Chồng chị Bút mất 20 năm trước lúc con gái lớn vừa 9 tuổi, con út gần 2 tuổi. Ba người con của chị sinh ra thì 2 người bị bệnh động kinh, con gái thứ 2 may mắn sức khỏe bình thường và đã lập gia đình.
Hai con đều bị bệnh khiến cuộc sống gia đình vốn thiếu thốn vật chất lại càng khó khăn hơn.May mắn, hàng tháng con vẫn được Nhà nước hỗ trợ tiền thuốc thang nên chị cũng bớt một phần gánh nặng.
Khi nước ngập sâu, chị đưa hai con lên nhà em gái ruột ở tạm nhưng cậu con trai út không chịu ở, quấy khóc, muốn về nhà cùng mẹ. Cũng chính hôm đó, tai nạn xảy ra khiến chị thót tim.
“Tôi đang trên đường đưa con trai út từ nhà em gái về thì tai nạn xảy ra. Khi đang lội nước, con bị thụt xuống hố, tôi đi sau một đoạn khá xa nên không kịp lao ra. Tôi cuống cuồng hô hào người đứng gần đó giúp. Vừa lúc có hai thanh niên trong đội xung kích đi ngang lao tới, quờ tay một lúc mới kéo được con lên.
Lúc ấy tôi thấy mặt mày con tím tái vì uống nhiều nước nên vội xốc nách cho nước chảy từ miệng ra, vừa khóc vừa gọi tên con. May mắn con qua được cơn nguy hiểm. Tôi phải nhờ đội xung kích đưa con lên thúng, cho con về nhà cách đó 200m. Lúc đó, tôi chỉ sợ mất con thì không biết phải làm thế nào”, chị Bút ứa nước mắt kể lại.
Từ hôm đó, hai mẹ con ở trong căn nhà ngập. Sân trơn, nhiều rêu, chị luôn dặn con phải cẩn thận việc đi lại, không cho con bước xuống sân. Cần đi đâu, chị lại đưa con lên thuyền chở. Chị không dám rời con nửa bước.
Ngày qua ngày, mẹ con chị Bút chỉ biết trông cậy vào gói mỳ tôm, hộp sữa, lương khô mà xã, thôn hỗ trợ. Có hôm hai mẹ con ăn 3 bữa mỳ tôm.
![]() | ![]() |
Đêm đến, nhà mất điện, nhìn con nằm dưới ánh nến mờ mờ, người mẹ chỉ biết thương cho con, thương cho chính bản thân mình. Chị lại ngồi dậy quạt cho con trai khỏi nóng. “Tương lai đến đâu, tôi không dám nghĩ. Chỉ mong các con khỏe mạnh, mong mình có sức khỏe để chăm sóc các con chứ biết làm sao bây giờ”, chị Bút nghẹn ngào.
Người mẹ mắt lòa 'cố thủ' trong căn nhà ngập
Nhiều năm trôi qua, bà Nguyễn Thị Mai (SN 1967) sống trong căn nhà cấp 4 nhỏ đơn sơ ở thôn Nam Hài. Người dân trong khu gần như đã di chuyển hết nhưng vì mắt kém, khó đi lại, bà Mai vẫn “cố thủ” trên chiếc giường được kê mấy tầng gạch cho khỏi ướt.
![]() | ![]() |
Đoạn đường từ UBND xã cũ vào nhà bà không xa, chỉ vài trăm mét nhưng vì ngập sâu nên rất khó đi lại, phải chèo thuyền. Bà Mai lấy chồng, sinh được cậu con trai thì hai vợ chồng chia tay. Suốt nhiều năm bà làm mẹ đơn thân, một mình chăm con nhỏ.
Mắt bà kém bẩm sinh, càng nhiều tuổi càng lòa, không nhìn rõ mặt người. Bà chỉ biết bấu víu vào cậu con trai 22 tuổi vừa tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp.
Thuộc gia đình hộ nghèo của thôn, hàng tháng bà Mai cũng nhận được một khoản chu cấp nhỏ, lo cuộc sống của hai mẹ con.
Hơn 1 tuần nay kể từ khi nhà bị ngập, bà hầu như không đi lại. Mắt không thấy, bước xuống nước là nguy hiểm cận kề nên mọi việc trong nhà do con trai lo liệu.
Hùng, con trai bà Mai, chia sẻ: “Em vừa tốt nghiệp năm cuối đại học, đang đi thực tập nên cũng phải đi lại nhiều. Em đi làm cả ngày, chỉ một mình mẹ ở nhà nên rất lo. Ngày nào em cũng gọi về hỏi mẹ xem mẹ đã ăn uống chưa, nước ngập sâu hay đã rút được phân nào để an ủi, động viên mẹ. Tan giờ là em lập tức về nhà để lo lắng cho mẹ. Mấy hôm nay ngập sâu quá nên em xin ở nhà phụ mẹ”.
Những ngày đi làm, Hùng đều chuẩn bị sẵn cơm nước vào buổi sáng rồi để lên chiếc kệ sát giường cho mẹ tiện với. Nước ngập lưng nhà, bếp cũng không dùng được, Hùng kê một chiếc bàn gỗ ở giữa gian trong, để chiếc bếp ga và mấy chiếc nồi nấu nướng tạm qua ngày. Khi cần đi vệ sinh, cậu lại chèo thuyền đưa mẹ sang nhà bên cạnh cao hơn để đi nhờ.
Thuyền chở chúng tôi đi xa căn nhà nhỏ tối tăm không ánh điện, ngập lưng chừng nước. Bóng dáng hai mẹ con cũng mờ dần.
Trong căn nhà ấy, có một người mẹ mắt lòa, một cậu con trai ngoan, hiền. Cuộc sống khó khăn nhưng luôn lóe lên những tia hy vọng. Và Hùng có lẽ là niềm hy vọng duy nhất của người mẹ bao năm vất vả tần tảo vì con.
Ảnh: Tú Linh - Thanh Minh
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
MV 'Chỉ cần anh muốn':
Vũ Thảo My chia sẻ không theo đuổi những ca khúc hit đại trà mà muốn những sản phẩm mang dấu ấn riêng, phù hợp với triết lý nghệ thuật mà vẫn được đông đảo khán giả đón nhận. Cô ý thức việc dung hòa giữa bản sắc cá nhân và thị hiếu của công chúng là bài toán khó nhưng cũng là điều cần thiết để có sự nghiệp bền vững.
"Không ai dám chắc rằng âm nhạc của mình sẽ được 100% hay thậm chí 80% đại chúng đón nhận. Mọi thứ rất khó phân định. Điều quan trọng là tôi phải nỗ lực tạo ra những tác phẩm mang đậm dấu ấn và được khán giả đón nhận. Chỉ khi bài hát mang thương hiệu Vũ Thảo My, nó mới có 'hạn sử dụng' lâu dài", Thảo My chia sẻ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vũ Thảo My từng là một cô gái nhút nhát, rụt rè và hướng nội. Chứng rối loạn ngôn từ khiến nữ ca sĩ thường xuyên quên lời, sợ giao lưu với khán giả. "Năm 15, 16 tuổi, tôi không biết gì, cuộc sống chỉ xoay quanh việc học và âm nhạc. Sau khi trở thành Quán quân Giọng hát Việt 2013, tôi cảm nhận sự thay đổi rõ rệt và mọi thứ khắc nghiệt hơn mình nghĩ", Thảo My chia sẻ.
Tuy nhiên, con đường trưởng thành và trải nghiệm nhiều điều đã giúp Thảo My thay đổi theo hướng tích cực. "Khi lớn hơn, tôi nhận ra mình lúc 16 tuổi không có lỗi, chỉ cần thời gian để trải nghiệm và đúc kết chân lý cho bản thân. Nhờ vậy, tôi trở nên tự tin và cởi mở hơn", ca sĩ tâm sự.
Hiện tại, dù vẫn hướng nội nhưng Vũ Thảo My kiểm soát và thể hiện phù hợp ở từng hoàn cảnh. Cô hướng nội khi ở một mình, để suy ngẫm và làm nhạc và nhìn nhận mọi thứ thấu đáo hơn. Nhưng khi ra ngoài gặp gỡ khán giả, Thảo My lại hướng ngoại, tự tin thể hiện năng lượng của bản thân.
Sau khi đoạt Quán quân Giọng hát Việt 2013, Thảo My vẫn duy trì tình bạn thân thiết với Dương Hoàng Yến, Hoàng Tôn hay nhạc sĩ Phương Uyên - người cô coi như thành viên trong gia đình. "Khi đi thi Giọng hát Việt,tôi là em út nên được hầu hết các anh chị cưng chiều, quan tâm. Tôi luôn trân trọng mọi người tới bây giờ", Thảo My chia sẻ.
Vũ Thảo My chia sẻ trong đại dịch Covid-19, cô từng rất stress và hoảng loạn, thậm chí muốn bỏ nghề. Vì thế, với cô, khi thức dậy mỗi ngày thấy mình còn thở, được sống, làm nhạc và có những người yêu quý là hạnh phúc.
Bên cạnh sự nghiệp, tình yêu cũng là nguồn cảm hứng sáng tác quan trọng của Vũ Thảo My. Dù đã gặp nhiều thất bại, cô vẫn lạc quan tin vào tình yêu chân thành và sẵn sàng yêu cuồng nhiệt, hết mình như thể hiện qua MV Chỉ cần anh muốn.
Ảnh, video: NVCC
Phần lời ca khúc Call me được Vũ Thảo My, Mlee và một người bạn viết lại với nội dung về tình yêu của một cô gái dành cho chàng trai mới gặp.
" alt=""/>Vũ Thảo My: 'Tôi từng hoảng loạn muốn bỏ nghề, nghe lời mẹ lấy chồng, sinh con'Ngay phần mở đầu, khán giả được đắm mình trong sự lãng mạn, dịu dàng mà ca khúc Nguyệt Cađem lại. Chương trình bày tỏ sự đồng cảm, tinh thần tương thân tương ái đối với những đồng bào gặp khó khăn vì bão lũ thông qua các ca khúc: Lũ đêm, Nủ ơi, Bão… được trình bày bởi các giọng ca: Đông Hùng, Nam Tước, Y Garia Enuol cùng dàn nhạc Dòng thời gian, vũ đoàn Hà Nội trẻ.
Đặc biệt, trong đêm nhạc xuất hiện bài hát Nủ ơilà sáng tác của Nam Tước phổ thơ Lưu Trọng Văn. Tác phẩm tái hiện sự xót xa, đau đớn của những người ở lại khi chứng kiến 9 em bé tử vong vì trận sạt lở kinh hoàng tại làng Nủ, Lào Cai vừa qua.
Không ít khán giả đã rơi nước mắt vì những ca từ da diết, đầy cảm xúc mà Nam Tước gửi gắm trong Nủ ơi. Nam ca sĩ cho biết, nỗi xót xa đau đớn mà anh thể hiện trong ca khúc được góp nhặt từ chính trải nghiệm của anh khi chứng kiến cảnh đồng bào oằn mình trong đợt bão lũ vừa qua.
Sau các ca khúc mang đầy cảm xúc dữ dội, day dứt về bão lũ, chương trình đem đến cho khán giả những tình cảm nhẹ nhàng, trong trẻo về ký ức đêm trăng thanh bình thời thơ ấu. Qua một số sáng tác bất hủ về ánh trăng như: Trăng sáng quê tôi, Biết đâu nguồn cội, Thằng Cuội, Lệ đá, Ca dao em và tôi, Trăng rơi bên hồ…khán giả tìm lại được sự tươi vui, niềm hy vọng và sự thiết tha với cuộc sống bình dị.
Những người làm chương trình và tập thể nghệ sĩ mong muốn dùng nghệ thuật âm nhạc là nhịp cầu giao cảm kết nối để muôn triệu trái tim cùng chung tay lan tỏa tinh thần tương thân tương ái phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Các nghệ sĩ tham gia chương trình Vì những mùa trăng an bình rất xúc động, ca sĩ Bảo Yến, Nam Tước, Y Garia cùng nhiều nghệ sĩ đã gửi gắm đến quỹ thiện nguyện của Đài Hà Nội ngay trên sân khấu nhiều món quà ý nghĩa.
Cũng thông qua đêm nhạc, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát tâm ủng hộ tiền mặt và hiện vật hỗ trợ đồng bào. Cụ thể, chương trình đã thu về hơn 2 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều hiện vật, nhân lực để trợ giúp bà con các vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Toàn bộ số tiền nhận được từ việc quyên góp trong chương trình sẽ được Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương trực tiếp xây dựng điểm học tập cộng đồng an toàn cho trẻ em ở những địa điểm như làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và một số điểm bị sạt lở, lũ lụt khác của các tỉnh miền núi và trung du. Đồng thời, triển khai hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân các vùng chịu ảnh hưởng của bão lụt.
Khán giả xúc động khi nghe ca khúc "Nủ ơi":
Đỗ Lê
Ảnh, Clip: An An, BTC