

PGS.TS Nguyễn Thị Chính, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng khai mạc hội thảo. |
Chất thải nhựa: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
Ông Nguyễn Thi (Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ, chất thải nhựa hiện nay nằm chủ yếu trong chất thải rắn. Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, Việt Nam hiện đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng rác thải nhựa phát sinh hằng năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 35 túi nilon/tuần và cả nước con số này lên tới khoảng 938 triệu. Nếu lấy trung bình 100 túi nặng 5kg thì lượng túi nilon hằng tuần được sử dụng và phần lớn được thải loại lên đến 46.900 tấn.
Trong khi đó, theo ông Thi, hoạt động xử lý chất thải rác sinh hoạt ở nước ta hiện nay chủ yếu là đem đi chôn lấp. Việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.
“Theo thống kê của Bộ Xây dựng tại các bãi chôn lấp chất thải ở một số đô thị lớn (Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, và Bắc Ninh) cho thấy, tỷ lệ rác thải nhựa dao động từ 12% đến 16%, đứng thứ 2 sau rác thải hữu cơ (từ 55% đến 68%) còn lại là các loại rác khác. Như vậy qua rất nhiều lần thu gom phân loại bởi hệ thống phi chính thức (thường gọi là đồng nát) và bởi các công ty môi trường đô thị thì rác thải nhựa còn lại đem chôn lấp rất lớn. Chủ yếu là rác thải nhựa không thể tái chế như túi, bao bì nilon, chai nhựa bẩn…”, ông Thi cho hay.
Ông Nguyễn Thi (Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường). |
Theo ông Thi, quy định về quản lý chất thải rắn ở nước ta đã tương đối đầy đủ các vấn đề trong quản lý song chưa thống nhất để có thể vận hành hệ thống xử lý, tái chế, mà đang theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”.
“Pháp luật ban hành khá đầy đủ về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rác sinh hoạt, nhưng lại quy định giao cho địa phương tùy vào đặc thù để hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phân loại, thu gom. Dẫn đến tình trạng có tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, có tỉnh thì không. Nếu không thực hiện thì cũng không phát sinh bất cứ trách nhiệm quản lý cũng như pháp lý nào”, ông Thi nói.
Do đó, theo ông Thi, trong lần sửa Luật bảo vệ môi trường này, cần thiết phải đưa nguyên tắc coi chất thải là tài nguyên, thực hiện tuần hoàn tài nguyên, ưu tiên tái chế thay vì sản xuất thêm mới. Bởi đây chính là cốt lõi của nền kinh tế tuần hoàn.
“Muốn vậy phải có các chế định như coi chất thải là tài nguyên. Các chất thải này bao gồm các chất thải nguy hại có thể tái chế, chất thải công nghiệp thông thường, rác thải sinh hoạt. Cần xây dựng 2 chế định riêng về rác thải hữu cơ và rác thải nhựa. Cùng đó là các chế định thu phí rác thải dựa trên khối lượng, chấm dứt việt thu phí theo đầu người hoặc theo hộ gia đình như hiện nay; chế định về phân loại, thu gom chất thải và rác thải sinh hoạt; chế định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải; quy định về quản lý chất thải nhựa,…”, ông Thi đề xuất.
Ông Bùi Đức Hiển (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). |
Ông Bùi Đức Hiển (Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng việc tái chế chất thải nhựa hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn rất quan trọng đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, quy định lỏng lẻo, cơ chế thu gom rác thải chưa đồng bộ cũng là nguyên nhân khiến các gia đình không có ý thức phân loại. “Cũng có những gia đình rất ý thức và phân loại ra thành từng lại rác thải hữu cơ, vô cơ trước khi vứt đi nhưng bộ phận thu gom, vận chuyển những loại rác thải đó của chúng ta lại chưa đồng bộ”.
Ông Hiển cũng bày tỏ sự ngờ vực khi trách nhiệm quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay giao cho UBND cấp tỉnh. “Đặc biệt Nghị định 155 năm 2016 về việc xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định rất rõ ở Điều 20 rằng nếu không phân loại rác thải sinh hoạt thì mức xử phạt có thể lên đến từ 15 đến 20 triệu đồng, nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta áp dụng điều này”, ông Hiển nói.
Theo ông Hiển, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế của phát triển bền vững và phải có giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật.
Ông Nguyễn An Thái (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam). |
Trong khi đó, là người tham gia công trình khoa học nghiên cứu về vật liệu thay thế nhựa, ông Nguyễn An Thái (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) nêu thực tiễn: “Đã có những cải tiến đáng kể trong tìm kiếm chất liệu thay thế nhựa, tuy nhiên để thay thế hoàn toàn nó khỏi cuộc sống là khó. Bởi chi phí đưa vật liệu thay thế nhựa vào kinh tế rất lớn và vật liệu thay thế chỉ đáp ứng được rất nhỏ nhu cầu sử dụng nhựa hiện nay”.
Do đó, các chuyên gia cũng thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng nhằm gia tăng vòng đời cho nhựa. Cùng đó, kiến nghị các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế vật liệu nhựa; đề xuất các hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tự thu gom sản phẩm nhựa của mình, phục vụ cho việc tái chế, tái sản xuất, kéo dài vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, đề xuất các quy trình thu gom, xử lý rác thải nhựa để hạn chế nhựa bị thải ra môi trường mà quay vòng tuần hoàn trở lại phục vụ sản xuất và đời sống.
Thanh Hùng
- Đó là một trong những nội dung được Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường trên địa bàn triển khai hoạt động đầu năm học 2019-2020.
" alt=""/>Đề xuất có chế định coi chất thải là tài nguyênTuy nhiên, vào tuần trước, Trung tâm Y tế Konan đã bác bỏ cáo buộc bắt bác sĩ Takashima phải làm thêm giờ. Nhưng vào tháng Sáu, cơ quan thanh tra lao động của chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kết luận cái chết của bác sĩ Takashima là sự cố liên quan tới làm thêm nhiều giờ. Hành vi tự sát của nam bác sĩ trẻ tuổi đã phản ánh áp lực cực lớn đặt lên vai các nhân viên y tế ở Nhật Bản.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, quốc gia này từ lâu đã phải đấu tranh với văn hóa làm việc quá sức, khi mà nhân viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau phải làm thêm giờ, chịu áp lực lớn từ người giám sát, và sự tôn trọng đối với công ty.
Căng thẳng kéo dài và tổn hại về sức khỏe tâm thần còn gây ra hiện tượng “karoshi” hay “chết do làm việc quá sức”. Vào năm 2018, chính phủ Nhật Bản đã cho ban hành luật nhằm ngăn chặn tử vong và thương tích do làm việc quá giờ.
Trong cuộc họp báo vào ngày 18/8, mẹ của bác sĩ Takashima là bà Junko Takashima cho biết con trai từng nói “rất vất vả”, và “không ai có thể giúp đỡ”.
“Không có ai để ý đến con, con trai đã luôn nói với tôi như vậy. Tôi nghĩ môi trường làm việc đã đẩy con đến bờ vực thẳm”, bà Junko cho hay.
“Con trai tôi sẽ không thể trở thành một bác sĩ tốt bụng, cũng sẽ không thể cứu thêm được bệnh nhân, và đóng góp cho xã hội. Nhưng tôi chân thành mong muốn môi trường làm việc của các bác sĩ sẽ được cải thiện để điều tương tự không xảy ra trong tương lai”, bà Junko nói thêm.
Anh trai của nạn nhân cũng nhấn mạnh, con số hơn 200 giờ làm thêm là “không thể tin nổi”, đồng thời chỉ trích cách quản lý nhân sự của phía bệnh viện.
Song Trung tâm Y tế Konan bào chữa rằng, “Nhiều khi các bác sĩ dành thời gian tự học và ngủ theo nhu cầu cá nhân. Do mức độ tự do rất cao, nên không thể xác định chính xác giờ làm việc”.
Khi được CNN liên hệ hôm 21/8, phát ngôn viên của Trung tâm Y tế Konan cho biết, “Chúng tôi không xem đây là trường hợp làm thêm giờ, và sẽ ngừng bình luận về vấn đề này”.
Một số trường hợp làm việc quá sức dẫn tới tử vong đã được báo chí Nhật Bản đưa tin trong những năm qua. Điển hình, các quan chức Nhật Bản từng đưa ra kết luận vào năm 2017 về việc một nữ phóng viên (31 tuổi) qua đời hồi năm 2013 do bị suy tim vì thời gian làm việc kéo dài. Theo NHK, nạn nhân đã làm thêm 159 giờ trong tháng trước khi qua đời.
Vấn nạn làm thêm giờ đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, hơn 1/4 bác sĩ toàn thời gian tại bệnh viện phải làm 60 giờ/tuần, trong khi đó 5% làm việc tới 90 giờ, và 2,3% làm việc tới 100 giờ.