Zhang Yiwen từng khiến du luận Trung Quốc nổ ra tranh cãi khi mới 10 tuổi đã đỗ đại học. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở chỗ cha mẹ bắt con gái học vượt. Ảnh: qq.
Tại thời điểm đó, công chúng dành nhiều lời khen ngợi đến nữ sinh mới chỉ vừa học hết tiểu học đã vượt qua kỳ thi có tính cạnh tranh gay gắt. “Thần đồng”, “Thông minh vượt bậc” là những mỹ từ mà nhiều người dành tặng cho cô bé 10 tuổi.
Dư luận càng ngạc nhiên hơn khi cha mẹ cô bé tiết lộ Yiwen chưa từng đến trường và tự học ở nhà dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. Lý do chính nằm ở việc họ cảm thấy giáo dục ở trường có quá nhiều sai sót.
"Tôi cảm thấy một giáo viên không thể nào có đủ khả năng dạy dỗ, theo sát một người trong một lớp đông học sinh như thế. Con gái tôi đã học hết kiến thức phổ thông với số điểm xuất sắc về tiếng Trung, tiếng Anh, toán học”, ông Zhang Mintao, cha của cô bé, chia sẻ với truyền thông vào năm 2017.
Sau khi con gái nhỏ tuổi đỗ đại học, cha mẹ tiếp tục nuôi hy vọng cô bé học hết chương trình đại học 4 năm chỉ trong 3 năm và chuyển sang một trường khác để lấy bằng tiến sĩ.
Tuy có thành tích ấn tượng, phương pháp nuôi dạy con của gia đình không được số đông ủng hộ. Nhiều cư dân mạng phê phán lối dạy này khiến Yiwen không biết cách giao tiếp với người xung quanh, gây ra rào cản rất lớn cho việc hòa nhập của cô bé ở trường học.
![]() |
Vóc dáng nhỏ bé mới chỉ 1,4 m khi nhập học đại học của cô bé thần đồng so với các bạn bè cùng lớp. Ảnh: Sohu. |
Theo các chuyên gia giáo dục, Yiwen chắc chắn thông minh và có tố chất, nhưng việc bỏ qua nền giáo dục cơ bản là điều nguy hại. Hệ thống giáo dục vốn được thiết kế cung cấp đủ thời gian cho học sinh lớn lên và trưởng thành.
Tất yếu, một cô bé đi học đại học khi mới chỉ 10 tuổi vấp phải nhiều khó khăn khi các bạn chung lớp đều gấp đôi tuổi. Vóc dáng nhỏ bé, vốn sống quen trong vòng tay cha mẹ, Yiwen hiếm khi dám tự làm điều gì một mình mà phải có bạn cùng phòng đi cùng.
Chưa kể, các vấn đề ở tuổi trưởng thành mà các sinh viên thường trải qua, cùng nhau bàn luận cũng là điều quá xa vời với một bé gái mới lớn.
Trên thực tế, các tài năng nhí, có trí thông minh vượt trội ngay từ khi nhỏ tuổi nhưng lại sống dưới sức ép nặng nề của cha mẹ, thường không có một tuổi thơ trọn vẹn và lớn lên lại gặp nhiều khó khăn hơn so với những người bình thường khác.
Hầu hết thần đồng đều học nhảy lớp, không có môi trường thuận lợi và đủ thời gian để kết bạn. Những người có cùng trình độ hiểu biết lại trưởng thành hơn về tâm lý nên ở mọi môi trường, thần đồng hiếm khi được tiếp nhận và đối xử như những người bạn.
Chỉ số thông minh cao, các tài năng nhí dễ bị ép trưởng thành sớm, tiếp cận những vấn đề vượt qua độ tuổi. Điều này dẫn đến việc thiếu hụt các kỹ năng mềm. Đây cũng là lý do khiến họ khó thành công trong sự nghiệp hay trải qua cuộc sống thuận lợi.
Xem thêm: Bất chấp lệnh cấm, người dân Philippines đổ xô ra chợ mua sắm
Dù có lệnh giữ khoảng cách tối thiểu 2 m, nhiều người dân vẫn bất chấp đứng san sát trước cổng một khu chợ, chờ đến giờ mở cửa để vào mua sắm tại một thành phố ở Philippines.Một thần đồng đến từ Bỉ đang chuẩn bị lấy bằng cử nhân ở tuổi lên 9. Gia đình dự định cho em học tiếp tiến sĩ và sẵn sàng nuôi dưỡng mọi đam mê của em.
" alt=""/>Thần đồng 10 tuổi đã đỗ ĐH không tuổi thơ, không được đến trườngHàng trăm bức thư giữa nhà bác học Albert Einstein với người vợ đầu đã tiết lộ nhiều bí mật trong cuộc sống gia đình cũng như tính cách của ông, đặc biệt là những năm cuối trong cuộc hôn nhân của 2 người.
Mileva Maric sinh ra ở Serbia vào năm 1875. Bố mẹ bà là những người giàu có và có địa vị trong xã hội, vì thế bà được học hành đầy đủ.
Năm 1892, nhờ mối quan hệ của cha bà với Bộ trưởng Giáo dục, bà được phép tham dự các lớp học Vật lý vốn được dành riêng cho con trai.
Bà hoàn thành bậc phổ thông ở Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1894. Bạn học nhận xét bà là một cô gái thông minh nhưng không nói nhiều. Bà cũng là người thích đi đến tận cùng của mọi thứ, kiên trì với mục tiêu của mình.
Trong khi đó, Albert Einstein sinh ra ở Ulm, Đức vào năm 1879 – ít hơn bà 4 tuổi. Cha ông làm trong ngành công nghiệp, mẹ ông xuất thân từ một gia đình giàu có.
Albert là một chàng trai tò mò, phóng túng và nổi loạn. Không thích kỷ luật, ông ghét sự khiêm khắc của các trường học ở Đức nên ông cũng đến Thụy Sĩ học trung học.
Albert và Mileva đều được nhận vào khoa Toán – Vật lý ở Viện Bách khoa Zurich vào năm 1896. Ngay lập tức, họ trở nên gắn bó, dành rất nhiều thời gian bên nhau cùng học tập.
Albert chỉ lên lớp ở một số môn học, còn lại ông dành thời gian học ở nhà nhiều hơn. Ngược lại, Mileva là người rất có tổ chức và học hành nghiêm túc.
Những bức thư Albert gửi cho Mileva hé lộ rằng bà chính là người giúp ông trong việc học tập rất nhiều.
Cuối khóa học, 2 người nhận điểm tương đương nhau – Albert được 4,7 điểm, Mileva đạt 4,6 điểm. Chỉ riêng môn Vật lý ứng dụng, bà đạt điểm tuyệt đối là 5, trong khi Albert chỉ được 1 điểm.
Mileva xuất sắc trong môn thí nghiệm, còn Albert thì không. Nhưng trong kỳ thi vấn đáp, giáo sư đã cho Albert 11/12 điểm, trong khi Mileva chỉ được 5 điểm. Và chỉ có Albert nhận được bằng tốt nghiệp.
Trước mối quan hệ tình cảm của 2 người, gia đình Albert kịch liệt phản đối. ‘Khi con 30 tuổi thì cô ấy đã già’ - Albert kể cho Mileva trong bức thư đề ngày 27/7/1900. ‘Cô ấy không thể làm dâu ở gia đình danh giá này’ - một lời phản đối khác từ phía gia đình ông. Lý do một phần là vì Albert kém Mileva 4 tuổi. Cộng thêm việc bà không phải là người Do Thái hay người Đức. Bà lại có một khuyết tật nhỏ là đôi chân khập khiễng và học quá cao so với quan điểm của mẹ Albert. Hơn nữa, cha ông khăng khăng yêu cầu con trai phải tìm được việc làm trước khi kết hôn.
Nhiều bằng chứng cho thấy cả hai đã cùng nhau làm việc và được đăng tải bài báo đầu tiên nhưng công trình chỉ đứng tên một mình Albert. Cựu giáo sư sử học ở City College (New York) - người viết tiểu sử đầy đủ nhất về Mileva vào năm 2015 - cho rằng lý do có thể vì Mileva muốn tạo dựng tên tuổi cho người yêu để ông có thể tìm được một công việc và cưới bà. Ngoài ra, một công trình khoa học mang tên một người phụ nữ vào thời điểm đó sẽ ít được đánh giá cao.
Một thời gian sau bà mang bầu. Albert lúc này vẫn thất nghiệp và chưa cưới bà. Nhìn thấy một tương lai bấp bênh, Mileva đăng ký thi lại môn vấn đáp nhưng vẫn trượt.
Cuối năm 1901, nhờ mối quan hệ từ bạn cũ, Albert nhận được một vị trí ở Văn phòng Bằng sáng chế ở Bern. Ông bắt đầu làm việc ở đây từ tháng 6/1902. Tháng 10 năm đó, trước khi qua đời, bố ông đã cho phép ông cưới Meliva.
Đám cưới diễn ra vào ngày 6/1/1903.
![]() |
Albert Einstein và vợ đã có nhiều năm chung sống và làm việc hòa hợp. |
Trong khi Albert làm việc 8 giờ/ngày ở Văn phòng Sáng chế, Mileva chỉ ở nhà nội trợ. Họ cùng nhau làm việc vào các buổi tối, đôi khi là tới đêm muộn. Tháng 5/1904, bà sinh đứa thứ 2.
Trong thời gian này, mối quan hệ của họ tràn ngập sự hòa hợp và tôn trọng. Có nhiều bằng chứng cho thấy họ đã làm việc cùng nhau để cho ra đời Thuyết tương đối. Năm 1905, trong một chuyến thăm gia đình, Mileva từng chia sẻ rằng: ‘Trước chuyến đi này, chúng tôi đã hoàn thành một công trình khoa học quan trọng sẽ khiến cho cả thế giới biết đến tên tuổi chồng tôi’.
Năm 1910, Mileva sinh đứa con thứ 3. Một năm sau, ông vẫn gửi những tấm bưu thiếp đầy yêu thương cho bà. Nhưng đến năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với cô em họ Elsa Lowenthal. Họ thư từ bí mật cho nhau trong suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông nhận các vị trí giảng viên ở Prague, Zurich và Berlin để được gần gũi người tình.
Tháng 7/1914, Albert Einstein đã đưa ra một loạt những yêu cầu buộc người vợ đầu là Mileva phải tuân theo nếu muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân. Các quy định mà ông đặt ra cho vợ cũng lạnh lùng và chính xác như những phương trình toán học của ông.
‘A. Em phải: 1. Gấp quần áo của tôi theo đúng thứ tự, 2. Phục vụ 3 bữa ăn mỗi ngày trong phòng của tôi. B. Em phải từ bỏ mọi sự tương tác cá nhân với tôi, ngoại trừ khi phải xuất hiện trước công chúng’.
‘Em không được trông đợi bất cứ sự đáp lại tình cảm nào từ tôi… Em phải rời khỏi phòng ngủ và chỗ làm việc của tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu mà không được phản đối’.
Sau này, bức thư này và hơn 400 bức thư khác - hầu hết trong số đó chưa từng được biết đến - đã được bán đấu giá ở nhà đấu giá Christie’s ở New York (Mỹ) cùng với một bản thảo khoa học hiếm có.
![]() |
Einstein ngoại tình với cô em họ Elsa, sau đó cưới cô này làm vợ. |
Vụ ngoại tình khiến hôn nhân của họ tan vỡ. Năm 1918, Albert đề nghị bà ly hôn với lời hứa hẹn: ‘Nếu tôi đạt giải Nobel, tôi sẽ chuyển cho cô số tiền thưởng’. Năm 1919, bà đồng ý ly hôn.
Khi đó, bà đã dùng số tiền để mua 2 căn chung cư nhỏ và sống cuộc đời nghèo khó.
Cậu con trai Eduard thường xuyên phải vào bệnh viện vì bệnh tâm thần phân liệt. Cũng vì thế mà bà phải bán 2 căn hộ để chi trả tiền thuốc men. Từ đó, bà sống nhờ tiền thù lao từ những buổi chia sẻ về bài học cuộc sống rút ra từ cuộc đời bà, cộng với số tiền chu cấp ít ỏi mà Albert không gửi thường xuyên.
Năm 1925, khi cả hai vẫn còn đang tranh chấp về số tiền thưởng từ giải Nobel, Albert đã viết trong di chúc rằng số tiền này là tài sản thừa kế ông để lại cho con trai. Tuy nhiên, Mileva đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng số tiền là thù lao cho những đóng góp của bà trong công trình khoa học của ông.
Albert đã hồi đáp lại trong một bức thư bằng lời lẽ cay nghiệt: ‘Cô làm tôi cảm thấy buồn cười khi đe dọa tôi bằng những hồi ức ấy. Cô đã từng bỏ ra một giây nghĩ rằng, sẽ chẳng có ai chú ý tới những gì cô nói nếu như người đàn ông mà cô nói đến không làm được một điều gì đó quan trọng?’.
Về phần Albert, ngay sau khi ly hôn vợ, ông cưới ngay Elsa. Tuy nhiên, sau này, ông đã ngoại tình với nhiều phụ nữ trẻ khác.
![]() |
Bà Mileva và 2 con. |
Từ một nhân viên bồi bàn sinh con năm 18 tuổi, Anna Nicole Smith tưởng rằng sẽ được sống trong nhung lụa suốt phần đời còn lại sau khi kết hôn với ông trùm dầu mỏ hơn cô 63 tuổi.
" alt=""/>Góp công lớn, vợ nhà bác học Einstein vẫn bị chồng ghẻ lạnh