Thanh tra tỉnh Bình Định đã công bố kết luận thanh tra công tác quản lý thu - chi tài chính, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học (giai đoạn 2014 - 2017) và quản lý đầu tư cơ bản (giai đoạn 2014 - 2018) tại Phòng GD-ÐT huyện Phù Cát. Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót. |
Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý thu - chi tài chính và quản lý đầu tư cơ bản |
Cụ thể, có 18 trường THCS thuộc Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát chi 1% mức lương cơ sở bồi dưỡng cho 66 giáo viên dạy môn thể dục đối với những tiết giảng lý thuyết và tiết kiểm tra không đúng quy định, với số tiền hơn 213,6 triệu đồng. Đồng thời, có 8 trường THCS (gồm 7 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng) chưa dạy đủ số giờ theo quy định nhưng vẫn được chi trả đầy đủ chế độ phụ cấp ưu đãi với số tiền hơn 416,8 triệu đồng.
Giai đoạn từ năm 2014-2018, Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát đầu tư sửa chữa 276 công trình trường học, lớp học đã xuống cấp với tổng giá trị khối lượng thực hiện hơn 60,6 tỷ đồng. Qua kiểm tra 52 công trình, hạng mục công trình do Phòng GD-ĐT huyện quản lý thực hiện với tổng giá trị khối lượng hơn 21,7 tỷ đồng, Đoàn thanh tra xác nhận có 32 công trình có sai phạm với tổng số tiền hơn 240 triệu đồng.
Các vi phạm cụ thể như một số khối lượng bóc tách từ hồ sơ thiết kế chưa chính xác, nhất là tại các vị trí giao nhau, hạng mục chiếm chỗ. Tính trùng khối lượng trên một công tác thi công, đưa vào dự toán một số công tác mà quy định áp dụng đã có trong định mức cho công tác xây dựng khác. Giám sát thi công một số công trình chưa phát hiện có sai phạm về khối lượng, giá trị thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế được duyệt để điều chỉnh khi nghiệm thu, thanh quyết toán…
Trước những sai phạm này, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định ngày 29.4 cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này đã giao Chủ tịch UBND huyện Phù Cát chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đưa công tác quản lý đầu tư xây dựng và thu - chi tài chính của Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát đi vào nền nếp, thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Chủ tịch UBND huyện Phù Cát phải chỉ đạo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các cá nhân, tập thể có khuyết điểm, sai phạm; có trách nhiệm thu hồi và nộp đầy đủ số tiền hơn 630,4 triệu đồng do chi sai quy định số tiền bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Thể dục và tiền phụ cấp ưu đãi cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ngoài ra, thu hồi và nộp đầy đủ số tiền hơn 240,9 triệu đồng do thanh toán sai cho các đơn vị thi công.
Hà Vân

Tiếp tục đình chỉ hiệu trưởng, hiệu phó Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
- Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian đình chỉ hiệu trưởng, hiệu phó Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
" alt=""/>7 hiệu trưởng, 10 hiệu phó ở Bình Định dạy thiếu giờ vẫn hưởng đủ phụ cấp
Phản ánh lên báo điện tử VnMedia, bà Dương Thị Chung (trú tại số 40 tổ 26 phường Vĩnh Tuy cũ, nay là số nhà 547 Minh Khai, tổ dân phố 2A - Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết, gia đình bà luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sập nhà, do việc xây dựng dự án Hoà Bình Green City khiến nhà bị lún, nứt.Trước khi tòa nhà chung cư Hòa Bình Green City chưa xây dựng thì toàn bộ ngôi nhà mà hộ gia đình bà Chung đang sinh sống ổn định, không có hiện tượng nứt nẻ, nghiêng lún.
 |
Tường nhà bà Chung bị nứt |
Nhưng từ khi chủ đầu tư Công ty TNHH Hòa Bình triển khai xây dựng Chung cư Hòa Bình Green City, khu nhà 35 tầng phía tây giáp với ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống, thì toàn bộ tường ngôi nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.
Đặc biệt là sau khi chủ đầu tư tiến hành đào móng và ép cọc bê tông để xây dựng khu chung cư Hòa Bình Green City, thì bên trong và bên ngoài ngôi nhà đã bị nứt, biến dạng rất nghiêm trọng. Toàn bộ mặt sàn khu tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà đều bị thấm dột.
Khu vực tầng 2 nhà bà xuất hiện rất nhiều các vết nứt ngang, dọc khiến cả gia đình đều lo lắng khi hàng ngày vẫn phải tiếp tục sinh sống tại đây.
"Những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều, khiến gia đình tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã thuê công ty kiểm định vào để kiểm tra và xác định mức độ hư hại của ngôi nhà", bà Chung cho hay.
Theo bà Chung, sau khi xảy ra việc lún, nứt, chủ đầu tư đã cử người sang kiểm tra và đưa ra mức đền bù cho gia đình. Tuy nhiên mức đến bù này quá thấp so với thiệt hại mà gia đình bà đang phải gánh chịu.
Cụ thể, mức đền bù được chủ đầu tư dự án Hoà Bình Green City đưa ra ban đầu chỉ từ 25 - 30 triệu đồng, sau đó mức đền bù được nâng dần lên 100 triệu đồng và đến nay chủ đầu tư đã đưa ra mức 150 triệu đồng. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá mức độ thiệt hại của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư kiến trúc công trình VCOM, thì tổng số tiền thiệt hại lên tới hơn 344 triệu đồng.
"Chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn kiểm định độc lập vào để kiểm tra, họ đưa ra con số thiệt hại là 344 triệu đồng. Vì vậy, không hiểu chủ đầu tư dựa trên kết quả kiểm tra nào đưa ra mức đền bù thấp như vậy", bà Chung cho hay.
Trả lời về vấn đề này, theo văn bản gửi cho báo chí, Công ty TNHH Hoà Bình cho biết: "Thực tế, đơn vị chúng tôi đã nhiều lần sang nhà bà Chung; lần thứ nhất là giữa tháng 9/2015 cùng làm việc có ông Dũng (đại diện cán bộ tư pháp phường sở tại) và đại diện gia đình bà Chung để cùng nhau xem xét thực tế nhà bà Chung bị ảnh hưởng từ việc xây dựng của Cty TNHH Hòa Bình, nhưng vẫn không thống nhất được mức đền bù; theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp Dũng thì trong tuần từ ngày 07/10/2015 đến 15/10/2015, hai bên sẽ bàn bạc đưa ra mức cụ thể để UBND phường Vĩnh Tuy làm trung gian hòa giải. Phía gia đình bà Chung yêu cầu mức bồi thường là 344.000.000 đồng, nhưng phía Cty Hòa Bình chỉ đồng ý với mức đền bù là 100.000.000 đồng. Ngày 20/10/2015, phía Công ty Hòa Bình tiếp tục sang làm việc với gia đình bà Chung và nâng mức giá bồi thường lên 150.000.000 đồng nhưng gia đình bà Chung vẫn không chấp thuận".
Theo chủ đầu tư, xung quanh sự việc nói trên, cùng chịu ảnh hưởng như gia đình bà Chung, còn có gần 10 gia đình khác (các nhà liền kề khu vực xây dựng), nhưng Cty Hoà Bình đã gặp gỡ và thỏa thuận các mức bồi thường thỏa đáng, thì tất cả các hộ gia đình đều chấp thuận với mức đền bù của Công ty Hoà Bình. Chỉ duy nhất gia đình bà Chung do đòi hỏi mức đền bù vượt quá mức cho phép nên hai bên chưa thể thống nhất được.
"Công ty TNHH Hòa Bình không hề thờ ơ và vô trách nhiệm với gia đình bà Chung, thậm chí đã nhiều lần thương lượng, lên kế hoạch để hỗ trợ, đền bù, nhưng vì yêu sách của gia đình bà Chung đòi hỏi vô lý nên Công ty không đồng ý. Nếu gia đình bà Chung vẫn không chấp thuận mức đền bù mà đơn vị này đưa ra, hai bên sẽ cùng mời cơ quan giám định để xác định thiệt hại và mức đền bù cho gia đình bà Chung", văn bản chủ đầu tư nêu rõ.
Tuy nhiên, theo bà Chung, các lần làm việc của chủ đầu tư với gia đình bà đều làm việc bằng miệng, không có bất cứ văn bản, giấy tờ gì.
Vụ việc xảy ra cũng đã lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Giấy hẹn xuống làm việc của chủ đầu tư cũng không ghi rõ ngày - giờ xuống làm việc.
Theo VnMedia
Căn hộ rạn nứt, dân tố chủ đầu tư bán hàng “rởm”" alt=""/>Dự án Hòa Bình Green: Xây chung cư nghìn tỷ nứt nhà dân