![]() |
Trong cuộc thử nghiệm của Facebook, bình luận có chứa từ "fake" (giả mạo) sẽ xuất hiện trên cùng phần bình luận phía dưới mẩu tin. Ảnh: BBC |
Theo Facebook, cuộc thử nghiệm nhằm ưu tiên "các bình luận thể hiện sự không tin tưởng". Điều đó đồng nghĩa, trên danh sách cập nhật tin từ các hãng thông tấn và cơ quan báo chí như BBC, Economist, New York Times hay Guardian đều bắt đầu bằng một bình luận đề cập đến từ "giả mạo".
Trong thử nghiệm, các bình luận xuất hiện trên nhiều mẩu tin khác nhau, từ những tin có thể là giả mạo cho tới các tin rõ ràng là chính thống. Các ý kiến vốn xuất hiện trên cùng phần bình luận đến từ nhiều người khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là chứa từ "giả mạo".
Chỉ có một số người dùng Facebook nhìn thấy thử nghiệm như trên. Hiện cuộc thử nghiệm đã kết thúc nhưng nhiều người tiếp cận nó tỏ ra phẫn nộ.
"Rõ ràng Facebook đang đối mặt vô số áp lực phải giải quyết vấn nạn tin giả mạo, nhưng nghi vấn tính chân thực của mọi mẩu tin đơn lẻ là lố bịch. Trái ngược hoàn toàn với việc chống lại những thông tin sai lạc trên mạng, công ty đang làm phức tạp thêm vấn đề bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa những gì có thật và những gì không thật. Bảng tin Facebook của tôi đã trở thành nơi diễn ra thử nghiệm ba phải kinh khủng kiểu Orwellian", Jen Roberts, một chuyên gia tư vấn PR tự do nhận xét.
Nhiều người dùng Facebook khác cũng chia sẻ sự không hài lòng trên Twitter.
Tuy nhiên, trong một thông cáo gửi báo chí, Facebook nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn phát triển các cách thức ngăn chặn sự phát tán tin tức sai sự thật trên nền tảng của mình và đôi khi triển khai các thử nghiệm nhằm tìm ra những cách thức mới để làm điều đó. Đây là một cuộc thử nghiệm nhỏ và đã kết thúc. Chúng tôi muốn xem liệu việc ưu tiên các bình luận bày tỏ sự không tin tưởng có hữu ích hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các cách thức mới nhằm giúp cộng đồng có nhiều thông tin hơn để quyết định cái họ đọc và chia sẻ".
Facebook đang cố gắng giải quyết vấn nạn tin giả sau khi bị cáo buộc là một trong những nền tảng chính phát tán các thông tin sai sự thật hoặc bịa đặt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hồi tháng 8, mạng xã hội này đã cam kết tăng cường các nỗ lực chống tin giả bằng cách gửi nhiều bản tin bị nghi ngờ hơn cho các chuyên gia kiểm tra sự thật. Facebook gần đây cũng ra mắt một tính năng mới, đăng tải các đường link tin tức thay thế phía dưới các bản tin bị nghi ngờ.
Tuấn Anh (Theo BBC)
Facebook vừa bổ sung thêm nút chức năng “i” dùng để kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng trên mạng xã hội này.
" alt=""/>Người dùng phẫn nộ vì thử nghiệm tin giả của FacebookBước 1: Khi thấy một clip YouTube không phù hợp, chúng ta có thể báo cáo ngay bằng cách bấm dấu "..." bên dưới và chọn Báo cáo.
![]() |
Bước 2: Đánh dấu và nhập các thông tin để báo cáo cụ thể cho YouTube.
" alt=""/>Hướng dẫn báo cáo vi phạm YouTube về nội dung 'nhạy cảm'Chỉ trong tiếng đầu tiên của ngày 11/11, Alibaba đã đạt doanh số hơn 8 tỷ USD, phần lớn nhờ vào các nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao.com, Tmall.com. Nguồn gốc của ngày độc thân xuất phát từ các sinh viên đại học Nam Ninh. Họ ăn mừng ngày độc thân đầu tiên vào năm 1993 và chọn ngày 11/11 vì nó biểu thị sự cô đơn của các con số 1.
Tuy nhiên, ngày độc thân chưa bao giờ là một lễ hội buồn. Cũng như các cặp đôi mua quà tặng nhau nhân ngày tình yêu 14/2, ngày 11/11 là cơ hội để đối đãi tốt hơn với bản thân và mua các món đồ mà bạn hằng ao ước. Năm 2014, Yue Xue, một “cố vấn hẹn hò” tại Bắc Kinh, giải thích với tạp chí Time rằng khái niệm độc thân ở Trung Quốc là một bước tiến mới đạt được. “Trung Quốc từng là nơi không có văn hóa hẹn hò. Họ không bao giờ hẹn hò để tiến tới một mối quan hệ. Bạn nhìn thấy ai đó và hoặc cưới hoặc không bao giờ gặp lại họ nữa”.
" alt=""/>Alibaba, Jack Ma đã giúp lễ độc thân vượt mặt Black Friday như thế nào?