Mong báo giúp em khởi động máy không cần đĩa CD boot và khôi phục lại mục STANDBY.
Trả lời:
1. Tính năng Stand By chỉ có hiệu lực khi bạn cài đúng driver cho card màn hình. Do Windows không có sẵn driver cho card màn hình trên máy bạn (nhất là đối với loại card on board), bạn cần vào Device Manager để kiểm tra và cài lại driver của nhà sản xuất (trong đĩa CD kèm theo card màn hình hay kèm theo mainboard) cho card màn hình hiện có.
" alt=""/>Khởi động máy không cần CD bootNgoài những yêu cầu về độ sắc nét của các chi tiết và độ chân thực của màu sắc, một bức ảnh đẹp cần phải có bố cục tốt. Nói cách khác, khả năng bố cục chính là thước đo trình độ của người cầm máy.
Dẫu khó đạt đến tầm của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng bạn vẫn có thể có những bức ảnh được bố cục tốt chỉ bằng cách áp dụng một số mẹo đơn giản sau đây.
1. Tuân thủ nguyên tắc một phần ba
Hãy tưởng tượng ra các đường kẻ ô, chia khung hình ra thành ba phần đều nhau theo cả hai chiều dọc và ngang, tổng cộng sẽ có 9 ô đều nhau (như trong hình vẽ). Khi đó, bạn ngắm sao cho chi tiết nổi bật nhất của bức ảnh nằm đúng vào vị trí giao nhau của các đường kẻ. Hãy chú ý, điều tối kỵ nhất trong nguyên tắc một phần ba là để chi tiết nổi bật nằm ngay chính giữa bức ảnh.
2. Sử dụng những đường thẳng để tạo sự thu hút
Để thu hút sự chú ý của người xem, bạn nên sử dụng các đường thẳng như là một cách dẫn họ tiến sâu hơn vào bức ảnh của mình. Đường thẳng ở đây có thể là hai bên tường rào, dãy đèn đường, dãy biển hiệu trên phố, tay vịn cầu thang hay hai bên vệ đường. Nó vừa tạo ra chiều sâu cho bức ảnh, vừa góp phần tạo điểm nhấn.
" alt=""/>5 mẹo nhỏ giúp bố cục ảnh đẹp hơnTrung kể: "Mình thích những chiếc điện thoại từ hồi học đại học. Khi đó chỉ những người thành đạt mới có cơ hội sở hữu một chiếc điện thoại, mình nhìn chiếc Motorola StarTAC 90 họ cầm trên tay là khoái lắm rồi. Vẻ đẹp của chiếc điện thoại đó cứ ám ảnh trong mình. Đến khi đi làm làm báo, bắt đầu kiếm được tiền thì mình cũng bắt đầu dành dụm để mua những chiếc điện thoại cổ về. Loại điện thoại nào cổ nhất mà phải là hàng chính hãng, hàng độc mới mua".
Cho đến khi dân nghiền đồ điện thoại cổ chuyển qua chơi loại điện thoại ít tiền thì Trung đã kịp rinh về chất đầy nhà từ vài năm trước. Dân buôn đồ cũ nhập hàng nguyên đai nguyên kiện về, những loại điện thoại phổ thông dễ bán thì khách hàng đã mua hết, còn lại những chiếc quá cổ, không sử dụng được bởi phiên bản tiếng nước ngoài, hoặc của các quốc gia lạ, thì chỉ có những người "có vấn đề" như Trung mới "chơi" nổi, thường mua với giá rẻ như cho. Bởi con mắt đã quá quen, đã "nạp" quá nhiều mẫu mã các loại điện thoại nên chỉ cần nhìn qua là Trung biết loại máy này thuộc dòng sản phẩm nào, sử dụng ra sao, giá cả thế nào. Từ chơi mà thành chuyên gia về điện thoại cũng rất thuận lợi và khi viết bài về lĩnh vực này, Trung tự tin bởi vốn kiến thức đã có!
Nếu như người dân Hà Nội rộ lên xu hướng thích hàng cổ, hàng độc như nhóm những người yêu Vespa cổ, nhóm những người yêu điện thoại cổ, nhóm những người yêu thích sưu tập tem cổ, rồi những đồ trong thời kỳ bao cấp... để được cho là sành điệu, được coi là "style" thì Trung chơi là vì yêu thích, chơi còn là để phục vụ công việc. Trung bật mí: Nhóm chơi điện thoại cổ được chia ra làm nhiều loại như chơi điện thoại cổ loại nghe nhạc đầu tiên của thế giới, nhóm chơi điện thoại loại có nắp gập đầu tiên trên thế giới. Đầu tiên họ là những người có cùng chung một sở thích, sau đó họ thành lập ra câu lạc bộ dành cho những người có cùng niềm đam mê với mục đích cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
" alt=""/>Khi nhà báo chơi 'dế' cổ