![]() |
Theo Phó chánh Thanh tra Giáo dục (Bộ GD-ĐT), ngày 16/8/2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định số 117/QĐ-TTr thụ lý giải quyết tố cáo đối với các thành viên Ban Giám hiệu trường ĐH Chu Văn An sử dụng văn bằng không hợp chuẩn (rởm) và mạo nhận học vị.
Ba nội dung tố cáo là: Tố cáo ông Dương Phan Cường, chủ tịch HĐQT, phó hiệu trưởng Trường ĐH Chu Văn An có hành vi sử dụng bằng tiến sĩ rởm. Tố cáo ông Ngô Thế Trường, phó hiệu trưởng phụ trách quản lý sinh viên, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo có hành vi sử dụng văn bằng tiến sĩ rởm. Tố cáo ông Trần Anh Tuấn, phó hiệu trưởng phụ trách xây dựng có hành vi mạo nhận học vị thạc sĩ.
Theo thanh tra Bộ, ông Dương Phan Cường đã giải trình trực tiếp ngày 22/8/2013 và có văn bản giải trình đề ngày 14/10/2013. Với các tài liệu, bằng chứng Tổ xác minh tố cáo thu thập được, Thanh tra Bộ kết luận Viện hàn lâm quốc tế về nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga hướng dẫn nghiên cứu sinh Dương Phan Cường dưới hình thức từ xa. Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án, ông Cường được Liên minh các Viện hàn lâm quốc tế Liên bang Nga (MMC) cấp bằng Phó tiến sĩ. Vì vậy, nội dung tố cáo ông Dương Phan Cường sử dụng văn bằng rởm là sai.
Với nội dung tố cáo thứ hai, Thanh tra Bộ cũng kết luận việc ông Ngô Thế Trường (hiện không còn làm việc tại trường ĐH Chu Văn An) nghiên cứu, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và Được ĐH Nam Thái Bình Dương cấp bằng tiến sĩ là có thật. Tuy nhiên, ĐH Nam Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có tên trong danh sách các cơ sở giáo dục chưa được kiểm định chất lượng giáo dục tại Hoa Kỳ nên bằng Tiến sĩ của trường ĐH Nam Thái Bình Dương chưa được công nhận tại Việt Nam.
Về nội dung tố cáo thứ 3, Thanh tra Bộ kết luận ông Trần Anh Tuấn tốt nghiệp ĐH tại Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech) với học vị Kỹ sư năm 1986. Theo điều 46, khỏan 4, Luật số 111/1998 Sb., về các trường Đại học và về sửa đổi và bổ sung các điều luật khác thì học vị “kỹ sư” (viết tắt là “Ing.” viết trước tên) được phong cho những người tốt nghiệp khóa học trong chương trình đào tạo thạc sĩ”. Vì vậy, việc tố cáo ông Tuấn “mạo nhận” học vị thạc sĩ là không đúng.
Qua vụ việc này, Thanh tra Bộ kiến nghị Bộ GD-ĐT ban hành văn bản quy định việc bắt buộc người Việt Nam công tác trong ngành giáo dục và đào tạo có bằng do nước ngoài cấp phải làm thủ tục công nhận văn bằng trước khi sử dụng.
Trong khi còn đang tranh cãi về vai trò của mình trong tương lai, các trường đại học châu Âu không được đánh mất bản sắc cá nhân, truyền thống và mục tiêu xã hội của mình. Điều này không hề dễ dàng. Ban quản trị các trường phải đối mặt với những áp lực từ bên trên – các hiệp hội châu Âu và các chính phủ quốc gia – cũng như áp lực từ chính các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên của họ.
Hơn nữa, các thông số của cuộc tranh luận này đang ngày càng mơ hồ. Một mặt, các trường phải tuân thủ các thỏa thuận lâu dài với chính phủ. Mặt khác, họ phải đối mặt với những nhà cải cách nhiệt thành - những người đang tìm kiếm giải pháp dựa vào nhu cầu thị trường, tập trung vào sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục, khuyến khích sự năng động của sinh viên và giảng viên, tập trung vào phương pháp học tập lấy sinh viên làm trung tâm.
Rõ ràng, những quan điểm này gây ra những tác động rất khác nhau cho tương lai của các trường. Theo truyền thống, các trường đại học tiến hành nghiên cứu, cung cấp giáo dục chuyên nghiệp và cung cấp cho tầng lớp thanh niên của một quốc gia một nền tảng văn hóa trước khi họ bước ra ngoài xã hội. Ngày nay, không có mục đích nào trong số này có vẻ an toàn. Thật vậy, mối nguy hiểm trầm trọng nhất với các trường đại học châu Âu là quá trình hỗn loạn kéo dài về mục tiêu cuối cùng của họ.
Tìm kiếm sự thật thông qua quan sát, thực nghiệm, lập luận hợp lý và chỉ trích lẫn nhau luôn là một lý do tồn tại của các trường đại học. Phản ánh điều này, chính phủ đã khuyến khích một số cơ sở giáo dục cố gắng có những nghiên cứu sánh ngang với các trường đại học hàng đầu của Mỹ.
Nhưng không phải tất cả các trường đại học châu Âu đều coi mình là các cơ sở tập trung vào nghiên cứu. Nhiều trường muốn tập trung vào việc chuẩn bị cho sinh viên trước khi bước ra thế giới việc làm. Tuy nhiên, những kỹ năng mà thị trường đòi hỏi luôn thay đổi nhanh đến mức các trường có thể phải vật lộn để kết hợp các kỹ năng nhận thức chung được dạy trong lớp học – như tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, viết luận – với chuyên môn nghiệp vụ thu được ở nơi làm việc. Và nếu những năm tháng ngồi trên giảng đường không tạo ra những kỹ năng nhận thức lớn hơn thì những lý lẽ biện minh về mặt kinh tế cho việc đầu tư vào giáo dục đại học sẽ sụp đổ.
Các trường đại học cũng có một sứ mệnh mang tính cộng đồng, là cung cấp cho sinh viên nền tảng văn hóa cho cuộc sống. Mục tiêu này có thể ngày càng gây tranh cãi trong xã hội phương Tây đa nguyên, tuy nhiên các trường nên cung cấp cho sinh viên ít nhất là những hiểu biết về lịch sử, nguyên tắc cơ bản của triết học… Nếu không có nhận thức hợp lý về môi trường văn hóa – xã hội, sinh viên có thể sẽ xem trường đại học là một nơi để mua các mục tiêu cá nhân, là nơi tạo các mối quan hệ hữu ích, là nơi trải nghiệm cuộc sống sinh viên.
Các trường đại học châu Âu dù có đi qua bất cứ con đường nào thì việc giữ bản sắc riêng của mình khi đối mặt với sự thay đổi toàn cầu và cải cách giáo dục cũng sẽ ngày càng khó khăn hơn. Các nhà nghiên cứu bây giờ không chỉ còn ở trong tháp ngà, mà đã làm việc như một phần của mạng lưới toàn cầu phức tạp cùng với những người tham gia thuộc khu vực tư nhân. Những giáo sư chính thức – những người từng là trung tâm của một trường đại học – bây giờ được thay thế bởi những giáo viên bán thời gian, thiếu sự kết nối chặt chẽ với các trường.
Tương tự, ngày càng nhiều trường đại học đưa ra những quan điểm mới – những quan điểm thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp – những “nhà quản lý giáo dục”. Họ giữ lại rất ít mối quan hệ với cuộc sống và truyền thống của trường đại học và sẽ coi sinh viên là những khách hàng của dịch vụ. Sinh viên sẽ được mời tham gia vào việc chọn lựa giảng viên, chương trình giảng dạy và địa điểm học tập.
Một số người có thể thấy những thay đổi này là thú vị. Tuy nhiên, mục đích sẽ bị mất đi nếu việc theo đuổi nó làm mờ nhạt bản sắc của các trường đại học châu Âu – mà nhiều trường trong số đó hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước và những quy tắc nghiêm ngặt. Các nhà hoạch định chính sách chắc chắn nhận thức được những nguy hại về văn hóa và giáo dục mà sự cải cách liên tiếp có thể gây ra.
Các trường đại học phải bảo vệ những ký ức của mình, những truyền thống địa phương và những cam kết với mỗi thế hệ sinh viên mới. Một mạng lưới cựu sinh viên trung thành và giàu lòng biết ơn có thể giúp đảm bảo điều này. Lựa chọn thay đổi cũng là một trải nghiệm giáo dục mang tính công thức, nhưng thiếu mục tiêu đạo đức.
Trong đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Quang đề xuất hợp tác thí điểm hệ thống IoT (Internet vạn vật) trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với triển khai chính quyền điện tử, vận hành chính quyền số; phát triển cơ sở dữ liệu mở của các ngành để cùng khai thác sử dụng.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị hợp tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT; nghiên cứu, hợp tác đầu tư khu CNTT tập trung nằm trong khu phức hợp 200ha tại huyện Chơn thành nhằm thu hút, phát triển doanh nghiệp số, công nghệ cao, gia công phần mềm, lắp ráp thiết bị CNTT, phát triển sản phẩm IoT, trí tuệ nhân tạo…
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đặng Hà Giang đề xuất FPT hỗ trợ địa phương xây dựng khu dành riêng cho đào tạo, nghiên cứu, phát triển CNTT, phần mềm, khu dành riêng cho chuyên gia; phối hợp nghiên cứu hình thành mô hình “xã, phường thông minh”; các mô hình quản lý, kinh doanh mới dựa trên nền tảng số.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT chia sẻ, FPT sẽ phối hợp với Bình Phước để xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể về các nội dung, lĩnh vực hợp tác. Trong đó, FPT xác định thành lập 7 tổ chuyển đổi số: truyền thông, đào tạo, thanh niên, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và thành phố, và hạ tầng thông minh.
Về hạ tầng đô thị thông minh, hiện Bình Phước đã đang vận hành Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) thị xã Bình Long, IOC thành phố Đồng Xoài, IOC thị xã Phước Long và IOC tỉnh.
H.A.H
Theo thông tin buổi làm việc mới đây, thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) đang cần hỗ trợ về cơ chế thành lập Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, triển khai xây dựng thí điểm 2 xã thông minh theo lộ trình chuyển đổi số.
" alt=""/>Bình Phước đề nghị FPT phối hợp làm xã, phường thông minh