Với bảng xếp hạng của tổ chức QS, số đại học Trung Quốc cũng tăng dần. Như trong giai đoạn 2021-2024, số trường từ 51 tăng lên thành 71.
" alt=""/>Con đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giớiVợ chồng tôi quen nhau khi học cùng trường đại học. Chồng tôi là con một, bố mẹ khá chiều chuộng nhưng theo đánh giá của tôi, anh chững chạc và biết suy nghĩ. Đặc biệt, anh không phải người dựa dẫm, ỉ lại vào bố mẹ.
![]() |
Ảnh: B.N |
Chúng tôi cùng nhau mở công ty. Từ chỗ chỉ có 3 nhân sự, bao gồm cả giám đốc, nay công ty có hơn 100 nhân viên, làm ăn phát đạt.
Sự nghiệp thành công, chúng tôi quyết định về chung một nhà. Gia đình anh có vẻ không hài lòng tôi vì tôi được nuôi dưỡng và dạy dỗ bởi người mẹ đơn thân.
Bà lúc nào cũng nói gia đình không có bố như nhà không có nóc. Tôi tức ứa gan, thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Chuyện bố mẹ con không ở với nhau là chuyện người lớn. Mẹ con một mình nuôi con, vẫn dạy dỗ con thành người tử tế, biết kiếm tiền nuôi sống bản thân đấy ạ”.
Mẹ chồng bị đáp trả, lấy làm tức tối. Quá trình hai bên bàn chuyện hôn sự, bà liên tục hạch sách.
Lễ dạm ngõ, nhà bà có 5 người đến, đại diện cả bên nội và ngoại của chú rể. Bà yêu cầu nhà tôi cũng phải có đủ thành phần như vậy. Khi thấy nhà tôi chỉ có các cậu và mợ, bà bực dọc, nói nhà tôi không tôn trọng đàng trai.
Việc chọn ngày giờ đón dâu cũng lắm rắc rối. Tôi không hiểu bà cố tình hay kiêng kị thật khi đưa ra giờ đón dâu lúc 14h và 14h30 phải ra khỏi nhà. Mọi lễ nghi ở nhà gái chỉ diễn ra trong vòng nửa tiếng và phải cắt bớt thủ tục mới đủ thời gian.
Mẹ chồng tôi nói, nếu đưa dâu ra khỏi nhà quá giờ tốt sẽ gặp trục trặc hôn nhân.
Khi các cậu tôi lên tiếng phản đối, yêu cầu phải làm đủ thủ tục, ít nhất 15h chiều mới đón dâu ra ngoài, mẹ chồng tôi tỏ ý giận dỗi. Bà nói: “Bên nhà anh chị như vậy thì thôi đừng cưới nữa”.
Trước những căng thẳng đó, mẹ tôi chấp nhận hết. Mẹ không phải người hiền lành nhưng vì hạnh phúc của con nên bà nín nhịn. Cả đời mẹ hi sinh mọi thứ, bươn chải để tôi có cuộc sống đủ đầy.
Cách lễ thành hôn 3 ngày, mẹ gọi tôi và con rể tương lai đến. Trước mặt con rể, bà tặng cho tôi một thẻ ATM. Thẻ này có 200 triệu đồng. Đây là của hồi môn mẹ chuẩn bị cho tôi.
Mẹ giải thích lý do tặng trước là vì bà không thích thể hiện. Bà cho rằng việc cho con gái của hồi môn là chuyện riêng tư, không cần phải phơi bày trước bàn dân thiên hạ.
“Cuộc sống của con sau này cũng vậy, càng sống đơn giản càng tốt. Mọi thứ chỉ là phù phiếm, quan trọng hai vợ chồng yêu thương nhau thật lòng, cùng chung thủy và vun đắp tổ ấm…”, mẹ dặn dò.
Từng lời, từng câu mẹ nói khiến tôi thấm thía và càng thương mẹ nhiều hơn.
Ngày cưới, tôi là cô dâu rạng ngời sánh bước bên chú rể của đời mình. Khi MC cất lời tuyên bố cả hai chính thức là vợ chồng, sống mũi tôi cay cay, còn mắt mẹ đỏ hoe.
Trước mặt quan khách, mẹ chồng tôi tặng con trai và con dâu mỗi người 1 chiếc nhẫn vàng, khuôn mặt bà tỏ vẻ tự hào.
Bà thấy nhà gái không có vàng trao như mọi đám cưới khác, thái độ bắt đầu khó chịu. Mặc dù tôi nói nhỏ với bà là mẹ tôi đã tặng của hồi môn rồi nhưng mẹ chồng ngúng nguẩy, mặt nặng mày nhẹ.
Bà nhỏ to chê trách nhà tôi với họ hàng nhà mình. “Tôi thấy chẳng ai như nhà bên đấy, có vài chỉ vàng tặng con cũng bủn xỉn. Tặng sau lưng khác nào ‘áo gấm đi đêm’, đám cưới phải tặng trên sân khấu mới hoành tráng”.
Chẳng ngờ, mẹ tôi đi đến gần, vô tình nghe được. Mọi sự nhẫn nhịn đến giới hạn, bà quay ra đáp trả thông gia. Hai bên lời qua tiếng lại. Mẹ tôi đòi đưa con gái về luôn. Tuy nhiên mọi người khuyên can, bà mới bình tĩnh trở lại.
Tôi về nhà chồng sống trong sự ghẻ lạnh của mẹ chồng. Cuộc sống ngột ngạt đến mức nghẹt thở. Chồng tôi có ý bênh vực mẹ.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu bất hòa, chồng phải là người đứng ra dung hòa, hàn gắn nhưng ở đây, anh nghe mẹ, trách tôi vụng về, không biết ứng xử. Tôi trở thành người tồi tệ qua lời mẹ chồng.
Một đêm khi chồng đã ngủ say, tôi thu dọn hành lý và rời đi trong lặng lẽ. Cuộc hôn nhân của tôi kết thúc sau 1 tuần làm đám cưới. Tôi có thể yêu nhầm người nhưng không thể để mình tiếp tục cuộc hôn nhân đầy bão tố này...
Ngày cưới là ngày vui của những đôi uyên ương. Nhưng từ đây cũng phát sinh nhiều chuyện dở khóc dở cười. Bạn có câu chuyện nào liên quan đến mùa cưới muốn kể cho chúng tôi? Bài viết xin được gửi về emai: [email protected]. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Thông gia cãi vã trong hôn lễ vì không có vàng tặng cô dâuNgoài ra, tới đây, du khách có thể kết hợp tham quan các hang động và ngôi chùa cổ nổi tiếng ở khu vực lân cận như Bàn Long Tự, Linh Sơn Tự, Hàm Long, Ngọc Linh Tự, Thung Phật.
Nếu muốn tìm khu vực cắm trại, du khách có thể đi thuyền vào hòn đảo giữa hồ hoặc ngồi trực tiếp ở ven hồ cho rộng rãi, thoáng đãng. Vì dịch vụ cắm trại ở hồ Quan Sơn chưa phát triển mạnh, du khách tới đây cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết để đảm bảo có trải nghiệm thú vị và trọn vẹn nhất.
Hồ Tiên Sa
Cách trung tâm Hà Nội gần 50km, hồ Tiên Sa (thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) cũng được nhiều gia đình, nhóm bạn lựa chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi bởi cảnh quan xanh mát, trong lành.
Nơi đây được bao bọc bởi các cánh rừng và dãy núi Ba Vì nên không khí mát mẻ, vẫn giữ được nét hoang sơ. Ngoài cắm trại, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động hòa mình vào thiên nhiên như câu cá, đạp xe,…
Hồ Hàm Lợn
Hồ Hàm Lợn (hay còn gọi là hồ Suối Bàu) nằm dưới chân núi Hàm Lợn, thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 40km.
Đây cũng là một trong những địa điểm cắm trại gần Hà Nội thu hút du khách ghé thăm nhờ không gian thoáng đãng, xanh mát, thích hợp tổ chức nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời.
![]() | ![]() |
Phí cắm trại ven hồ Hàm Lợn là 30.000 đồng/người. Du khách đến đây có thể thuê đồ như bếp, vỉ nướng, bạt rộng để trải xuống đất, than củi,… hay mua đồ ăn, thức uống với giá cả bình dân.
Du khách còn có thể thử sức leo núi, chèo thuyền kayak với chi phí thuê thuyền khoảng 200.000 đồng/tiếng,…
Hồ Chòm Núi
Chòm Núi (thuộc địa bàn xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) là hồ thiên nhiên có diện tích khá rộng, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy.
Tuy là điểm đến mới mẻ, chưa khai thác nhiều hoạt động, dịch vụ du lịch nhưng nơi đây vẫn được nhiều bạn trẻ lựa chọn ghé thăm vì không gian trong lành, thoáng mát.
Bên cạnh đó, du khách cắm trại hay tham quan quanh hồ đều không mất khoản phí nào, có thể tận hưởng sự yên tĩnh, riêng tư và “chữa lành” tâm hồn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Hồ Suối Hai
Sở hữu khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, xanh mát, hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì) là điểm đến “chữa lành” gần mà vẫn vui cho du khách muốn tránh cảnh đông đúc khi du lịch dịp 2/9.
Hồ Suối Hai là một hồ nước ngọt nhân tạo được hình thành từ hệ thống đập chính và phụ dài hơn 4km, dẫn nguồn từ suối Yên Cư và suối Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống, cuối cùng chảy ra sông Tích.
Không chỉ cung cấp nước tưới cho hoạt động nông nghiệp và cải tạo môi trường xung quanh, nơi đây còn trở thành một địa điểm du lịch xanh mát, hấp dẫn các tín đồ ưa xê dịch.
Nếu tới hồ dịp nghỉ lễ 2/9, du khách sẽ được hòa mình với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, tham gia rất nhiều hoạt động như cắm trại, chèo thuyền, câu cá, tắm hồ,…
Khu vực ven hồ và 14 hòn đảo lớn nhỏ trong hồ còn trồng nhiều cây xanh và cây ăn quả, du khách có thể trải nghiệm ăn trái cây tươi tại vườn.