lái xe tình nguyện <em>“Những chuyến xe yêu thương”</em>đưa bệnh nhân nghèo về quê, chắc hẳn không quá bất ngờ với số km cầm lái siêu khủng của cô gái 9X.</p><p>Sinh năm 1992 tại Thái Bình, Nhung chọn mảnh đất Bắc Ninh là nơi sinh sống và lập nghiệp. </p><table class=)
 |
Cô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê. |
Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.
Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.
"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.
 |
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km. |
Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.
“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.
Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.
Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.
Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.
 |
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua. |
Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.
Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên
Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.
Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.
Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.
Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
 |
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau. |
“Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.
Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.
“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.
 |
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá. |
Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn.
"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.
Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những chuyến xe yêu thương
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
" alt=""/>Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê
NXB Trẻ vừa phát hành toàn quốc tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mang tên Con chim xanh biếc bay về, với số lượng 150 nghìn bản in (trong đó có 130 nghìn bìa mềm, và 20 nghìn bìa cứng đặc biệt, phiên bản bìa đặc biệt chỉ in một lần duy nhất). Đây là tác phẩm thứ 46 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh in tại NXB Trẻ."Với cuốn sách này, tôi muốn viết khác các quyển trước đây một chút. Những tác phẩm trước, tôi viết về lứa tuổi học trò với nhiều hoài niệm tuổi thơ và bối cảnh thường là thôn quê. Lần này câu chuyện chính xảy ra ở thành phố, nơi tôi đang sống - TP.HCM. Sau 20 năm, bối cảnh thành phố bây giờ cũng không còn giống như thành phố trong các truyện Còn chút gì để nhớ, Phòng trọ ba người hay Kính vạn hoa tôi viết đã quá lâu rồi. Thành phố trong tác phẩm này gần với ngày hôm nay hơn, dù tôi chủ yếu viết về các khu chợ và các xóm lao động".
 |
Tác giả viết về thành phố nơi mình đang sống với những câu chuyện gần gũi. |
Chính vì kéo không gian, thời gian gần hơn với độc giả so với các tác phẩm trước nên câu chuyện gần gũi hơn – đó là câu chuyện của các bạn trẻ ngày nay, đặc biệt những bạn xa quê lên thành phố học tập và mưu sinh, với chuyện nhà trọ, việc làm, yêu đương, và bao nỗi trăn trở khác. Bên cạnh đó, trong phần đầu của tác phẩm, có lẽ độc giả cũng sẽ thích thú với chợ - một không gian chợ đặc trưng của mảnh đất Sài Gòn và thích thú đếm xem nhà văn đã cho nhân vật đi những chợ nào… Bởi, theo lời nhân vật thì "hóa ra chợ không chỉ là nơi mua bán mà chính là không gian sống của tôi lâu nay".
Các nhân vật chính trong Con chim xanh biếc bay vềcũng trưởng thành hơn so với các tác phẩm trước đây, với những câu chuyện mưu sinh lập nghiệp lắm gian nan thử thách và đầy hoài bão. Họ có thể là những sinh viên vừa ra trường hoặc sắp ra trường, là nhân viên trong các công ty, là ông chủ bắt đầu khởi nghiệp… Dù vậy, tình yêu vẫn thắp lên rộn ràng trong cuộc sống bộn bề, khiến câu chuyện giống như một cuốn phim "trinh thám tình yêu". Tác phẩm sẽ dẫn bạn đọc đi từ bất ngờ này đến tò mò suy đoán khác, để kết thúc bằng một nỗi hân hoan vô bờ sau bao phen hồi hộp nghi kỵ đến khó thở.
 |
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi ra mắt sách. |
Nét bút hóm hỉnh và đầy cảm động, vốn dĩ đã trở thành một phong cách quen thuộc của Nguyễn Nhật Ánh và ở Con chim xanh biếc bay về, nhà văn vẫn dùng giữ phong cách đó.
Điểm nhấn quan trọng trong cuốn sách chính là khát khao sống tốt, sống tử tế, tinh thần hướng đến cái đẹp và sự tinh tế. Chính sự tử tế, tình yêu thương, tinh thần hướng thượng đã giúp hóa giải mọi thứ, dù là những thứ "dường như không thể nào chấp nhận được". Các chi tiết trong truyện có lúc làm độc giả nghẹt thở nhưng rồi chính lòng trắc ẩn, thương yêu đã giúp các nhân vật cuối cùng tìm về với nhau trong một niềm hân hoan, hạnh phúc, như duyên số đã sắp đặt cho họ vậy. Ngay trong cuộc sống hằng ngày của các nhân vật, nhà văn đã khéo léo để các nhân vật của mình luôn thể hiện lòng trắc ẩn với mọi người xung quanh mình.
Cuốn sách cũng thắp lên sự lạc quan trong trái tim bạn đọc, qua những gian nan thử thách của những bạn trẻ tự lập thân, lập nghiệp vẫn tìm thấy niềm vui, với những ước mơ, hoài bão xanh rì, bắt nhịp với đời sống đô thị TP.HCM khiến tác phẩm có chất hiện đại và gần gũi khó tả.
Con chim xanh biếc bay vềchia sẻ cùng bạn rằng giữa đời sống bề bộn thị thành, luôn có những góc nhẹ nhàng để ta tìm về, luôn có niềm vui để ta hướng đến, và những nỗi lo âu, tị hiềm, nghi kỵ vẫn có thể hóa giải, như cách người đô thị TP.HCM vẫn sống phóng khoáng hết mình, làm việc hết mình, yêu thương hết mình.
Tình Lê

Cuốn sách chỉ cách cho F.A thoát cuộc sống độc thân
'Bắt đầu từ đâu để hết một mình?' của Vũ Nguyệt Ánh có thể coi là một cuốn sách kỹ năng phù hợp với các bạn trẻ Việt.
" alt=""/>Cuốn sách khác biệt của Nguyễn Nhật Ánh