Lương giáo viên trường đưa ra như sau, đối với các môn cơ bản dao động từ 200.000-300.000 NDT/năm (672 triệu-1 tỷ đồng). Thầy cô có bằng tiến sĩ mức lương từ 250.000-400.000 NDT/năm (840 triệu-1,3 tỷ đồng). Giáo viên chuyên luyện thi mức lương từ 400.000-500.000 NDT/năm (1,3-1,6 tỷ đồng).
Thừa nhận đây là mức lương tốt dành cho giáo viên, nhưng nhiều người vẫn phàn nàn trường đưa ra quá nhiều yêu cầu cao, rất khó để tuyển dụng. Phần lớn họ bày tỏ sự không hài lòng với các điều kiện nhà trường đề ra. Mặc dù tỷ lệ thạc sĩ và tiến sĩ ở Trung Quốc tương đối cao, nhưng không phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu trên.
Nói cách khác, ngay cả những sinh viên hoặc học viên tốt nghiệp loại xuất sắc từ Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Kinh cũng chưa chắc đạt yêu cầu của trường, nếu không có giải Olympic THCS, THPT hoặc giải học sinh giỏi quốc gia.
"Nhà trường không nên lấy kinh nghiệm từng đoạt giải thưởng học sinh giỏi làm tiêu chí để đo lường khả năng giảng dạy của giáo viên", một người bình luận.
Xoay quanh những ý kiến trái chiều, ông Lý Triệu Khải - Trưởng phòng nhân sự của trường, cho biết: “Đừng từ góc độ phát triển trường học, chúng tôi không ngừng tăng cường bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục cho những tài năng trẻ của đất nước. Để làm được điều này, chúng tôi cần phải tối ưu hóa đội ngũ giáo viên của trường”.
Việc chiêu mộ giáo viên với mức lương tốt, nhà trường mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và giảm tải áp lực học thêm cho học sinh. Đồng thời, đây cũng là cách, trường ‘chung tay' với chính phủ Trung Quốc xóa tận gốc nền công nghiệp dạy thêm từng được định giá 2.000 tỷ NDT (310 tỷ USD).
Hiện nay, nhiều trường học ở Thâm Quyến, Giang Tô (Trung Quốc) sẵn sàng trả lương cao để chiêu mộ giáo viên với mong muốn cung cấp cho học sinh nền giáo dục tốt nhất. Điều này, giúp cho sinh viên đại học nhận thức được việc muốn sở mức lương tốt, buộc họ phải nâng cao trình độ học vấn và năng lực cá nhân.
Theo Sohu
Cũng trong tháng 4 và 5/2022, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã chi tiền lương và các khoản phụ cấp cho bà Nguyễn Thị Hằng Nga với số tiền hơn 6,49 triệu đồng chưa đảm bảo quy định. Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trên là do ngoài chế độ nghỉ thai sản, hiệu trưởng còn cho bà Nga nghỉ sinh thêm 2 tháng, đồng thời thanh toán các khoản lương và phụ cấp cho bà Nga.
Lãnh đạo trường này còn cho lập hồ sơ thanh toán tiền công, hỗ trợ tết cho bà Trần Nguyễn Nhật Uyên số tiền 19,58 triệu đồng không đúng quy định. Theo lý giải, mục đích là hợp lý hóa để rút số tiền trên về thanh toán các khoản công nợ của nhà trường.
Đặc biệt là khoản tiền chi hỗ trợ Tết Nguyên đán năm 2023 cho cán bộ, viên chức mỗi người 2 triệu đồng. Sau khi chuyển đến tài khoản của các cá nhân, Ban giám hiệu nhà trường đã thu lại 1,5 triệu đồng/người. Việc thu lại 33,5 triệu đồng này không đúng quy định pháp luật.
Hiệu trưởng xác nhận số tiền thu lại từ giáo viên để phục vụ cho hoạt động chung của nhà trường như: Tổ chức tất niên cuối năm cho giáo viên trường, chi sửa chữa nhỏ, mua hoa tươi và vật tư để trang trí Tết... nhưng việc thực hiện chi các nội dung trên không được thiết lập hồ sơ, chứng từ cụ thể.
Ngày lễ 30/4 và 1/5, nhà trường chi hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên số tiền 1 triệu đồng/người. Tuy nhiên sau đó, nhà trường đề nghị nộp lại 800 nghìn đồng/người. Kết quả kiểm tra, tổng số tiền nhà trường thu lại là 16,8 triệu đồng.
Ngoài ra, đoàn Thanh tra phát hiện hồ sơ, hợp đồng một số nội dung chi thanh toán tiền sơn cổng trường, hàng rào, sửa hồ bơi và xử lý thông tắc, hút hầm cầu chưa chặt chẽ; biên bản kiểm tra, đánh giá hiện trạng chưa rõ ràng, chưa thể hiện đầy đủ tình trạng hư hỏng, diện tích cần thay thế, sửa chữa.
Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn thu khác cũng bộc lộ nhiều sai phạm. Cụ thể, tổng số tiền thu Quỹ Hội CMHS trong năm học 2021-2022 và 2022- 2023 là hơn 160 triệu đồng. Tuy nhiên, hồ sơ thu – chi đều do nhà trường tự thiết lập, lưu trữ chưa đúng với quy định.
Việc nhà trường sử dụng quỹ hội CMHS để khen thưởng cho các giáo viên có thành tích trong năm học số tiền 4,4 triệu cũng không đúng quy định.
Qua thống kê, số tiền còn tồn của quỹ hội PHHS là hơn 60 triệu đồng nhưng đã thực hiện chi cho các hoạt động của trường. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng không cung cấp được hồ sơ, chứng từ chi, không thông báo việc sử dụng số tiền còn tồn, không xin ý kiến của PHHS trước khi thực hiện.
Việc thu chi quỹ Đội cũng bộ lộ nhiều sai phạm. Theo đó, học sinh khối 1, khối 2 và khối 3 (học kỳ I) được miễn, còn lại phải đóng nộp 2 nghìn đồng/hs/tháng. Tuy nhiên, năm học 2021- 2022, trường vẫn tổ chức thu cả với học sinh khối lớp 1, 2 và 3 (học kì I) với số tiền 20 nghìn đồng/hs/năm; năm học 2022-2023 thu số tiền 30 nghìn đồng/hs/năm. Tổng số tiền thu quỹ đội không đúng đối tượng là hơn 6,8 triệu đồng.
Trước sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách, Thanh tra huyện Đăk Tô yêu cầu Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lê Hồng Phong thu hồi số tiền hơn 19,5 triệu đồng (chi cho bà Trần Nguyễn Nhật Uyên) nộp ngân sách nhà nước.
Đồng thời, nhà trường phải thu hồi và hoàn trả toàn bộ số tiền hơn 166 triệu đồng. Cụ thể, 49,8 triệu đồng đã thu của giáo viên, nhân viên sai quy định; 44,4 triệu đồng từ nguồn thu của phụ huynh học sinh để chi trả cho giáo viên hợp đồng môn tiếng Anh; thu hồi hơn 64 triệu đồng từ nguồn Quỹ CMHS do không lập hồ sơ, chứng từ và không xin ý kiến PHHS trước khi thực hiện.
Thanh tra huyện Đăk Tô yêu cầu Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện xử lý kiểm điểm, kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan đến các sai phạm nói trên.
Thực tế, chương trình học Luật ở Anh, Mỹ hay Australia, Canada vẫn luôn là một thách thức. Tại Anh, sau khi hoàn thành chương trình học ở trường 3 năm, sinh viên phải đi làm thêm 2 năm lấy kinh nghiệm để thi chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong khi đó, cơ hội làm việc ở ngành luật cho sinh viên quốc tế không nhiều.
“Những người nộp hồ sơ vào các hãng luật lớn hầu hết đều là ứng viên ưu tú. Do đó, ngoài việc giỏi chuyên môn, các hãng cũng mong muốn tìm kiếm ứng viên nhiệt huyết, hoạt bát, thông minh, nhanh nhạy”.
Hiểu được điều đó, ngay từ năm nhất, ngoài tập trung vào điểm số trên trường, Giang đã tỉ mỉ xây dựng hồ sơ bằng các kinh nghiệm nghề nghiệp và hoạt động ngoại khóa, từ đó trau dồi khả năng kết nối và thể hiện bản thân.
Thu Giang cho rằng một luật sư giỏi không chỉ cần có IQ cao mà còn cần cả EQ để hiểu các vấn đề hóc búa của khách hàng, từ đó mới tìm ra giải pháp phù hợp. Khi nắm được các điểm mấu chốt của nghề, tới năm thứ 2 đại học, Giang bắt đầu ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh cho một hãng luật nổi tiếng và trúng tuyển.
Thời điểm ấy, nữ sinh vừa đi học trên trường, vừa đi làm ở công ty luật. “Mọi thứ rất căng não, nhưng bù lại tôi được tiếp xúc và làm việc trong một số lĩnh vực, nhờ đó trau dồi thêm kinh nghiệm để xử lý các vấn đề cho khách hàng”, Giang nói.
Công ty nơi Giang làm việc vốn là một công ty luật đa quốc gia của Anh, có trụ sở chính tại London. Ngoài ra, công ty cũng có văn phòng trải khắp 17 đất nước ở Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ. Do đó, môi trường làm việc cũng rất chuyên nghiệp và cạnh tranh.
“Rất nhiều ứng viên đến từ các trường top đầu của Mỹ, Anh, Trung Quốc, Singapore, chẳng hạn như Thanh Hoa hay Đại học Quốc gia Singapore muốn ứng tuyển vào công ty này… Do đó, nơi đây tập hợp những người rất ưu tú”.
Mặc dù cạnh tranh, sau khi hoàn thành 3 năm học tại trường, tiếp tục trải qua quá trình tập sự kéo dài 2 năm với 6 bài thi hành nghề, Thu Giang đã được nhận vào làm chính thức tại hãng luật này.
Theo thống kê, tỷ lệ được nhận vào các hãng luật hàng đầu tại Anh mỗi năm tương đối thấp. Thông thường với một khóa 400 sinh viên ra trường, chỉ có khoảng 3 người được nhận vào các công ty tốp đầu. Thế nhưng, Thu Giang đã làm được điều ấy.
Tháng 9/2023, sau khi hoàn thành quá trình tập sự kéo dài 2 năm, Giang chính thức trở thành luật sư Thương mại quốc tế, thuộc Liên đoàn Luật sư Anh và Xứ Wales. Cô gái người Việt cũng từng có cơ hội tham gia một số thương vụ trị giá lên tới 1 tỷ đô.
“Đây là cơ hội đáng giá giúp tôi được học hỏi và trau dồi kinh nghiệm từ những thị trường lớn”, Giang nói.
Bằng những trải nghiệm của mình cùng với niềm đam mê với các hoạt động xã hội, Giang đã thực hiện một dự án kết nối những người trẻ yêu thích ngành luật với các luật sư nổi tiếng trong và ngoài nước.
Một số workshop đã được Giang cùng cộng sự tổ chức, giúp sinh viên Việt Nam kết nối với các luật sư giỏi người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài và luật sư nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam, từ đó giúp người trẻ Việt được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và cho lời khuyên để phát triển sự nghiệp sau này.
Giang kỳ vọng điều này sẽ hỗ trợ được nhiều người trẻ có sự định hướng, tìm ra con đường phù hợp với bản thân và có thể làm việc tốt trong ngành luật.
Với những gì đã làm, Thu Giang cho biết may mắn vì mọi thứ vẫn đang đi đúng hướng.
“Tôi luôn xem việc phát triển bản thân giống như giải một bài toán khó. Mình cần giải từng bước và phải thử nhiều cách khác nhau.
Thực tế, nếu cắt nhỏ hoài bão của mình thành các bước dần dần cơ hội sẽ ngày càng rộng mở. Và để biết mình muốn đi đến đâu cũng cần phải trải nghiệm nhiều công việc khác nhau. Đôi khi, những điều mình thích cũng chưa chắc đã phù hợp”.
Theo Giang, trong bất kỳ lĩnh vực nào, muốn thành công đều phải trải qua giai đoạn khó khăn. Cho nên, điều cần làm là không ngại bước ra khỏi vùng an toàn.
“Khi thất bại, tôi luôn nghĩ đến những bài học, bởi thành công tạo nên sự tự tin nhưng thất bại mới là cách để mình học hỏi nhiều nhất”, Giang nói.