Nhưng rồi, trong một lần chỉnh sửa lại ban công của tầng hai, do bất cẩn, anh bị trượt chân ngã xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não. Sau thời gian dài điều trị tại bệnh viện, sức khỏe của anh đã ổn định hơn. Thời điểm anh ra viện chỉ còn cách ngày cưới gần hai tháng và anh đã giục tôi đi mua nhẫn cưới cùng anh; anh còn dẫn tôi mua sắm những tiện nghi chuẩn bị cho cuộc sống sau này.
Tuy nhiên, từ sau vụ tai nạn, tôi phát hiện tính tình anh thay đổi hẳn, từ một người hiền lành, vui vẻ, anh đã trở thành người đàn ông lầm lì, ít nói. Đôi khi anh hay bị ảo giác hành hạ (anh nói rằng thường ngửi thấy mùi lạ hoặc thấy vật lạ trong nhà - dù không có mùi hoặc vật lạ đó).
Mặc cho tôi và mẹ anh có giải thích thế nào, anh cũng không tin và cho rằng chúng tôi đang vào hùa để đánh lừa anh. Có khi anh mất cả buổi để lùng sục khắp nhà nhằm tìm ra thứ mùi lạ đó xuất phát từ đâu. Nhìn anh bơ phờ, mồ hôi nhễ nhại sau mỗi cuộc tìm kiếm, tôi thấy thương anh và xót xa vô cùng.
Gần đây anh lại hay cười, nói một mình một cách vô thức, nhiều khi tôi nói chuyện với anh nhưng anh lại nhìn sang chỗ khác rồi nói lẩm nhẩm một mình. Sau đó anh lại hỏi tôi: “Em ơi, anh có bị điên không?”. Quá lo lắng cho sức khỏe của anh, tôi đã đưa anh đi khám và bác sỹ nói riêng với tôi rằng, anh đang bị bệnh hoang tưởng, cần phải chữa trị lâu dài.
Nghe bác sỹ thông báo, tôi như người rơi xuống vực thẳm. Giờ đây tôi đang rất phân vân không biết có nên tiếp tục làm đám cưới với anh hay không. Tôi cũng đã tham khảo nhiều bạn bè, cô bác đang làm trong ngành y thì được biết, bệnh tình của người yêu tôi khó có thể chữa trị dứt điểm, mặt khác nếu gặp những sự cố bất ngờ trong cuộc sống thì căn bệnh lại có thể diễn biến phức tạp hơn.
Trái tim tôi luôn mách bảo rằng, tình yêu tôi dành cho anh vẫn vẹn nguyên như xưa, nhưng lý trí thì lại khuyên tôi nên cảnh giác với bệnh tình của anh. Bởi nếu lấy người tâm thần làm chồng thì sẽ có không ít nguy hiểm đối với bản thân và con cái về sau.
Thực ra, ngoài những lúc “mơ mơ, tỉnh tỉnh” thì anh vẫn tỏ ra là người đàn ông có trách nhiệm, anh vẫn đi làm bình thường, cách nhận thức thế giới bên ngoài của anh cũng chưa “sai số” quá mức cho phép. Đặc biệt, khi biết được suy nghĩ của tôi, anh đã khóc rất nhiều, anh nói rằng nếu tôi từ bỏ anh thì anh sẽ không thiết sống nữa. Điều này càng khiến cho tôi khổ tâm hơn.
Tôi được biết pháp luật không cho phép người tâm thần kết hôn. Vậy trong khi người yêu của tôi chưa bị cơ quan chức năng nào kết luận là mắc tâm thần thì có bị coi là người tâm thần hay không? Nếu tôi vẫn quyết tâm kết hôn với anh thì pháp luật có cho phép?./.
Luật sư Lưu Hải Vũ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Triệu Sơn: “Bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn với anh ấy” Về điều kiện kết hôn, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định rất cụ thể. Theo đó, nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này. Theo quy định tại Điều 10 của Luật này, những trường hợp cấm kết hôn gồm có: Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự;... Căn cứ những quy định trên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ bị cấm kết hôn. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự, Điều 22 của Bộ luật Dân sự hiện hành nêu rõ: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Như vậy, một người được cho là mất năng lực hành vi dân sự phải có Quyết định của Tòa án dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Đối với trường hợp của bạn, bạn và người yêu của mình vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu không có quyết định của Tòa án có thẩm quyền tuyên bố người yêu bạn là người mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sức khỏe của người chồng tương lai, bạn nên khuyên anh ấy đi khám bác sỹ thường xuyên và uống thuốc đều đặn. Bản thân bạn cũng dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc anh ấy nhiều hơn nhằm giúp anh ấy luôn có tư tưởng và tinh thần thoải mái, điều đó sẽ đảm bảo cho sức khỏe của anh ấy phục hồi nhanh hơn. Chúc các bạn hạnh phúc! |
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng số, hạ tầng viễn thông trong xây dựng chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, thời gian qua Bộ TT&TT đã thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Tính đến hết tháng 5/2024, đã có 81,7% hộ gia đình sử dụng cáp quang Internet băng rộng và 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang. Internet băng rộng di động 4G đã phủ đến cấp thôn, bản đạt yêu cầu chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn quốc gia.
Tuy vậy, theo phản ánh của một số Sở TT&TT địa phương, trong bối cảnh các doanh nghiệp viễn thông đang thúc đẩy phát triển hạ tầng số, sớm thương mại hóa 5G, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đang phải đối mặt với một số khó khăn.
Cụ thể, có địa phương còn tình trạng một số cá nhân, đối tượng phản đối, cản trở việc lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động - BTS mới. Theo phân tích của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), nguyên nhân chính là do các cá nhân, đối tượng chưa nhận thức được một cách đầy đủ về tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy định mới của Luật Viễn thông 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đồng thời tháo gỡ khó khăn trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại các địa phương, Bộ TT&TT vừa chính thức đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông.
Trong công văn mới gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ TT&TT chỉ rõ, viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 đã quy định: “Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
Luật Viễn thông 2023 cũng quy định “Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất”; “Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các cấp, các cơ quan có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông”.
Vì thế, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo UBND cấp huyện, xã và các cơ quan có liên quan bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông. Việc xử lý các hành vi vi phạm về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông được quy định tại khoản 3, điều 42 của Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ.
UBND các tỉnh, thành phố cũng được đề nghị chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc chưa có bằng chứng cho thấy sóng điện từ của các trạm BTS có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đồng thời, ủng hộ xây dựng phát triển các trạm BTS nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số.
Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2024 - 2025 đặt mục tiêu đến hết năm 2025, toàn bộ hơn 27 triệu hộ gia đình toàn quốc có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu; 100% nhà văn hóa thôn, bản đã có điện lưới quốc gia có kết nối Internet cáp quang băng rộng; 100% thôn, bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động. Theo thống kê, hiện còn hơn 5,4 triệu hộ gia đình chưa có cáp quang; Còn 2.052 thôn, bản không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đã có điện lưới quốc gia, chưa có kết nối Internet cáp quang băng rộng đến nhà văn hóa thôn, bản; Còn 230 thôn, bản không thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đã có điện lưới quốc gia, chưa được phủ sóng băng rộng di động. |
Ảnh minh họa: Internet
Khi quen nhau anh là kĩ sư cầu đường, còn tôi là nhân viên bán hàng trong căn tin ở nơi công ty anh công tác. Một tháng đôi lần tôi lại thấy anh, một mình ngồi trầm ngâm với một ly cafe đen và bao thuốc lá ở chiếc bàn kê trong góc khuất nhất của căn tin.
Hình như ông trời sắp đặt, nên lần nào anh tới, tôi cũng vào ca bán hàng. Lâu dần quen mặt, biết tên và không hiểu tại sao anh lại mở lòng chia sẻ với tôi về cuộc hôn nhân không trọn vẹn của anh.
Thấy vẻ mặt hiền lành, lúc nào cũng lịch sự cảm ơn khi tôi mang café và thuốc lá đến, cùng với nụ cười thân thiện dành riêng cho tôi mỗi lần anh chào tôi ra về, thú thật tôi rất có cảm tình với anh.
Thế rồi lâu lâu không thấy anh tới, tôi như chờ mong, như thiếu hụt một cái gì đó khó gọi thành tên.
Buổi tối cách đây hơn một năm, dọn dẹp xong ra về thì trời đổ mưa tầm tã, đang lúng túng vì không có áo mưa, bỗng anh xuất hiện với một chiếc ô trên tay và để nghị tôi để anh đưa tôi ra bến xe buýt. Thế rồi tôi nhận lời yêu anh sau một năm đi lại tìm hiểu, về làm vợ anh, tôi sống cùng bố mẹ anh, dưới anh còn một cô em gái lấy chồng ở xa, thỉnh thoảng mới ghé thăm bố mẹ và vợ chồng tôi.
Thời gian đầu cuộc sống trôi qua êm ả, nhưng đến lúc tôi quen hơn, bén tiếng chồng thì mẹ chồng tôi mới bắt đầu thể hiện quyền uy của người “ cầm cân, nảy mực” trong nhà.
Bà xét nét, vạch vòi từ chuyện bé đến chuyện lớn nếu tôi tham gia. Bất kể việc gì tôi hoàn thành xong bà cũng cẩn trọng đeo kính lên, sờ lần kiểm tra lại.
Chỗ nào chưa vừa ý là bà cao giọng gọi tôi lại, bắt tôi phải sờ tay vào những nơi bà cho là còn bẩn, còn chưa sạch.
Bao giờ bà cũng bắt đầu bằng câu :”con Hoài ( vợ cũ của chồng tôi ) chỉ vì không nghe lời tôi dạy nên phải ra đi, còn cô liệu mà nghe lời tôi nói, đừng để tôi phải nhắc lại! Còn bây giờ thì để tâm vào, làm cho tốt đấy!”
Có hôm tôi là quần áo cho chồng, bà đứng ngay cạnh giáo huấn :”con Hoài một lần sơ ý là hỏng bộ vest tiền triệu của con trai tôi đấy! Cô để mắt vào, đểnh đoảng là không ở đây lâu được nữa đâu!”…
Khó chịu nhất là chuyện tiền đi chợ, tháng nào vợ chồng tôi cũng đóng góp đầy đủ, nhưng mẹ chồng toàn bớt xén. Mỗi lần đưa tiền cho tôi đi chợ, bà lầu bầu, ca cẩm là :” đưa nhiều mà đến bữa thiếu ăn chẳng đủ mà gắp!”.
Rồi bà nhìn tôi với ánh mắt đầy nghi ngờ, như thể tôi đánh cắp tiền chợ để tiêu riêng cho mình vậy.
Tôi nghĩ bà gây khó cho tôi, chứ bà thừa biết thức ăn đắt đỏ, 4 người mà có 2 xuất tiền của tôi và chồng đóng góp, làm sao mâm cơm tươm tất được?
Bức xúc mang chuyện nói lại với chồng, tưởng chồng đồng cảm với mình, không ngờ anh lại ngọt nhạt khuyên tôi nên chịu đựng cho mẹ vui lòng.
Rồi anh còn thuyết giảng đạo làm con, làm dâu, làm vợ… khiến tôi ù cả tai. Tôi lờ mờ hiểu được lí do vì sao chị vợ cũ của chồng tôi không sống nổi trong căn nhà này…Liệu rồi tôi có nên bước theo chị ấy?
(Theo Tiền phong)" alt=""/>Mẹ chồng thích lấy lỗi con dâu cũ để răn đe tôi