
Ban đầu, nam sinh viên tên L. khẳng định bị một đối tượng không rõ lai lịch bất ngờ dùng túi vải trùm đầu rồi dùng vũ lực khống chế cướp lấy điện thoại di động trị giá 14 triệu đồng.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng đã mời nam sinh viên tên H. là nghi can trong vụ việc để làm rõ. Qua làm việc với cả hai đương sự thì sự việc không như thông tin trình báo của L.
Theo lời khai, vào tối ngày 21/2, cả hai hẹn nhau ở lối thoát hiểm tòa nhà B4, Ký túc xá khu B, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh để quan hệ nhưng H. không muốn thấy mặt nhau.
Sau đó, L. đồng ý để H. dùng túi vải trùm đầu và cột hai tay lại. Trong lúc 2 người đang quan hệ thì cả hai nảy sinh mâu thuẫn, H. lo sợ bị phát hiện danh tính nên bỏ đi trước, đồng thời cầm theo điện thoại của L. Sau đó, H. để điện thoại của L. tại lối thoát hiểm rồi về phòng nghỉ.
![]() |
Nam sinh kể việc bị cướp điện thoại trong ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM |
Do L. không thể cởi trói nên kêu cứu thì được mọi người trong ký túc xá tới giúp đỡ, quay phim rồi lan truyền trên mạng xã hội. Do xấu hổ và muốn tìm lại điện thoại nên L. đến Công an phường Đông Hòa trình báo sai sự thật. Theo sự chỉ dẫn của H, L. đã lấy lại được điện thoại di động của mình.
Nhận thấy việc H. lấy điện thoại của L. trong tình trạng đang bị trùm đầu, cột tay nhưng không nhằm để chiếm đoạt, hành vi của H. không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên cơ quan Công an TP. Dĩ An đã trả tự do cho H.
Trước đó, một clip lan truyền trên các diễn đàn của sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM ghi lại cảnh một nam sinh viên bị trói hai tay, khiến nhiều sinh viên hoang mang, lo lắng về an ninh, an toàn trong ký túc xá.
Minh Anh
Công an TP Dĩ An xác định sự việc nam sinh bị trói tay và cướp tài sản trong KTX ĐH Quốc gia TP.HCM là chuyện dàn dựng.
" alt=""/>Tình cảnh éo le của nam sinh bị trói tay trong ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM- Tên sách là "Chiến trường bán dẫn: Cạnh tranh chiến lược và tự chủ đổi mới sáng tạo của Trung Quốc thế kỷ 21", theo bà, sự cạnh tranh nào mang tính chiến lược nhất trên chặng đua này?
Nhiều người cho rằng chỉ cần Chính phủ đầu tư thật nhiều thì có thể đẩy mạnh được công nghệ hoặc nghĩ đây là cuộc đua của các tập đoàn lớn.
Tuy nhiên, tác phẩm của chúng tôi đưa ra một khung phân tích chính sách gồm 4 trụ cột lớn: Cam kết chính trị, Đầu tư và hỗ trợ tài chính, Phương pháp thúc đẩy công nghệ, Giáo dục đào tạo nhân lực. Quốc gia nào đưa ra một chiến lược trọn vẹn, đủ 4 trụ cột sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên chiến trường này.
- Tại sao bà khẳng định “tương lai nước Mỹ dựa trên con chip”? Mỹ đang có lợi thế gì trên đường đua này?
Chất bán dẫn là vật liệu dùng trong sản xuất microchip. Microchip được sử dụng cho hàng loạt công nghệ, từ gia đình tới công sở.
Không có con chip cao cấp nhất, mạnh nhất thì khả năng xử lý dữ liệu cao và các chiến dịch như phát triển năng lượng tái tạo, phát triển AI, phát triển kinh tế vũ trụ, an ninh quốc phòng của Mỹ sẽ bị hạn chế.
Ngành bán dẫn được sinh ra từ nước Mỹ, có lịch sử kéo dài từ Thế chiến thứ Hai. Trong cuốn sách, tôi đề cập tới việc Mỹ từng sáng tạo, đột phá đóng góp nên bức tranh công nghệ bán dẫn hiện nay được sinh ra từ nhu cầu về an ninh quốc phòng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới và Chiến tranh lạnh tại Mỹ.
Sau khi ngành công nghiệp này cất cánh, được khối tư nhân phát triển và đưa vào ứng dụng dân dụng, Chính phủ Mỹ dịch chuyển tập trung vào các vấn đề khác.
Nhưng việc quốc gia tiên phong công nghệ như Mỹ lại không thể sản xuất chip công nghệ tiên tiến nhất (dưới 5nm) trong nước và những hệ quả gắn với an ninh quốc phòng của việc không nắm giữ công nghệ cao nhất khiến chính phủ và cả hai Đảng đồng lòng thông qua Đạo luật Chips.
Lợi thế của nước Mỹ nằm ở lịch sử phát triển lâu dài này. Việc hình thành một hệ sinh thái đổi mới quốc gia có sự tham gia của nhà nước, các cơ quan đổi mới độc lập, khối tư nhân, trường đại học và cả những nhân tố tiềm năng quy mô siêu nhỏ trong một hệ thống các đạo luật kích thích đổi mới cũng góp phần tạo nên một hệ thống kết nối vững chắc, giúp thúc đẩy cải tiến đổi mới công nghệ.
- Theo bà, giữa Mỹ và Trung Quốc, nước nào sẽ là “đế chế” trên chiến trường bán dẫn này?
Bản đồ bán dẫn đang được vẽ lại. Từ năm 2023, hàng loạt quốc gia đưa ra các bộ chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, ngoài Mỹ, Trung Quốc còn có nước khác.
Mỗi quốc gia sẽ muốn nắm chắc một phần trong chuỗi (ví dụ như Mỹ với phân khúc thiết kế và nắm giữ IP, sản xuất chip tiên tiến nhất), hay muốn nội địa hoá toàn bộ chuỗi cung ứng (như Trung Quốc).
Trong cuốn sáchChiến trường bán dẫn, chúng tôi cũng bắt đầu với câu hỏi: Liệu Mỹ có yếu thế trước Trung Quốc đang phát triển vượt bậc hay không, giống như những gì báo chí quốc tế hay nói?
Tuy nhiên, chương phân tích về Trung Quốc và chương phân tích Mỹ ghép vào sẽ thấy một bức tranh hiện tại rõ ràng và có chứng thực, chứ không chỉ là cảm nhận.
Với số liệu hiện tại, Mỹ nắm giữ phân khúc thiết kế có giá trị cao nhất trong chuỗi bán dẫn và IP thiết yếu. Mỹ còn tạo ra liên minh Chip 4 (với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình bên cạnh hàng loạt biện pháp thắt chặt xuất khẩu. Còn Trung Quốc đang gặp khá nhiều điểm nghẽn khi tiếp cận công nghệ cao nhất.
Nhưng tôi không võ đoán Mỹ sẽ mãi duy trì được vị thế dẫn đầu. Chính sách thay đổi liên tục và tôi cũng hy vọng cuốn sách là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu khác, cập nhật để đánh giá sát sao hơn.
- Trong cuộc đua về ngành bán dẫn, Việt Nam có cơ hội như thế nào và thách thức ra sao? Hay nói cách khác, Việt Nam cần làm gì để đặt chân vào chuỗi bán dẫn toàn cầu?
Khi nhìn vào bản đồ ngành bán dẫn trong chương một của cuốn sách, có thể độc giả cảm thấy đây là một thị trường bị chiếm đóng bởi 6 quốc gia lớn, và một số ít tập đoàn công nghệ khó có thể nhanh chóng bắt kịp và cạnh tranh.
Tuy nhiên, trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của khả năng phân tích xử lý dữ liệu cao, nếu không là chuỗi cung ứng hiện tại thì có thể nghĩ tới chuỗi cung ứng của tương lai.
Ví dụ, để xây dựng một nhà máy fab (nhà máy thực sự sản xuất chip) tại Arizona, Mỹ bắt đầu từ năm nay thì mất tầm 5 năm và 5 năm sau đó, họ sẽ cần ít nhất trên 5.000 kỹ sư.
Với việc xây dựng hàng loạt fab ở nhiều nơi, nhu cầu về kỹ sư đủ trình độ, đủ kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, đa chiều, có thể làm việc trong và ngoài nước là rất cao.
Đầu tư vào con người là đầu tư lâu dài không chỉ cho ngành bán dẫn mà còn tăng cường củng cố tiềm năng đột phá công nghệ, giảm thiểu thất nghiệp cơ cấu khi các ngành công nghiệp chuyển đổi.
![]() |
Hội thi đã kết thúc vào ngày 17.3 nhưng gây bức xúc cho nhiều PHHS và cả những người làm công tác chuyên môn |
Theo đó, vào 27.2, Ban Tổ chức (BTC) Hội thi Ca múa nhạc ngành GD-ĐT năm học 2018-2019 với chủ đề "Ca ngợi quê hương, Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, biển Đảo…." có gửi công văn số 19 để thông báo đến các phòng GD-ĐT, các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh về kết quả thẩm định đối với các tiết mục như múa, ca cổ, biểu diễn nhạc cụ cùng với các bài hát thuộc thể loại tân nhạc (đơn ca, song ca, tam ca và tốp ca).
Riêng đối với thể loại tân nhạc, BTC có thành lập tiểu ban thẩm định thống nhất quy chuẩn xem xét các bài hát không phù hợp với lứa tuổi học sinh như ca từ, nội dung bài hát, hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc ra đời của tác phẩm âm nhạc. Trong đó đặc biệt lưu ý đối với các tác phẩm được sáng tác ở những giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, những sự kiện lớn của dân tộc mà ở lứa tuổi học sinh chưa có sự trải nghiệm xã hội, chưa thấu hiểu hết ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật mà tác giả viết.
Đáng chú ý là BTC yêu cầu các đơn vị phải thay đổi một số bài hát khi dự thi, trong đó có bài "Đất nước lời ru" của nhạc sĩ Văn Thành Nho.
"Theo tôi được biết, nhạc sĩ Văn Thành Nho thường tâm sự rằng ông sáng tác bài hát này là để gợi nhắc cho tất cả mọi người người về nguồn gốc Việt Nam, về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc và tự hào tiến lên trong thời đại mới. Do đó, mọi người từ già trẻ, bé lớn là người Việt Nam đều có thể hát bài hát này. Hơn nữa, bài hát này được sáng tác vào năm 1983 mà sao tiểu ban thẩm định lại không cho các em học sinh hát" - một PHHS nói.
Về vấn đề này, ông Võ Bình Thư, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, nhìn nhận công văn số 19 được đơn vị này ban hành và gửi về các đơn vị thực hiện là có sơ sót trong khâu soạn thảo văn bản nên nhận được thư góp ý về mặt nội dung.
Cụ thể, công văn chỉ yêu cầu thay đổi bài hát nhưng không nói rõ mục đích nên các đơn vị hiểu nhầm là cấm không cho học sinh hát. Bởi theo ý "ngầm" của BTC là nếu các em chọn những bài hát đó thì sẽ bị nhận điểm trừ do không phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, do thời gian phát hành công văn đến khi hội thi diễn ra quá gấp rút nên các đơn vị trở tay không kịp để thực hiện thay đổi bài hát.
"Trước đó, chúng tôi cũng định lùi lại thời gian tổ chức hội thi để khắc phục sơ sót này nhưng BTC xét thấy chỉ có một vài đơn vị bị ảnh hưởng nên quyết định tổ chức luôn. Sau khi họp tổng kết và trao thưởng cho các đơn vị vào ngày 17.3 vừa qua, BTC cũng đã tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm về những sơ sót này với mục đích để những lần sau thực hiện tốt hơn.
Để xảy ra sự hiểu nhầm đáng tiếc này là có phần lỗi của BTC và cả đơn vị có học sinh tham gia hội thi nên gây bức xúc trong dư luận. Trong những lần tổ chức tới đây, chúng tôi sẽ thực hiện lấy ý kiến các đơn vị, những người có tâm quyết để tạo sân chơi cho học sinh cũng như phát hiện tài năng trong học đường" - ông Thư khẳng định.
Theo T.Nốt/ Báo Người lao động
Để khắc phục bệnh thành tích ở cấp tiểu học, Sở GD-ĐT Khánh Hòa đã điều chỉnh nội dung hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, thị xã, thành phố năm học 2018-2019.
" alt=""/>Thi hát bài 'Đất nước lời ru', học sinh An Giang bị... trừ điểm