
Tôi dùng chữ "dạy con" ở đây là đúng nghĩa dạy, chứ không chỉ đơn thuần là "giữ con" như cách nhiều người Việt vẫn dùng.
Trước đây tôi ở Illinois, nơi mà nhiều phụ huynh chọn lựa ở nhà "dạy con".
Nói chuyện với mấy bạn Mỹ, họ nói là họ "homeschool" con trước khi con lên vỡ lòng. Tuy nhiên, với tôi thì cha mẹ Mỹ được hướng dẫn rất nhiều để chuẩn bị cho con vào vỡ lòng.
![]() |
Phụ huynh có thể được cung cấp thông tin về những kiến thức và kỹ năng cần biết để chuẩn bị thông qua thư viện, hoặc các phòng sở giáo dục của thành phố sẽ tiếp cận phụ huynh thông qua các sự kiện ở địa phương để phổ biến kiến thức.
26 kiến thức và kỹ năng trước khi trẻ vào lớp “vỡ lòng”
Trong một lần đi hội chợ sách và tác giả, con tôi đã được chơi các trò chơi liên quan đến kỹ năng cần thiết trong khi tôi nhận được nhiều tờ rơi hướng dẫn chuẩn bị cho con như thế nào.
Có 10 kỹ năng mặc định mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng là:
1. Tự sử dụng nhà vệ sinh đúng cách bao gồm cả việc rửa tay mà không cần nhắc nhở.
2. Tự chỉnh sửa quần áo trước và sau khi dùng nhà vệ sinh, tự cởi và mặc quần áo ấm.
3. Tự cột dây giày, tự mở hộp cơm trưa và tự ăn.
4. Ngồi im để nghe đọc sách hoặc kể chuyện trong vòng 5 hoặc 10 phút.
5. Tự dọn dẹp đồ đạc sau khi sử dụng.
6. Chia sẻ học liệu và đồ chơi với các bạn khác.
7. Có thái độ tích cực khi đi học.
8. Tự tin và không quấy khóc khi tạm biệt cha mẹ.
9. Có khả năng lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn gồm 3 hoặc 3 bước.
10. Có khả năng giải quyết xung đột một cách hòa nhã.
Và có 13 kiến thức và kỹ năng học thuật khác mà trẻ cần phải biết trước khi vào vỡ lòng, bao gồm:
1. Có thể tự nói tên đầy đủ khi được hỏi.
2. Có thể viết tên của mình với chữ hoa cho chữ cái đầu tiên và chữ thường cho các chữ còn lại.
3. Cầm các dụng cụ để viết và làm thủ công như viết, viết màu hoặc kéo bằng 3 ngón tay một cách phù hợp.
4. Đếm ít nhất tới 10 và nói được số nào đứng trước hoặc đứng sau.
5. Biết tất cả “tên” của các chữ cái trong tên họ của mình.
6. Nhận diện các hình dạng cơ bản trong toán như hình tam giác,hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình ô van, hình ngôi sao, hình thoi và hình trái tim.
7. Biết các màu cơ bản như đỏ, xanh dương, xanh lá cây, màu cam, màu tím, màu đen, màu trắng, màu nâu, màu hồng.
8. Nhận diện được các chữ số từ 1 đến 10 theo thứ tự ngẫu nhiên.
9. Nhận diện các chữ cái viết hoa và viết thường.
10. Dùng ngón tay để đếm chính xác tới 10.
11. Biết được khái niệm về sách như bìa trước, bìa sau, trang nào trước, đọc dò chữ từ trái qua phải.
12. Có thể cung cấp các từ vần với nhau như trong các bài thơ vần.
13. Kể lại câu chuyện đơn giản theo đúng trình tự.
Những kỹ năng và kiến thức này chỉ cần biết, còn lại giáo viên vỡ lòng sẽ củng cố và rèn luyện thêm ở trong lớp.
Như vậy, cha mẹ Mỹ có 5 năm để chuẩn bị cho con các kỹ năng này. Những kỹ năng tự lập được họ rèn luyện cho con từ nhỏ như tự chọn lựa và mặc quần áo, tự thức dậy khi nghe chuông báo thức, tự đánh răng, tự chuẩn bị thức ăn đơn giản như quết bơ lên bánh mì...
Họ có thể in hình các hoạt động trong ngày ra, dán lên tường, tủ lạnh hoặc cửa phòng để trẻ nhìn thấy và làm theo trình tự.
Họ đưa con đi chơi ở những nơi gần gũi thiên nhiên, cùng chơi trò chơi đoán đồ vật bằng cách nói hình dạng hoặc màu sắc khi đang di chuyển.
Họ khuyến khích con quan sát và nói về những trải nghiệm của con.
Họ khuyến khích con nói chuyện với người lớn chăm sóc mình vì những cuộc nói chuyện đó sẽ làm giàu vốn từ và thế giới quan.
Đặc biệt là họ khen con rất nhiều, khen khi con nỗ lực, khuyến khích khi con tò mò, và động viên con khi con mắc lỗi hay thất bại…
Họ ngồi xuống và nhìn vào mắt con khi nói chuyện, chứng tỏ họ đánh giá cao con trẻ và câu chuyện của con. Trẻ thấy mình được yêu thương, quan tâm và ngày càng tự tin.
Họ đọc sách mỗi ngày cho con vì những kiến thức về học thuật hay những hoạt động có thể diễn ra khi đi học đều có trong sách.
Mỗi trẻ có bước phát triển khác nhau, có trẻ nhận diện mặt chữ rất sớm, nhưng có trẻ đến 7 tuổi mới nhận diện mặt chữ.
Và cha mẹ Mỹ không ngần ngại hoãn lại việc lên lớp 1 của con nếu như thấy con chưa sẵn sàng về mặt học thuật hay về tuổi tâm lý. Trong lớp vỡ lòng của con tôi học có 3 độ tuổi là 5, 6 và 7.
XEM TIẾP
Cha mẹ Mỹ được hỗ trợ chuẩn bị cho con học vỡ lòng như thế nào?
Trẻ dùng tay trái hay tay phải không quan trọng, không ai đi sửa cả. Cũng không có cô giáo nào cầm tay em để gò theo nét chữ. Chữ đẹp không quan trọng bằng việc trẻ tự do viết theo cách của mình.
" alt=""/>Người Mỹ chuẩn bị cho con học 'vỡ lòng'
Niềm vui của em và gia đình như được nhân đôi khi cùng một lúc em nhận được haikết quả vừa trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin đại học Bách khoa vừa trúngtuyển phi công. Em quyết định bảo lưu kết quả đại học Bách khoa và theo học phicông".
![]() |
Trần Trang Nhung, nữ cơ phó Airbus 321 |
Tuy nhiên mẹ Nhung phản đối gay gắt, thậm chí bà đã khóc vì quá lo lắng cho cô congái duy nhất. Cuối cùng, trước cá tính mạnh mẽ, quyết đoán của Nhung, người mẹ đànhphải đồng ý cho con gái mình thực hiện ước mơ chinh phục bầu trời. Nhung kể tiếp: "18tuổi, em bắt đầu xa gia đình, vào TP.HCM học tại Trung tâm huấn luyện bay sau đó emsang Pháp học tiếp 2 năm.
Điều đặc biệt, trong lớp học có 20 người thì em là nữ học viên duy nhất. Em cònnhớ hồi đó khi bước vào quay ly tâm có tới 4-5 bạn trai cao to khỏe mạnh đều nôn thốcnôn tháo, có bạn gần như ngất xỉu, thế mà em qua vòng này một cách nhẹ nhàng, khôngchút sợ hãi khiến các bạn nam phải… trố mắt.
Trong 2 năm đó, suốt ngày em chỉ lao vào học, luyện tập. Chị biết đấy mọi thôngtin, tín hiệu, động cơ..., đều dùng duy nhất một ngôn ngữ đó là tiếng Anh. Nếu chỉcần nghe sai một ly về tín hiệu khẩn từ mặt đất thì điều đó vô cùng nguy hiểm vớitính mạng hành khách trên tàu bay. Người trực tiếp hướng dẫn em là thầy giáo ngườiPháp.
Vốn từng lái máy bay quân sự nên ông nghiêm khắc với học viên. Thầy dạy chúng emnhiều kiến thức mà nếu không học bay, em nghĩ mình sẽ không bao giờ biết đến. Ví dụ,khi nhìn màu sắc của mây có thể đoán được độ cao là bao nhiêu và mây nào đi qua được,mây nào thì không…
Tất cả những tình huống đó không có sách vở nào mà chỉ có trong thực tế. Chính vìlý do đó mỗi lần nâng cấp bậc là tuỳ thuộc vào tổng giờ bay của mỗi phi công. Đặcbiệt cách xử lý tình huống, trong mọi trường hợp phải kiên nhẫn và bình tĩnh, phải cóthần kinh thép để xử lý mọi vấn đề. Theo em được biết, trong các vụ tai nạn về hàngkhông, có tới 80% các vụ là do yếu tố con người vì vậy phải cẩn trọng tuyệt đối, nhậybén và có óc phán đoán.
Đây cũng là lý do khiến chi phí đào tạo phi công rất lớn. Đã vậy, không phải họcviên nào cũng trở thành phi công cả. Sau khi tốt nghiệp, năm 2009, em bắt đầu chínhthức bay. Em may mắn là nữ phi công đầu tiên của Việt Nam lái máy bay Airbus 321 vớilượng khách lên tới 200 người".
Chồng và gia đình là nguồn động viên lớn nhất
Quả thật Trang Nhung là một cơ phó khi tuổi đời còn rất trẻ (26 tuổi-PV), được họcvà tiếp xúc với nền văn minh châu Âu từ khi mới 18 tuổi, nhưng Nhung vẫn giữ được néttruyền thống của phụ nữ Việt Nam, chăm sóc con cái và lo lắng cho gia đình.
Nhung tâm sự: "24 tuổi, em xây dựng gia đình. Vì là bạn học nên vợ chồng em rấthiểu nhau và dễ dàng chia sẻ mọi vấn đề. Từ khi có cu tí, em gần như dành hết thờigian rảnh cho con. Mỗi khi thấy mẹ về là cu tí líu lô đòi mẹ bế. Điều đó khiến em vôcùng hạnh phúc. Em nghĩ, phụ nữ dù có tài giỏi, thành đạt đến đâu thì vẫn phải có mộtmái ấm gia đình, có con, có chồng để cùng nhau chia sẻ, gánh vác những vui buồn củacuộc sống.
Những lúc mệt mỏi, chồng em luôn là người động viên em nhiều nhất. Có thể nói nếukhông có chồng và gia đình luôn động viên, tạo điều kiện, thì em không thể hoàn thànhnhiệm vụ".
Trong suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng Nhung lại pha trò rất dídỏm. Nhung nói: "Tuy vất vả nhưng em yêu nghề và nghề cũng chọn em".
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài chắc ai cũng đoán Trang Nhung sẽ rất "chảnh", thậm chílà... lười, trái lại Nhung là một người mẹ trẻ tận tụy với gia đình và chăm sóc conrất chu đáo.
Được biết, bố chồng Nhung là cơ trưởng lái máy bay quân sự, chồng, em trai và emchồng của Nhung đều là phi công. Gia đình nhà chồng Nhung rất tự hào về cô con dâutài sắc vẹn toàn.
Theo một số chuyên gia hàng không thì nghề phi công luôn đòi hỏi những chuẩn hoàn hảo nhất. Hằng năm, họ phải học ôn và thi lại 6 nội dung cơ bản. Nếu không may trượt 1 trong 6 môn đó họ được quyền thi lại lần thứ hai. Nếu không qua, họ sẽ bị đình chỉ bay. Bằng lái chỉ có thời hạn trong 5 năm. Trách nhiệm cao cả của người phi công là phải đảm bảo cho hành khác được an toàn trong suốt quá trình bay. Sự thay đổi về khí hậu, khoảng cách địa lý, các lỗi kỹ thuật cũng như rủi ro, trục trặc nhỏ trong suốt quá trình bay luôn là điều không thể tránh khỏi. |
(Theo Người đưa tin)
" alt=""/>Nữ phi công điều khiển Airbus 321 vừa xinh, vừa giỏiBày tỏ xúc động trở về thăm ngôi trường đã từng học tập trong 3 năm THPT, Thủ tướng (học sinh khóa VIII của Trường THPT Đa Phúc) cho biết, những tình cảm sâu đậm, những tình cảm đẹp đẽ trong thời gian học tập ở trường không bao giờ phai mờ trong cuộc đời ông và các học sinh khác.
“Đặc biệt hôm nay, tôi vui mừng được gặp lại các thầy cô giáo đã trực tiếp dạy các thế hệ học sinh chúng tôi ở những thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, như thầy Nguyễn Minh Tộ- hiệu trưởng đầu tiên của trường; thầy Nguyễn Bá Trường, thầy Dương Đình Thọ và nhiều thầy cô khác”.
![]() |
Thủ tướng thăm hỏi các thầy cô giáo của Trường THPT Đa Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới các thầy cô giáo Trường THPT Đa Phúc nói riêng và các thầy cô giáo khắp mọi miền Tổ quốc lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Với tư cách là cựu học sinh của trường, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi chân thành, lời chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo cũ.
Thủ tướng cho biết, 55 năm trước, Trường THPT Đa Phúc được thành lập, không chỉ là nơi thắp sáng và nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng, mở rộng tri thức, phát triển tài năng dành cho con em nhân dân huyện Sóc Sơn, mà còn cho những học sinh miền Nam tập kết trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ.
Hơn nửa thế kỷ qua, trường đã không ngừng phát triển, đào tạo hàng vạn học sinh, trong đó nhiều người đã trở thành các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, sĩ quan cao cấp, lực lượng vũ trang. Đặc biệt, gần 100 thầy và trò của trường lên đường và hy sinh vì Tổ quốc.
Luôn quan tâm theo dõi từng bước phát triển của nhà trường, Thủ tướng bày tỏ vui mừng được biết chất lượng dạy và học của trường ngày càng được nâng cao.
Theo Thủ tướng, những thành tích là kết tinh từ sự nỗ lực, chung tay của các thế hệ thầy và trò nhà trường, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục Thành phố và cả nước.
“Từ đáy lòng mình, tôi luôn tự hào về mái trường thân yêu, biết ơn các thầy cô giáo năm xưa đã dành tất cả tình cảm, trách nhiệm, tâm huyết, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lý tưởng, nuôi dưỡng tâm hồn, khát vọng và truyền dạy kiến thức cho bao lớp thế hệ học sinh trong đó có tôi”, Thủ tướng chia sẻ.
![]() |
Thủ tướng tặng quà cho các giáo viên nhà trường nhân dịp 20/11. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Cũng nhân dịp này, thay mặt những học sinh miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc học tập, Thủ tướng bày tỏ lòng biết ơn đến Đảng, Bác Hồ và Nhà nước, nhân dân các địa phương miền Bắc, các thầy cô giáo và bạn bè đã tạo mọi điều kiện cưu mang, giúp đỡ.
“Trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn của miền Bắc lúc bấy giờ, những năm chống Mỹ cứu nước, các thầy cô, bạn bè và nhân dân luôn nhường cơm sẻ áo để chúng tôi được đến trường hàng ngày, kể cả ở những nơi sơ tán” Thủ tướng chia sẻ.
Kháng chiến ở miền Nam ác liệt và gian khổ, miền Nam vẫn kiên cường chiến đấu nhưng Đảng, Bác Hồ vẫn đưa một bộ phận con em gia đình liệt sĩ ra Bắc để đào tạo lâu dài. Theo Thủ tướng, tầm nhìn xa ấy là bài học kinh nghiệm cho giáo dục ngày nay.
Thủ tướng nhấn mạnh, thế giới đang thay đổi nhanh chóng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với kỷ nguyên số, trong đó tri thức và sáng tạo là yếu tố cơ bản quyết định sức mạnh, khả năng cạnh tranh và vị thế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, giáo dục và đào tạo lại càng phải được coi trọng. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế-xã hội bền vững lâu dài.
Trên tinh thần đổi mới giáo dục, phát huy truyền thống tốt đẹp, Thủ tướng mong Trường THPT Đa Phúc nói riêng cùng hệ thống các trường phổ thông trong cả nước nói chung ra sức khắc phục khó khăn, phấn đấu không ngừng, thi đua dạy tốt, học tốt.
Coi học sinh là trung tâm của quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, đặc biệt, phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, chú trọng quan tâm giáo dục lý tưởng, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức công dân, tôn trọng pháp luật, hình thành phẩm chất và năng lực, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm xã hội. Tích cực đổi mới các hình thức sinh hoạt ngoài giờ, lên lớp, kết hợp thật tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội để quản lý giáo dục học sinh có hiệu quả. Thu hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh, hữu ích.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trường THPT Đa Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Nhớ lại kỷ niệm khi học ở Trường THPT Đa Phúc, tuy là học sinh nhưng đã được nhà trường cử làm bí thư đoàn trường, Thủ tướng bày tỏ, từ kinh nghiệm hoạt động Đoàn, ông mong đoàn thanh niên nhà trường tiếp nối truyền thống, tổ chức thực hiện các phong trào và hoạt động thanh niên phong phú, bổ ích, thiết thực.
Thủ tướng mong các thầy cô giáo trong cả nước tiếp tục phát huy thành tích đạt được, nâng lên niềm tự hào nghề nghiệp, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp trồng người, đào tạo nên các thế hệ học sinh phát triển toàn diện. Mỗi thầy cô giáo nêu cao tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, thi đua dạy tốt, nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp với vai trò quan trọng không chỉ trong giáo dục kiến thức, kỹ năng, mà còn trong hình thành phát triển nhân cách. Mỗi nhà giáo phải là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức, lối sống.
Theo Thủ tướng, đất nước có bước phát triển, đời sống của thầy cô giáo được nâng lên một bước, nhưng vẫn còn những bộ phận giáo viên, những vùng còn khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo. Chính phủ và các bộ ngành của Trung ương, các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện và làm hết sức mình để các thầy cô có điều kiện làm việc tốt hơn, yên tâm công tác, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Trường THPT Đa Phúc.
Thanh Hùng
Dịp 20/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói mình đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một, thậm chí vẫn nhớ từng chữ ký của từng thầy cô trong học bạ.
" alt=""/>Ngày 20/11 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm trường cũ