Theo quy trình, sau khi hoàn tất việc thẩm định, Hội đồng thẩm định bảng giá đất TPHCM sẽ gửi văn bản về Sở TN-MT. Sau đó, cơ quan này sẽ tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo trước khi trình UBND TPHCM ban hành quyết định.
Bảng giá đất điều chỉnh từng được dự kiến sẽ ban hành trước ngày 15/9. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng và tác động lớn của bảng giá đất điều chỉnh, UBND TPHCM đã bổ sung các hội nghị lấy ý kiến.
Vì cần có thời gian tổng hợp, tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý, đồng thời bổ sung vào hồ sơ trình thẩm định nên đến nay, thành phố chưa thể ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo kế hoạch.
Theo Sở TN-MT, trong tháng 9 này, đơn vị sẽ hoàn tất nội dung trình bổ sung để Hội đồng thẩm định giá đất TPHCM thẩm định.
Đối với các vướng mắc trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của hàng nghìn hồ sơ đất đai đã tiếp nhận từ ngày 1/8 , Sở TN-MT cho biết UBND TPHCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện.
Bảng giá đất điều chỉnh đang được Sở TN-MT TPHCM xây dựng dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 đến hết năm nay, trước khi áp dụng bảng giá đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai năm 2024. Bảng giá đất điều chỉnh được xây dựng theo hướng tăng giá các loại đất, từng bước đưa giá đất tiệm cận giá giao dịch trên thị trường. So với bảng giá đất năm 2020, bảng giá đất điều chỉnh cập nhật đến 4.565 tuyến đường, tăng 557 tuyến đường. Đối với đất ở, giá dự kiến điều chỉnh tăng mạnh so với bảng giá đất năm 2020. Mức tăng trung bình từ 5-10 lần so với giá trước đây có các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh. Các địa phương có giá đất ở tăng trung bình từ 10-20 lần so với trước gồm quận 4, 7, 12, Tân Phú, Bình Tân và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, TP Thủ Đức. Đặc biệt, giá đất ở tại huyện Hóc Môn có mức tăng trung bình 22 lần so với trước đây. " alt=""/>TPHCM dự kiến lại thời điểm trình thẩm định bảng giá đất điều chỉnh
![]() Đến năm 2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương chuyển đổi từ dự án nhà ở sinh viên sang nhà ở xã hội. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực, địa chỉ tại TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa). Trong số 960 căn có 900 căn nhà ở xã hội và 60 căn nhà ở thương mại. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 450 tỷ đồng. Tiếp đó, chủ đầu tư đã thực hiện xong việc xây thô một tòa nhà 16 tầng (xây dựng bổ sung phần còn lại của nhà ở sinh viên trước đó) với số lượng dự kiến hơn 300 căn hộ. Phần diện tích còn lại vẫn đang là bãi đất trống. Theo đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa), tháng 10/2023, UBND tỉnh mới có quyết định về việc giao đất cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Hợp Lực để thực hiện dự án. ![]() Tổng diện tích được giao là gần 2,5ha, trong đó giao 8.700m2 để xây dựng nhà ở; 15.600m2 đất hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: khuôn viên cây xanh, sân đường giao thông nội bộ, nhà để xe, trạm điện. Thời hạn hoàn thành không quá 24 tháng. ![]() Theo đại diện Sở Xây Dựng, dự án chậm triển khai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng chưa xác định chính xác ranh giới, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch dự án. Một phần nữa là do bên trong có đường điện cao thế chưa di chuyển được cũng khiến dự án bị chậm các hồ sơ, thủ tục thẩm định để bàn giao đất… Hiện Sở Xây dựng đã phối hợp các đơn vị, sở ngành có liên quan đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đầy đủ các thủ tục, khẩn trương triển khai thi công dự án. " alt=""/>Nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội ở Thanh Hóa 14 năm chưa xây xong
|