Theo ông Nguyễn Vinh Quang, vừa qua đã có cuộc gặp mặt các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn từ khắp nơi trên thế giới để bàn về chiến lược phát triển ngành này ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để phát triển vi mạch bán dẫn, các chuyên gia cho biết, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung vào phần thiết kế, hình thành các startup tham gia vào công đoạn thiết kế vi mạch và hướng tới mục tiêu thành số 1 Đông Nam Á về số lượng công ty thiết kế vi mạch bán dẫn vào năm 2030.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần phấn đấu để trở thành quốc gia số 1 Đông Nam Á về kiểm thử và đóng gói trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Việc tập trung vào kiểm thử và đóng gói, theo ông Nguyễn Vinh Quang, xuất phát từ việc Chính phủ Mỹ mong muốn định hình lại chuỗi cung ứng trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trên thế giới, đồng thời muốn hỗ trợ Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này.
Giám đốc FPT Semiconductor cũng tiết lộ, FPT sẽ tham gia vào kiểm thử và đóng gói, tuy nhiên, sẽ không tham gia nhiều vào khâu đóng gói do lĩnh vực này cần đầu tư nhiều máy móc, kỹ sư và công nhân.
Chính vì thế, FPT sẽ tham gia vào lĩnh vực kiểm thử vì khâu này tỉ lệ máy móc và kỹ sư sẽ tầm 50-50, thậm chí là cần kỹ sư nhiều hơn.
Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm thử cũng không giống quy trình như Intel đang thực hiện, mà sẽ dựa trên nhiều loại chip khác nhau. Riêng lĩnh vực đóng gói, công ty cũng chỉ tập trung vào R&D.
" alt=""/>Việt Nam muốn thành số 1 về số lượng startup thiết kế vi mạch bán dẫnĐội Nu_RobinHust gồm 4 sinh viên Đinh Thái Sơn, Trịnh Thăng Việt Anh, Vũ Chí Thành và Nguyễn Hoàng Huy đến từ trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội là đội thi được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cử đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Cyber SEA Game 2023.
Diễn ra trong 2 ngày 9/11 và 10/11 tại Bangkok (Thái Lan), Cyber SEA Game 2023 là cuộc tranh tài về kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin mạng, theo hình thức CTF (Capture the Flag – Cướp cờ) giữa các đội sinh viên và kỹ sư trẻ của các nước thành viên ASEAN. Tham gia cuộc thi, các đội thi cố gắng để giải được các câu đố và thử thách liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin.
Theo thông tin được đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) chia sẻ với VietNamNet từ Thái Lan, kết quả chung cuộc, đội sinh viên trường Đại học CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã mang về cho Việt Nam thêm 1 giải Nhì cuộc thi Cyber SEA Game. Hai đội giành giải Nhất và Ba của cuộc thi Cyber SEA Game năm nay lần lượt là các đội thi đến từ Singapore và Thái Lan.
Đội Nu_RobinHust cũng là đội sinh viên đã giành điểm số cao nhất trong giai đoạn 1 của vòng Chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ được Hiệp Hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA chủ trì tổ chức ngày 28/10 giữa 115 đội thi đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện của 10 nước khu vực ASEAN.
Kết quả ấn tượng tại vòng Chung khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023’ là căn cứ để Nu_RobinHust được chọn đại diện Việt Nam tham gia Cyber SEA Game năm nay.
Trong năm 2022, đội KMA.L3N0V0 gồm các sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã đã mang về cho Việt Nam ngôi vô địch cuộc thi Cyber SEA Game.
Trước đó, thống kê qua các lần tham dự cuộc thi Cyber SEA Game, các đội tuyển của Việt Nam cũng đã giành giải Nhất trong năm 2015, giải Nhì các năm 2019, 2020, 2021 và giải Ba vào các năm 2017, 2018.
Theo kế hoạch, vào ngày 11/11, đội Nu_RobinHust của trường Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ cùng 19 đội sinh viên các nước ASEAN tham gia thi chung kết hạng mục ‘Tấn công và phòng thủ’ của cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2023’ được tổ chức theo hình thức trực tuyến, có sự theo dõi, giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo.
Trong công tác đào tạo, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, nhà trường luôn đi đầu trong sự đổi mới chương trình đào tạo, kết hợp biện chứng giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học, giữa nhà trường và sản xuất, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên. Các em đã mở ra các tầm nhìn, ý tưởng mới mang tính tư duy khoa học, công nghệ với nước nhà.
“Tôi rất vui mừng khi 97% sinh viên nhà trường có việc làm sau khi ra trường khoảng một năm. Sinh viên đã chủ động, tự tin trong sản xuất, kinh doanh, điều này đòi hỏi chất lượng đào tạo phải đáp ứng được với sự phát triển của ngành nông nghiệp”, ông nói.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho hay, Đảng nhiều lần nhấn mạnh giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, khoa học công nghệ là then chốt với sự hưng thịnh của đất nước. Trường đại học phải là một thực thể quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số.
Vì vậy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải phấn đấu để không những là trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của đất nước, mà còn phải là một cơ sở giáo dục đại học có uy tín cao trong khu vực và trên thế giới, một trung tâm của đổi mới sáng tạo, một địa chỉ tin cậy của khởi nghiệp quốc gia.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Học viện cần xây dựng một đề án phát triển tổng thể với lộ trình phù hợp để trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đa phân hiệu theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.
Tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết những sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt, còn phải có khả năng thích ứng nhanh, kịp thời với những vấn đề mới như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và chuyển đổi số... và cần phải có kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng đổi mới sáng tạo, có khả năng tư duy phản biện và hợp tác, cùng với các kĩ năng mềm khác, đảm bảo các em có đủ năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng.
Vì thế, các trường đại học phải tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo phải đảm bảo tính tương thích, hội nhập, quốc tế hóa theo các chuẩn mực tiên tiến càng sớm càng tốt; tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam, phải tiếp tục thực hiện công cuộc tự chủ đại học thực chất hơn và ở tầm cao mới, theo các tiêu chí và thông lệ của giáo dục đại học ở các nước phát triển; đảm bảo hội nhập toàn diện hơn về giáo dục đại học, nhưng vẫn thấm đẫm văn hóa Việt, tâm hồn Việt, xuất phát từ thực tiễn đất nước và con người Việt Nam. Điều đấy vô cùng quan trọng.
Ông đề nghị Bộ GD-ĐT và các bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và ban hành chính sách để các trường đại học thực hiện đầy đủ và đồng bộ quyền tự chủ đại học, để chúng ta sớm có một hệ thống giáo dục đại học có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư mà là đầu tư theo các ‘kết quả đầu ra’ mà cơ sở giáo dục cam kết với Nhà nước; đặc biệt là ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ với các ngành nghề khó xã hội hóa, ít hấp dẫn đối với người học, nhưng đất nước đang thực sự rất cần và là thế mạnh của chúng ta như nông-lâm-ngư nghiệp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu những nghiên cứu của học viện phải hướng tới phục vụ mục tiêu đóng góp cho việc xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", phát triển một nền nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, giá trị gia tăng cao, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
" alt=""/>Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tiếp tục thực hiện tự chủ đại học thực chất hơn