Ghi bàn:Đình Bắc (14')
Đội hình ra sân:
U19 Việt Nam: 1 - Hồ Tùng Hân, 4 - Vũ Văn Sơn, 6 - Nguyễn Thái Sơn, 7 - Nguyễn Anh Tú (Văn Thao 75'), 8 - Nguyễn Văn Tú (Thanh An 75'), 12 - Nguyễn Bảo Long, 14 - Nguyễn Văn Trường (Quốc Việt 53'), 15 - Nguyễn Đình Bắc, 21 - Nguyễn Hồng Phúc, 27 - Nguyễn Nhật Minh , 28 - Nguyễn Giản Tân
U19 Thái Lan:2 - Ronan Plejmen, 6 - Kasidit Kalasin (C), 7 - Kakana Kamyok, 9 - Phuwanet Thongkui, 11 - Nipitphon Wongpanya, 12 - Thanawat Saiphet, 14 - Seksan Ratri, 15 - Bukkharee Lamdee, 18 - Phattaphon Sueksakit, 19 - Krirkpol Abram, 20 - Chompat Boonlert (GK)
" alt=""/>Video bàn thắng U19 Việt Nam 1TIN BÀI KHÁC
Bé Dương Thanh Duy được ủng hộ 19.200.000 đồng
Trao hơn 39 triệu đồng tới bé Vi Bảo Hân
Như đã đưa tin trước đó, em Lưu Thị Hồng Phương (sinh năm 2009) là nhân vật trong bài viết "Vừa mổ tim, bé gái phát hiện mắc ung thư xương". Mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng Phương lúc nào cũng bị đe dọa.
Từ lúc mới sinh, Phương đã gầy yếu, chậm lớn. Do gia cảnh khó khăn, bố mẹ mải bươn chải kiếm sống nên không quan tâm được nhiều. Cho đến năm tròn 3 tuổi, em bỗng nhiên xanh xao, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
![]() |
Bé Phương vừa trải qua phẫu thuật tim lại mắc thêm căn bệnh ung thư xương |
Đưa con đi bệnh viện khám, vợ chồng anh Lưu Hồng Thuần và chị Trương Thị Tươi chết lặng khi biết con bị tim bẩm sinh, cần phẫu thuật gấp. Chi phí phẫu thuật hết gần 100 triệu đồng, phải xoay sở đủ cách, vay mượn nhiều người mới có đủ tiền.
Trong lúc lo lắng vì chưa biết làm thế nào để trả số nợ đó thì tai họa một lần nữa ập đến. Tháng 4 vừa rồi, trong lúc tắm cho con, chị Tươi thấy đùi trái của con sưng tấy, nổi một cục u.
Chỉ vài ngày sau đó, chân Phương sưng đau, không thể đi lại nổi. Vợ chồng chị lòng như lửa đốt, đưa con đến bệnh viện làm xét nghiệm. Kết luận cho thấy, bé bị ung thư xương đùi, cần chuyển về điều trị tại bệnh viện K3 Tân Triều.
Bệnh tình trầm trọng, chi phí tốn kém trong khi hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn. Tài sản duy nhất trong nhà là 2-3 sào ruộng cằn cỗi. Đồng lương ít ỏi từ công việc phụ hồ của anh Thuần không đủ mua thuốc cho con hàng tháng mà số nợ từ lần trước vẫn còn đó, khả năng vay là không thể.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet (bên phải) trao quà bạn đọc đến tận tay gia đình em Lưu Thị Hồng Phương |
Trong lúc khốn khó nhất, gia đình Phương may mắn nhận được sự chia sẻ, động viên kịp thời của bạn đọc báo VietNamNet. Nhiều bạn đọc gọi điện trực tiếp động viên gia đình. Ngoài sự chia sẻ về tinh thần còn có rất nhiều bạn đọc gửi tiền ủng hộ giúp đỡ em qua Quỹ báo.
Sáng ngày 25/10, đại diện báo VietNamNet đã gặp gỡ và trao tận tay số tiền 10.765.000 đồng do bạn đọc ủng hộ đến tận tay anh Thuần. Chia sẻ với PV, anh cho biết hiện tại cháu Phương đang trong đợt điều trị mới.
“Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn các nhà hảo tâm và báo VietNamNet đã giúp đỡ lúc ngặt nghèo nhất. Nhờ có sự quan tâm của mọi người mà cháu có thêm cơ hội chữa bệnh", anh Thuần xúc động nói.
Phạm Bắc
" alt=""/>Bé Lưu Thị Hồng Phương bị ung thư xương được bạn đọc giúp đỡGia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường
Phóng viên: Ông có thể cho biết để tiến hành triển khai việc dạy học qua Internet và trên truyền hình đúng theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, giáo viên và các nhà trường cần chuẩn bị những gì?
Ông Nguyễn Xuân Thành: Thực ra việc dạy học qua Internet và trên truyền hình trước đây nhiều địa phương, trường học cũng đã thực hiện rồi.
Khi dạy học theo 2 hình thức này, có những việc cần thực hiện đầy đủ.
Đối với việc dạy học qua Internet, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương và cơ sở giáo dục phải sử dụng hệ thống công cụ để thầy cô có công cụ xây dựng bài giảng, học sinh được cung cấp tài khoản để truy cập vào bài học đó. Theo đó, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, các em sẽ phải trả bài. Vì vậy, gia đình cần phải phối hợp với nhà trường để theo sát việc học này.
![]() |
Một giờ học trực tuyến của cô và trò Trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Còn với những nơi chưa có điều kiện dạy học qua Internet thì sẽ sử dụng kênh truyền hình để tổ chức dạy học. Các địa phương phải lựa chọn giáo viên để thiết kế bài học dạy trên truyền hình, lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp, để các học sinh ở nhà có điều kiện theo dõi.
Do dạy học trên truyền hình tương tác giữa thầy và trò không được như dạy qua Internet nên phải xây dựng được khung giờ và lịch phát sóng cụ thể đối với từng môn học, lớp học và thông báo rộng rãi cho giáo viên, học sinh biết được lịch này để họ sẵn sàng tham gia.
Cần lưu ý khi học trên truyền hình, học sinh phải ghi chép, làm bài tập, thực hành, sau đó gửi bài tập đầy đủ cho thầy cô qua email, tin nhắn…
Trao đổi qua mail, Facebook, Zalo không phải học trực tuyến
Trường hợp giáo viên và học sinh tương tác, trao đổi kiến thức với nhau qua kênh mail, Facebook, Zalo... thậm chí dạy học qua những kênh này thì sao, thưa ông?
- Chúng ta đang nói đến việc học qua internet một cách chính thức, còn tương tác mạng xã hội thì như các văn bản mà Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn trước đây, giáo viên và học sinh có thể kết nối qua nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên đó là việc kết nối, còn chúng ta hướng đến một cách học bài bản, đảm bảo có sự tương tác giữa thầy trò.
Các kênh như Facebook, mail, Zalo... không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu và không chính thức vì không kiểm soát được quá trình học tập.
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng |
Tổ chức dạy học qua Internet hoặc truyền hình để khi học sinh quay trở lại trường thì tổ chức ôn tập, kiểm tra và công nhận kết quả học tập qua hình thức này một cách bài bản.
Ví dụ, một bài học được giáo viên thiết kế và giao nhiệm vụ cho học sinh. Qua hệ thống, giáo viên và học sinh đều có tài khoản. Giáo viên có thể theo dõi quá trình thực hiện, báo cáo trả bài... của học sinh.
Ngay cả việc học qua truyền hình cũng phải có một hệ thống bài giảng, lịch phát sóng cụ thể đến các nhà trường. Sau đó trường giao nhiệm vụ cho giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài học đó, ghi chép lại và sau đó báo cáo bài thu hoạch và làm bài tập... Việc dạy qua truyền hình thì khả năng tương tác hai chiều trong lúc dạy sẽ hạn chế, nên phải có sự theo sát học sinh của các nhà trường.
![]() |
Một buổi ghi hình bài giảng phát trên sóng truyền hình của Sở GD-ĐT Hà Nội. |
Nhưng ở những trường vùng sâu, vùng xa khi mà cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ còn khó khăn, việc thực hiện cách thức học mới này liệu có gặp trở ngại không, thưa ông?
- Khi điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, ví dụ đường truyền không tốt rõ ràng sẽ khó thực hiện dạy qua Internet. Vì thế Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn cụ thể là với nơi có đường truyền tốt, thiết bị đảm bảo thì học qua internet. Nhưng những vùng khó khăn hơn, không thực hiện được việc dạy học qua Internet thì phải thực hiện dạy học qua kênh truyền hình. Với độ phủ sóng của truyền hình hiện nay, kênh này chắc chắn sẽ đến được với học trò. Tuy nhiên, với vùng khó khăn, giáo viên cũng phải chủ động giám sát, nhắn tin để nhắc nhở, thông báo với các em lịch học.
Không kiểm tra, đánh giá
Nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn về việc kiểm tra, đánh giá học sinh khi học qua Internet hoặc truyền hình. Thậm chí có ý kiến thắc mắc có đảm bảo công bằng nếu như học sinh nhờ phụ huynh làm hộ. Ông có chia sẻ gì về điều này?
- Điều phụ huynh băn khoăn là hoàn toàn có lý và thực tế hệ thống của chúng ta cũng chưa đủ để kiểm soát chặt chẽ việc đó.
Do đó, xin nhấn mạnh là sẽ không có việc tổ chức kiểm tra, đánh giá trên trực tuyến.
Với 2 hình thức này, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh và các em sẽ phải làm báo cáo, thu hoạch, bài tập,...
Nhưng khi học sinh quay trở lại, trường phải tổ chức ôn tập và kiểm tra, đánh giá để công nhận kết quả để đảm bảo học sinh nắm được kiến thức. Trong quá trình ôn tập đó, nếu thấy học sinh hổng chỗ nào, giáo viên phải tổ chức ôn tập hoặc yêu cầu học sinh ôn tập.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt=""/>Thầy trò tương tác qua mail, Facebook có được coi là học trực tuyến?