Không nỡ để chó mèo ở nhà, nhiều người Hàn Quốc không ngần ngại chi tiền đưa những người bạn 4 chân đi du lịch cùng. Ảnh: Medium.
Không bỏ qua 'miếng bánh' làm ăn béo bở, các khách sạn tại nhiều địa điểm du lịch nhanh chóng nỗ lực đưa ra các ưu đãi hấp dẫn để trở thành điểm đến thu hút những người yêu động vật và thích xê dịch.
Theo ứng dụng đặt phòng Good Choice, có hơn 700 nơi lưu trú, nhà nghỉ chấp nhận cho thú cưng ở tại Hàn Quốc. Vào năm 2016, con số mới chỉ vỏn vẹn dừng ở mức 70.
Trong đó, tỷ lệ các khu biệt thự nghỉ dưỡng chiếm 81,5%, kế tiếp là nhà nghỉ với 9,5%, các khu cắm trại cao cấp ở mức 5% và khách sạn dừng ở con số 4%.
Trong các phòng nghỉ, nhiều tiện nghi khác nhau cho vật nuôi như giường, khăn tắm và đồ chơi cho chó mèo được trang bị đầy đủ, nhằm chiều lòng những 'vị khách' 4 chân.
'Khách sạn của chúng tôi sử dụng toàn bộ 14 phòng trên tầng 9 làm nơi nghỉ dưỡng cho chó mèo. Ngoài ra, một khu vực riêng cho phép cả chủ và thú cưng ngồi ăn cùng nhau cũng được sắp xếp riêng biệt', quản lý tại một khách sạn ở Seoul, cho biết.
'Không chỉ nhà nghỉ, các cơ sở sang trọng hơn như biệt thự với hồ bơi và sân vườn cũng ‘mở cửa’ thoải mái với thú cưng, giúp người trẻ Hàn không còn đau đầu tìm cách xoay xở với vật nuôi khi đi du lịch', Kang Soo Yeon, một người yêu chó cho biết.
Ngay cả những khách sạn 5 sao đắt đỏ cũng không nằm ngoài 'cuộc chơi' này, khi vật nuôi trở thành đối tượng khách hàng được coi trọng không kém gì con người.
Từ bể bơi, khách sạng hạng sang cho đến taxi cho thú cưng
Với việc phát triển du lịch thú cưng, ngành du lịch địa phương ở Hàn Quốc được dự báo sẽ có giá trị 6.000 tỷ won (5,1 tỷ USD) vào năm 2027, theo báo cáo của KB Financial Group.
Các công ty du lịch càng không thể bỏ qua thị hiếu của những con người mê xê dịch. Các chương trình lo trọn gói từ di chuyển, đi tham quan các thắng cảnh nổi tiếng đến tiện ích cho vật nuôi đều được quảng bá hết mức.
Tất cả nhằm đánh vào tâm lý của những người yêu động vật rằng chó mèo của họ sẽ được chăm sóc kỹ càng và thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ cùng chủ mình.
![]() |
Các khách sạn mạnh dạn đầu tư, trang bị nhiều tiện nghi sang trọng nhằm đem lại cảm giác thoải mái như ở nhà cho những chú chó. Ảnh: Twitter. |
'Chúng tôi đang nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Những người chủ ngày càng mạnh dạn chi tiền cho chó mèo của mình, các tour tập trung vào thú cưng nhờ đó mà ra đời', quản lý của công ty du lịch Mode Tour cho biết.
Hãng hàng không lớn nhất của Hàn Quốc Korean Air còn mở dịch vụ cho phép khách hàng đăng ký trước thông tin thú cưng trên trang web của hãng.
Ngoài ra, mỗi người chủ có thể thu nhập dấu tích điểm mỗi khi đi du lịch với vật nuôi, giúp họ nhận được chuyến đi miễn phí hoặc được giảm giá cho lần sau.
Năm ngoái, hãng Asiana Airlines đã tăng giới hạn trọng lượng cho vật nuôi có thể được mang lên cabin máy bay, từ 5 kg lên 7 kg.
"Hiện tại, dịch vụ taxi thú cưng cũng ra đời, cho phép những người nuôi chó cảnh như tôi không còn gặp khó khăn ở nhiều bước, từ di chuyển đến chọn nơi ở khi đi chơi nữa”, Kang Soo Yeon nói thêm.
Với mọi người điều đó thật dị hợm nhưng với họ, quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc của chính mình!
" alt=""/>Giới trẻ Hàn chi mạnh, không tiếc tiền đưa thú cưng đi du lịchTuy nhiên, không đơn giản chỉ dựa vào lời cầu nguyện của chư Tăng Ni hay người thân mà những người mất (hương linh - vong linh) liền được "tha tội" hay hết khổ được đâu. Mà người thân phải làm nhiều việc thiện. Và chính hương linh phải có sự "tỉnh ngộ" - xả bỏ oán hận, tham si, thì may ra mới giảm bớt nỗi khổ đau.
![]() |
Phật tử dâng y mùa Vu lan để hồi hướng phước lành đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng và còn tại thế - Ảnh minh họa |
Trong ngày Đại lễ Vu lan, thông thường thì có thêm nghi thức "Cúng cô hồn", diễn ra sau 12 giờ trưa. Ý nghĩa là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa, không người cúng quảy (ví dụ như những người chết mất xác ở bụi bờ sông biển,... mà gia đình không hay biết để thờ cúng).
Theo kinh Tăng Chi, thì chỉ có chúng sanh đọa vào loài ngạ quỷ mới có thể thọ dụng (“hưởng được”) những phẩm vật (thức ăn) do người thân tế tự (cúng). Còn lại các cõi khác như cõi trời, nếu ai được thác sinh lên đây thì họ "không thèm dùng" thức ăn chúng ta cúng đâu. Vì cõi trời có rất nhiều phước báu, họ sống thanh cao sạch đẹp hơn cõi người nhiều. Còn cõi súc sinh (bàng sinh) như trâu heo gà chó cá rùa sâu kiến giun dế... thì chúng... tự kiếm ăn. Còn cõi địa ngục thì họ (vong linh) luôn bị "tra tấn", canh giữ nghiêm ngặt nên cũng không thể thọ dụng đồ cúng.
Nói tóm lại, việc chính của con người chúng ta vẫn là tu tập bản thân, sống thiện lương ngay hiện tại. Còn việc cúng quảy nhằm hồi hướng cứu độ những loài cô hồn, ngạ quỷ quyến thuộc chỉ là phương cách biểu hiện lòng từ bi - tình người, trợ duyên trong mức độ giới hạn nào đó mà thôi. Tuy nhiên cũng không vì thế mà ta xem nhẹ việc thờ cúng, càng không nên cho việc cúng cô hồn là... mê tín.
Theo Thích Nhuận Thường/Báo Giác ngộ)
Nhiều năm trước kia, do nhận thức còn hạn chế, người dân xã Hồng Thái không chú trọng tới việc làm giấy khai sinh hoặc hộ khẩu. Ảnh: Bích Nguyên.
“Theo cách gọi của người Pa Cô, Tà Ôi, từ Quỳnh, Cu nghĩa là bố, Căn là mẹ, A cả (tiếng Pa Cô) và A bà (tiếng Tà Ôi) là bà, A-vỗ là ông. Những danh xưng này ghép với tên con đầu hoặc cháu đầu sẽ thành tên gọi của một người. Ví dụ như ông Hồ Văn Một, có con trai tên là Đai thì được gọi là Quỳnh Đai, tức là bố của thằng Đai. Nếu sau này, Đai có con đặt tên là Thắng thì ông Một sẽ được gọi là A-vỗ Thắng”, ông Lê Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái vui vẻ giải thích cho tôi về cách gọi tên của dân tộc mình.
Thực tế, cách gọi tên như thế, với tục kết hôn sớm phổ biến trước đây, nhiều người bị mất luôn tên cha sinh mẹ đẻ, bởi bà con xóm giềng chỉ gọi tên theo con cháu họ.
Tiếp mạch câu chuyện, ông Lành kể cho chúng tôi những chuyện nhầm lẫn thật như đùa xung quanh việc đặt tên, làm giấy khai sinh. “Trước đây, bà con không để ý tới việc làm giấy khai sinh cho con. Đến khi đi học, thầy cô giáo làm học bạ, bố mẹ chỉ biết bảo sinh vào mùa rẫy. Thế là thầy giáo cũng chịu không biết. Trò khai tên gì thì thầy ghi vào học bạ tên đó, thậm chí, thầy còn đặt cả họ cho học sinh. Vì thế mới có chuyện một gia đình có tới 3-4 họ, có cả những họ lạ như Lê, Trần, Nguyễn. Đối tượng có thông tin khai sinh, hộ khẩu, học bạ sai lệch nhiều nhất là học sinh”.
Nhiều năm trước kia, do nhận thức còn hạn chế, người dân xã Hồng Thái không chú trọng tới việc làm giấy khai sinh hoặc hộ khẩu. Ngay ông Lành khi đi học tiểu học mới làm giấy khai sinh. Việc làm giấy khai sinh từ thông tin người dân cung cấp không chính xác cũng xảy ra những “sự cố” dở khóc, dở cười.
“Có gia đình trong giấy khai sinh, em nhiều tuổi hơn anh. Như gia đình tôi chẳng hạn, bố tôi là anh nhưng trong giấy khai sinh ghi sinh năm 1937, còn ông chú tôi khai sinh năm 1923. Nhiều trường hợp, giấy khai sinh chỉ ghi năm sinh vì bố mẹ không nhớ ngày, tháng sinh con. Thậm chí, khi hỏi đẻ ở đâu, năm nào, các bà bảo đẻ trên rừng, trên rẫy chứ đâu, lúc đó đang mùa rẫy mà” - câu chuyện của ông Lành khiến chúng tôi cười ngả nghiêng. |
Chuyện làm giấy khai sinh của con ông Hồ Văn Mạnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cũng ly kỳ: “Hồi đó, con tôi đi học, không hiểu thầy giáo hỏi thế nào mà ghi tên trong học bạ cho cháu là Măn, họ Pa.
Sau này, xã làm lại giấy khai sinh cho mọi người, cháu mới đúng tên là Hồ Bá Thưng, sinh ngày 29-2-1998”. Trớ trêu là mãi tới khi đi học cấp 2, cậu bé Thưng mày mò thế nào mà phát hiện ra “việc động trời”: Tháng 2-1998 chỉ có 28 ngày, tức là không có ngày 29.
Anh Mạnh bảo, ngày xưa làm giấy khai sinh cho cháu, tôi không để ý nên không phát hiện ra. Có người ký giấy khai sinh một tên, hộ khẩu một tên, tên gọi ở nhà lại khác, dẫn tới sự không trùng khớp thông tin tên, tuổi trong các loại hồ sơ, giấy tờ cá nhân.
Trò chuyện một hồi, tôi mới phát hiện ra, Phó Chủ tịch xã Lành mang họ Lê, trong khi bố ông lại là Hồ Văn Một. Ông Lành cười sảng khoái, giải thích: “Không ít người đã thắc mắc vì sự khác họ trong các gia đình người dân ở đây. Theo phong tục, người con đầu thường được lấy họ của bố, con thứ hai lấy theo họ mẹ”.
Anh Mạnh ngồi bên cạnh giải thích thêm: “Làm như vậy để lỡ hai vợ chồng có bỏ nhau sẽ không mất con, vì mỗi người đều có một người con mang họ của mình”. Không rõ anh Mạnh nói thật hay đùa, nhưng thực tế, việc có nhiều tên, họ khác nhau chưa thấy mang lại lợi ích gì mà lại làm nảy sinh những rắc rối nho nhỏ trong việc giải quyết các chế độ chính sách, đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm.
Nhiều trường hợp, khi tham chiếu tên họ không trùng hợp với hồ sơ đã khai... vì trên giấy tờ, người con mang họ mẹ, trong khi chính sách được hưởng lại theo chế độ của bố...
![]() |
Hiện nay, trẻ em ở xã Hồng Thái được khai sinh đúng thời gian quy định của pháp luật. Ảnh: Võ Tiến. |
Để giải quyết những rắc rối không đáng có, cũng là để đảm bảo kê khai hộ tịch, hộ khẩu chính xác, năm 2000, cán bộ tư pháp xã Hồng Thái đã tiến hành đính chính tên tuổi, khai sinh đồng loạt cho người dân trong xã. Thời điểm đó, ông Mạnh đã tới từng thôn, hiệu chỉnh lại thông tin khai sinh, học bạ, hộ khẩu của người dân cho thống nhất. Đến năm 2004, công việc cải chính thông tin của người dân xã Hồng Thái mới hoàn chỉnh.
Ông Mạnh vui vẻ cho biết: “Bây giờ, người dân nhận thức tốt hơn rồi, không còn tình trạng khai sinh theo mùa rẫy nữa, cũng không còn tình trạng thầy cô giáo đặt tên, đặt họ cho học sinh nữa. Việc làm giấy khai sinh, làm hộ khẩu đã đi vào nề nếp. Cán bộ tư pháp được đào tạo, có chuyên môn, đảm bảo làm giấy khai sinh, hộ khẩu cho người dân đúng thủ tục theo quy định”.
Việc mai táng người đã khuất ở Ghana có thể kéo dài tới vài tháng, thậm chí hàng năm trời.
" alt=""/>Chuyện lạ Thừa Thiên Huế, bố nhỏ tuổi hơn con, 1 nhà mang 3