Chiều 12/7 Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu.
Theo Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM có 21 cơ sở tiêm chủng thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu. Thời gian qua, các Phòng Y tế đã phối hợp Trung tâm y tế quận, huyện, TP. Thủ Đức thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động tiêm chủng trên địa bàn quản lý theo quy định của Bộ Y tế. Qua báo cáo của các Phòng Y tế, các cơ sở tiêm chủng của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu vẫn duy trì được các điều kiện thực hiện tiêm chủng, có một số cơ sở còn tồn tại cần khắc phục. Các Phòng Y tế đã lập biên bản và FPT Long Châu đã cam kết sẽ khắc phục.
Việc kiểm tra, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng Long Châu được tiến hành sau khi xảy ra 2 trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin tại đây. Hiện nay, cả 2 trường hợp đã ổn định và xuất viện. Tiêm chủng Long Châu đã báo cáo và cung cấp thông tin cũng như hồ sơ liên quan đến 2 trường hợp này đến Sở Y tế và HCDC theo quy định.
Theo Thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu gửi đến VietNamNet cùng ngày 12/7, FPT Long Châu đã thực hiện hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, tiến hành rà soát toàn diện các cơ sở tiêm chủng Long Châu và có ngay điều chỉnh phù hợp, cụ thể:
Về hệ thống cảnh báo theo dõi nhiệt độ bảo quản vaccine, còi đèn ở tủ lưu trữ vắc xin:
Các tủ lưu trữ vắc xin của Long Châu (thương hiệu Haier, đạt tiêu chuẩn WHO) được tích hợp đầy đủ thiết bị lưu trữ còi đèn ngay trong tủ. Khi tủ vượt quá nhiệt độ cài đặt, tức ngưỡng 3-7 độ, tủ sẽ ngay lập tức phát ra cảnh báo còi và đèn.
Bên cạnh đó, Long Châu có trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động riêng, độc lập với tủ lạnh là Logtag. Khi nhiệt độ của tủ lạnh vượt quá ngưỡng cài đặt an toàn (3-7 độ), hệ thống cảnh báo còi đèn của thiết bị logtag cũng ngay lập tức được kích hoạt và gửi tin nhắn tự động đến tất cả các nhân sự liên quan của Long Châu ở tại cơ sở (quản lý, điều dưỡng) và trụ sở chính ngay cả vào ban đêm.
Tại trụ sở chính, đội giám sát 24/7 sẽ tiến hành các bước xử trí, phối hợp với cơ sở theo quy trình để đảm bảo nhiệt độ lưu trữ luôn được duy trì an toàn, xuyên suốt. Do vậy, hệ thống cảnh báo của Long Châu theo dõi xuyên suốt được nhiệt độ quy chuẩn trong mọi tình huống với 3 lớp phòng vệ riêng (cảnh báo thiết bị, cảnh báo logtag, cảnh báo ở trụ sở chính).
"Tuy nhiên, để việc cảnh báo được rõ ràng hơn nữa ngay tại cơ sở, chúng tôi tiếp thu hướng dẫn của Sở Y tế và đã bắt đầu tiến hành trang bị thêm hệ thống còi, đèn cảnh báo", Thông cáo của Tiêm chủng Long Châu nhấn mạnh.
Về máy phát điện: Tủ lưu trữ vắc xin chính, bảo quản vắc xin qua đêm tại trung tâm tiêm chủng Long Châu là tủ lưu trữ hãng Haier HBC - 260. Khi có sự cố mất điện, tủ duy trì nhiệt độ an toàn 2-8 độ thiết lập, duy trì an toàn và ổn định nhiệt độ chuẩn trong suốt quá trình trên 60 giờ. Bên cạnh đó, Tiêm chủng Long Châu vẫn có phương án dự phòng bổ sung là thuê máy phát điện từ đối tác để xử trí khi cần thiết.
Về quy trình 1 chiều: Tiêm chủng Long Châu áp dụng quy trình 01 chiều ngay từ đầu ở các cơ sở (Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, 3/2…). Trong quá trình thực hiện các cơ sở mới sau này, một số cơ sở có đặc thù không gian khác nhau, Tiêm chủng Long Châu đã bố trí phòng xử trí sau tiêm ở bên trong phòng khám của bác sĩ để bác sĩ nhanh chóng xử lý cho bệnh nhân khi phát sinh sự cố”.
"Tuy nhiên, sau khi làm việc với Sở Y Tế TP.HCM, chúng tôi được hướng dẫn làm rõ bố trí không gian như vậy là chưa đúng quy định. Vì vậy, chúng tôi đã nghiêm túc tiếp thu và tiến hành điều chỉnh lại toàn bộ không gian của các cơ sở theo đúng quy trình 1 chiều như quy định của sở", Thông cáo cho biết.
Trong Thông cáo báo chí, Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu đồng thời cam kết luôn đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng vắc xin theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất; khkhẳng định sẽ nỗ lực từng ngày để nâng cao chất lượng dịch vụ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo sự hài lòng và an toàn cho khách hàng.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu)
" alt=""/>FPT Long Châu thông tin về kết quả kiểm tra an toàn tiêm chủngAnh Dũng, nhân viên một đại lý xe Ford ở Hà Nội nói: "Bản cũ cách đây hai tháng đã chênh gần 100 triệu đồng nên xe mới về đại lý chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi việc tăng chênh. Tuy nhiên xe 2023 mới ra, nguồn cung đang dồi dào nên giá chênh được dự đoán ở mức vừa phải, người tiêu dùng có thể tiếp cận được".
Cũng theo anh Dũng, với lượt khách đặt hàng Ranger 2023 đợt này sẽ được nhận xe vào khoảng thời điểm cuối tháng 9.
Tại một đại lý xe Ford khác, nhân viên cũng tư vấn nhận cọc xe Ford Ranger theo giá niêm yết. Đại lý này cho biết, giá xe bán ra sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt là số lượng xe về đại lý ít hay nhiều. Tiền cọc là 20 triệu.
"Hiện tại, số lượng đơn hàng đặt cọc Ranger 2023 tăng lên theo ngày. Đại lý khi tư vấn với khách cũng nói rõ chủ trương khách nào đặt trước sẽ được ưu tiên giá hãng hoặc chênh ít hơn so với thị trường. Và quan trọng là được nhận xe sớm theo lô đầu tiên về đại lý", nhân viên đại lý này cho biết.
Giống như thế hệ cũ 2022, Ranger 2023 cũng được lắp ráp trong nước. Xe được thay đổi toàn bộ về thiết kế. Phần đầu của Ranger 2023 được đánh giá có nhiều nét tương đồng với người anh em Everest. Lưới tản nhiệt mới, cụm đèn pha chữ C, cùng cản trước đậm chắc tạo điểm nhấn cho bán tải Mỹ.
Ranger 2023 phiên bản XL, XLS và XLT sử dụng động cơ diesel 2.0L Turbo đơn kết hợp với hộp số 6 cấp (tự động hoặc số sàn) mang lại công suất 170 mã lực tại 3.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 405Nm trong dải vòng tua máy từ 1.750-2.500 vòng/phút.
Phiên bản Wildtrak sử dụng động cơ diesel 2.0L Turbo kép kết hợp với hộp số tự động 10 cấp, công suất 210 mã lực tại 3.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 500Nm trong dải vòng tua máy từ 1.750-2.000 vòng/phút.
Ở thế hệ cũ, mẫu xe này thường xuyên bị bán giá chênh cao tại các đại lý. Tuy nhiên do sức hút về thiết kế, hiệu suất giúp Ford Ranger vẫn luôn dẫn đầu phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt với doanh số khá ấn tượng. Trong tháng 7, Ford Ranger đứng đầu phân khúc với doanh số 1.306 xe, giảm 7,3% so với tháng trước, lũy kế 2022 đạt 7.739 chiếc.
Y Nhụy
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đặc biệt, một số phần thịt lợn có nhiều axit béo bão hòa, còn gọi là chất béo xấu. Lượng chất béo bão hòa dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và các bệnh mạn tính khác. Thịt lợn nấu chưa chín có nguy cơ gây lây nhiễm virus và vi khuẩn lây từ lợn sang người.
Theo Medicinenet, dưới đây là các mối nguy tiềm ẩn từ thịt lợn:
Bệnh gan
Thịt lợn có thể mang virus viêm gan E lây truyền từ lợn sang người. Đây là căn bệnh gây viêm và sưng ở gan. Virus viêm gan E kiểu gene 3 được tìm thấy ở lợn, đặc biệt là gan, ngoài ra còn có ở thận và tim.
Nhìn chung, các phần thịt bên ngoài an toàn hơn so với nội tạng, nhưng tất cả thịt lợn đều phải được nấu chín kỹ. Ăn thịt lợn sống hoặc nấu chưa chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan E.
Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thịt lợn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan, đặc biệt ở những người hay uống rượu. Thịt lợn chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm trầm trọng thêm tác động của việc lạm dụng rượu và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, dẫn đến xơ gan.
Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là tình trạng thần kinh mạn tính ảnh hưởng đến não và tủy sống. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ thịt lợn và lượng chất béo nạp vào có thể liên quan. Một số nghiên cứu chỉ ra tăng lượng chất béo nạp vào có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
Nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng
Xử lý hay ăn thịt lợn sống, nấu chưa chín nhiễm Yersinia ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, sốt và nôn mửa. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Các biến chứng nguy hiểm bao gồm nhiễm trùng máu, viêm khớp phản ứng và ban đỏ.
Thịt lợn không được xử lý hoặc nấu chín đúng cách cũng có thể là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng như sán dây, giun xoắn. Nhiễm sán dây có thể gây tiêu chảy, sụt cân, đau bụng và suy dinh dưỡng, dẫn đến co giật, động kinh, tổn thương cơ và mắt. Nhiễm giun xoắn thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng có thể nguy hiểm với người lớn tuổi.