
- Trong số các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, nước Anh đang đi tiên phong theo hướng xây dựng một nền công nghiệp điện hiện đại, trong lành ít phát thải khí nhà kính… Và sự kiện “Brexit” của Anh khỏi EU không cản trở đường lối này.Quốc gia hàng đầu điện năng
Ngay ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, nước Anh đã nằm trong số quốc gia xây dựng nền điện năng sớm nhất với các nhà máy nhiệt điện; gồm cả nhiệt điện “sạch” với nhiên liệu là dầu, khí đốt và cả nhiệt điện “bẩn” theo nghĩa là phát thải nhiều khí nhà kính do sử dụng nhiên liệu than đá.
Và, tiếp theo, quốc đảo này cũng không tụt hậu so với các quốc gia lục địa trong việc phát triển các dạng điện năng khác, từ các loại như thủy điện, điện sinh khối ... đến điện công nghệ cao như điện hạt nhân hay các loại điện có nguồn dự trữ vô tận trong tự nhiên như điện gió, điện năng lượng mặt trời.
Sự đánh giá trên phản ảnh trong bảng số liệu thống kê mới cho năm 2015 (bảng số 1), ở đó cho thấy sự đóng góp điện lượng và tỉ lệ phần trăm của các nguồn điện khác nhau ở nước Anh.
Trong đó, bốn loại điện năng chủ yếu; từ điện “cổ điển” như nhiệt điện sử dụng khí đốt và sử dụng than đá đến điện công nghệ cao (điện hạt nhân) và điện năng lượng tái tạo, tất cả đều đóng vai trò chủ yếu và tỷ lệ đóng góp gần như tương đương nhau với 29,5%, 23%, 21% và 25%.
Ngoài ra, là quốc đảo nhưng nước Anh không đứng cô lập, ngược lại đã và đang tiến hành nối mạng cao áp với các nước cận kề như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Đức. Ireland. Qua đó, Anh nhập thêm điện, chủ yếu là điện hạt nhân, với điện lượng (tính cho năm 2015) khoảng 21 TWh từ Pháp (13,8 TWh) và Hà Lan (8,0 TWh). Mặt khác, xuất điện sang Ireland với 0,9 TWh là động tác mở đầu.
Sức mạnh của điện hạt nhân

|
Bản đồ phân bố các nhà máy điện hạt nhân của Anh Quốc |
Nước Anh được xem như cây đại thụ trong số vài quốc gia trên thế giới tiên phong trong con đường xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân.
Nước Anh sớm xây dựng một loạt các nhà máy điện hạt nhân rải rác dọc bờ biển đông và tây. Đến năm 1997 tỷ lệ đóng góp của điện hạt nhân vào công suất điện tổng cộng đạt đỉnh với 26%. Sự cố hạt nhân Fukushima không ảnh hưởng gì với chính sách điện hạt nhân của nước Anh.
Đến nay, 15 lò phản ứng lớn nhỏ vẫn đang cung cấp điện năng cho cả nước (xem bảng 2) với tổng công suất 8883 MWe. Trong đó, đáng chú ý nhà máy điện Hinkley Point B khởi động từ năm 1976, sau 40 năm nay vẫn tiếp tục cung cấp điện lên lưới điện quốc gia.
Hiện tại và thời gian sắp tới, việc xây dựng mới các nhà máy điện hạt nhân không thể dừng vì nó có vai trò lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu điện năng của Anh nhằm đối phó với tình trạng sẽ đóng cửa hơn 40% số nhà máy điện hạt nhân “quá đát” trước năm 2025, đồng thời bù đắp với sự sụt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ và khí đốt chỉ trong một số năm sắp tới.
Điện hạt nhân trong lâu dài vẫn là 1 trong 3 nguồn điện chủ yếu, cùng với điện gió ngoài biển và điện dầu - khí đốt giúp Anh quốc thực hiện chủ trương đa dạng hóa, sạch hóa và bảo đảm an ninh nguồn năng lượng của nước mình.
Chính phủ Anh dự kiến với chi phí khoảng 14 tỷ bảng Anh (khoảng 22,5 tỷ USD) sẽ xây dựng 2 lò năng lượng hạt nhân EPR thế hệ thứ ba, loại lò nước áp lực cải tiến của Pháp. Và nhà máy điện hạt nhân mới; gọi là lò Hinkley Point C sẽ có khả năng sản xuất một lượng điện lớn tương đương với 7% tổng lượng điện của Anh quốc.
Đồng thời, nước Anh còn có một kế hoạch xây dựng “một hạm đội mới” các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm các nhà máy điện công suất lớn ở Wylfa và Moorside cùng các lò phản ứng mô-đun nhỏ kỹ thuật mới ở nhiều nơi.
Sự trỗi dậy của điện gió

|
Hình các cánh tua-bin gió của một nhà máy điện gió ngoài biển khơi của nước Anh. (Ảnh: Green-is- great) |
Cùng với điện hạt nhân, điện gió được xem là nguồn điện sạch đang được đầu tư phát triển và sẽ sớm trở thành nguồn điện năng trụ cột của nước Anh.
Số liệu thống kê (xem bảng 1) cho thấy phần đóng góp của điện gió trong tổng điện lượng quốc gia của năm 2015 chiếm gần 12%. Trong đó, đã kể đến vai trò của các nhà máy điện gió trên đất liền và điện gió trên mặt nước (gần bờ biển và ngoài khơi xa).
Do diện tích trên đất liền dành cho điện gió không còn đáng kể, nước Anh tập trung xây dựng các nhà máy điện gió xa bờ. Và nước này đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về điện gió xa bờ từ tháng 10 năm 2008.
Hiện nay, nước Anh đang triển khai 28 dự án, cho hoạt động 1.465 tua-bin gió và tổng công suất điện gió xa bờ đạt 5.098 MW. Các tua-bin gió trên mặt nước đang đóng góp hàng năm khoảng 15 TWh (têta.oat.giờ). Trong đó, với các tua-bin đang xây dựng, riêng phần điện gió xa bờ sẽ đóng góp vào sản lượng lưới điện hàng năm toàn quốc khoảng 8% vào năm 2016 và 10% vào năm 2020.
Anh quốc rõ ràng đang trỗi dậy thành nước dẫn đầu trên thế giới về điện gió, đăc biệt điện gió xa bờ.
Sự rút lui của nhiệt điện than
Theo số liệu thống kê, một phần đáng kể điện năng ở Anh quốc tạo bởi các nhà máy nhiệt điện với nhiên liệu là khí tự nhiên (hiện chiếm gần 30%) và than đá (23%). Lượng điện phát ra từ hai loại nhiên liệu này thay đổi hàng năm phụ thuộc vào giá cả của nhiên liệu. Phần đóng góp của điện sử dụng dầu mỏ rất nhỏ (dưới 1%) không đáng kể.
Đáng chú ý ở đây là các nhà máy sử dụng nhiên liệu than đá bởi vì sự tác hại đến môi trường và sức khỏe của khí độc hại CO2 sinh ra. Sự tác hại này đã được cảnh báo trên toàn thế giới. Các chỉ tiêu giảm thiểu CO2 đã được khuyến cáo cho mọi quốc gia trong Nghị định thư của Hội nghị toàn cầu về Biến đổi khí hậu COP-21 ở Paris tháng 12/2015.
Trong lúc đó, than đá cũng không phải là tài nguyên của nước Anh mà chủ yếu nhập khẩu từ các nước khác.
Vì vậy, việc đóng cửa dần các nhà máy nhiệt điện than đã diễn ra ở Anh quốc. Và mới đây, vào tháng Mười Một năm 2015, người đứng đầu của Cơ quan quốc gia về Năng lượng và Biến đổi khí hậu nước Anh đã đưa ra khuyến cáo: đóng cửa các nhà máy điện đốt than còn lại trước năm 2025. Đó là một quyết định tiên tiến và quyết đoán mà nhiều nước không thực hiện được, trong đó có các “cường quốc” nhiệt điện than như Trung quốc, Ấn Độ; và cả Hoa Kỳ và nước Đức.
Tác động của sự kiện “Brexit”?
Cũng cần đề cập đến ảnh hưởng của biến cố “Brexit” vừa xảy ra - Anh tách khỏi EU. Thực ra, sự kiện này không ảnh hưởng đến chương trình năng lượng của Anh quốc.
Các công ty vẫn không thay đổi cam kết đối với chương trình xây dựng hạt nhân. Tổng công ty năng lượng EDF Energy (một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực điện-cacbon-thấp) cùng với các doanh nghiệp lớn khác NuGeneration và Horizon Nuclear Power (công ty năng lượng đang phát triển thế hệ mới các nhà máy điện hạt nhân) vẫn cam kết với chương trình mới xây dựng hạt nhân.
Cụ thể, Tổng Giám đốc điều hành Jean-Bernard Levy, cho biết: “Brexit” sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch của công ty trong việc xây dựng nhà máy Hinkley Point C, đó là các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được xây dựng ở Anh trong gần 20 năm nay. Lịch trình vẫn là đưa vào hoạt vào năm 2025. Nhà máy điện hạt nhân lớn này nhằm bảo đảm cung cấp 7% điện năng cho Vương quốc Anh.
Cùng với làn sóng phát triển các nhà máy điện gió ngoài biển và chuẩn bị xây dựng các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn, nước Anh chủ trương đóng cửa dần tiến đến chấm dứt hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than vào năm 2025.
Vương quốc Anh vẫn là nước đi đầu so với các cường quốc kinh tế khác trên con đường xây dựng một nền công nghiệp điện hiện đại, trong lành ít phát thải khí nhà kính.
1. Đức: Điện sạch tăng lên, điện than không giảm! http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/308842/duc-dien-sach-tang-len-dien-than-khong-giam.html
2. Các nhà “Nobel” cảnh báo: “Rời bỏ” là rủi ro http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/311142/cac-nha-nobel-canh-bao-roi-bo-la-rui-ro.html
" alt=""/>Vì sao Brexit không làm ngành điện Anh nao núng?
Người dân ở ấp Thạnh Điền xúc động và dành nhiều lời khen cho ba cậu bé vì có hành động cao đẹp, nhặt được của rơi trả lại người bị mất. |
Em Đỗ Thanh Bằng. |
Mấy ngày qua, người dân ở ấp Thạnh Điền, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng) rất xúc động và dành nhiều lời khen dành cho ba cậu bé ở địa phương với hành động cao đẹp, nhặt được của rơi, trả người đánh mất. Đó là các em Đỗ Thanh Bằng (lớp 10A8 trường THPT Trần Văn Bảy), Trần Thanh Mới và em Lê Nhĩ Khang (cùng ngụ tại ấp Thạnh Điền, thị trấn Phú Lộc).
“Tối mùng 4 Tết (ngày 19/2), trong lúc đi chơi Tết, bọn em thấy một cái ví ở gần bến xe huyện Thạnh Trị. Mở ra, bọn em thấy trong ví có nhiều tiền nên bàn nhau mang đến trụ sở Công an huyện trình báo và nhờ các chú tìm trả lại cho người bị mất. Khi trả được tài sản, tụi em mừng muốn khóc”, em Trần Thanh Mới kể lại.
Thượng tá Trần Văn Khởi, Trưởng Công an huyện Thạnh Trị cho biết: “Khi các em mang ví đến trình báo, chúng tôi tiến hành kiểm tra và thấy trong ví có hơn 40,6 triệu đồng cùng một số giấy tờ tùy thân mang tên bà Dương Ngọc Diễm ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau đó, lực lượng công an đã thông báo trên loa phóng thanh tìm bà Dương Ngọc Diễm. Sau khi tìm được bà Diễm, chúng tôi bàn giao toàn bộ tài sản, giấy tờ cho bà. Thời điểm đó, bà Diễm xúc động lắm bởi trước đó, bà nghĩ không thể tìm lại được tài sản của mình”.
 |
Trần Thanh Mới (trái) và Lê Nhĩ Khang. |
"Em và các bạn đều rất vui khi trả được chiếc ví cho người đánh rơi. Khi mình mất 50.000 đồng còn thấy xót, huống chi người khác bị mất 40-50 triệu đồng, lại mất đúng vào dịp năm mới chắc chắn họ buồn nhiều lắm. Vì vậy tụi em tìm cách trả lại cho họ”, em Đỗ Thanh Bằng cho biết.
Trong khi đó, Lê Nhĩ Khang kể với giọng rất hồn nhiên: “Khi mở ví ra thấy nhiều tiền, em nghĩ người đánh rơi chắc chắn sẽ buồn lắm, chạy đi tìm lại ngay. Thế nên tụi em phải nhờ các chú công an giúp họ. Lúc đó, em còn nghĩ số tiền đó có khi người ta dùng để chữa bệnh cho người thân hay có việc gì gấp nên mới mang nhiều trong ngày tết. Mất tiền đầu năm chắc người ta đau khổ lắm".
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Bí thư Chi bộ ấp Thạnh Điền, cho biết: Bằng, Mới và Khang là anh em họ. Cả ba em đều có hoàn cảnh khá khó khăn. Vì hoàn cảnh riêng của gia đình, Bằng ở với cô ruột từ năm lên hai tuổi. Còn gia đình của Mới và Khang đều thuộc hộ cận nghèo. Cũng vì nghèo mà hai em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Anh Lê Thanh Sơn (43 tuổi, cha ruột Lê Nhĩ Khang) cho biết: "Nhà nghèo, chỉ có hai công ruộng nên gia đình vay tiền ngân hàng mua trâu về nuôi để cày bừa và kéo lúa thuê cho hàng xóm. Hàng ngày, mẹ Khang đi giúp việc nhà ở chợ Phú Lộc, còn cha làm hồ. Hiện tại, chị gái lớn của Khang đã học xong chuyên ngành điều dưỡng nhưng chưa xin được việc làm. Còn anh trai và chị gái kế Khang cũng nghỉ học từ lâu đi làm thuê sinh sống. Căn nhà của gia đình Khang trước đây là nhà tình thương do chính quyền cấp. Do nhà đã xuống cấp nên anh em cho mượn tiền xây lại.
“Gia đình khó khăn quá nên Khang nghỉ học để chăn trâu. Vợ chồng tôi nhiều lần động viên con đi học lại nhưng cháu chưa chịu”.
 |
Nhà của gia đình Mới. |
 |
Nhà của gia đình Khang. |
Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Trần Thanh Mới phải nghỉ học từ lớp 9 để ở nhà đi phụ hồ với cha. Ngoài ra Mới còn đi giăng lưới kiếm cá hoặc làm những công việc khác để kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.
Anh Trần Thanh Liêm (cha ruột em Mới) cho biết: Gia đình không đất sản xuất, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào tiền làm công của vợ chồng mỗi ngày. Thấy cha, mẹ vất vả nên Mới xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, kiếm thêm tiền lo cho người chị đang học lớp 11 trường THPT Trần Văn Bảy.
Biết tin con và các bạn nhặt được của rơi mang trả người đánh mất, anh Liêm không cầm được nước mắt vì vui mừng: “Tôi vui lắm khi biết con mình còn nhỏ nhưng đã suy nghĩ và làm được điều tốt”.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, gia đình của 3 em Bằng, Khang, Mới đều có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ cận nghèo. Thế nhưng gia đình các em sống rất tử tế, hòa nhã với bà con láng giềng. Dù phải lo chuyện mưu sinh, cơm gạo hàng ngày nhưng cha mẹ các em luôn quan tâm đến việc dạy dỗ con cái.
Hành động của các em rất đáng trân trọng, là tấm gương cho nhiều bạn trẻ (và cả người lớn) học tập. Người tốt việc tốt cần nhân rộng, khen thưởng, biểu dương. Bản thân các em còn nhỏ nhưng đã biết cái nào là của mình, cái nào không phải của mình. Suy nghĩ và hành động của các em khiến nhiều người xúc động, là gương sáng giữa đời thường cho mọi người noi theo. Chúng tôi rất tự hào với các em này”, ông Nguyễn Quốc Khanh cho biết thêm.
Sau khi biết thông tin về hành động cao đẹp của ba em Bằng, Khang và Mới, ngày 24/2/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư biểu dương, khen ngợi tinh thần trung thực của các em.
Ngày 25/2, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cũng ký quyết định tặng bằng khen cho em Đỗ Văn Bằng vì có hành động cao đẹp, nhặt được của rơi trả lại người bị mất.
Hai em Trần Thanh Mới và Lê Nhĩ Khang (đi cùng với Bằng) phải bỏ học giữa chừng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Bộ trưởng Giáo dục đề nghị Sở Giáo dục tỉnh Sóc Trăng tìm hiểu, tạo điều kiện để các em được tiếp tục tham gia học phổ thông hoặc học nghề, trở thành công dân có ích trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Sở Giáo dục Sóc Trăng tổ chức tuyên truyền, nhân rộng tấm gương của em Đỗ Văn Bằng nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh toàn tỉnh.
Ông Mai Thanh Ngon, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị cho biết: “Hành động của ba em Bằng, Khang và Mới thật đáng trân trọng. Ngoài khen thưởng đột xuất, chúng tôi cũng chỉ đạo ngành chức năng tìm biện pháp giúp đỡ để các em đến trường hay học nghề”.
Theo Xuân Lương/ Báo Tiền Phong

Lùi thời hạn rà soát giáo sư, khen học sinh trả lại tiền nhặt được
Trong tuần từ 17-25/2, các thông tin giáo dục được quan tâm gồm: Việc rà soát tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017; dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2018; các câu chuyện đi học sau Tết và hành động đẹp của các học sinh.
" alt=""/>Chuyện ít biết về gia cảnh học sinh trả 40 triệu đồng cho người mất