Hát bài cải lương được tặng Iphone “bếp tổ ong” - Nhận lời làm người dẫn chuyện trong vở cải lương Lan và Điệp sắp diễn ra tại Hà Nội, có vẻ như Thanh Thanh Hiền “xuống nước” bởi với tài năng của mình, người hâm mộ nghĩ Thanh Thanh Hiền phải có vai gì đó “ra tấm ra món”?.
Xuống nước cũng được vì với tôi, được đứng chung sân khấu với 2 thần tượng Chí Tài và Thanh Kim Huệ - 2 người mà ngày xưa, tôi chỉ ao ước có một lần được nhìn thấy Lan, Điệp bằng xương bằng thịt thôi đã là mãn nguyện lắm rồi.
Vở diễn đã đi sâu vào tâm thức của tôi từng lời ca, từng nhân vật. Bản diễn Lan và Điệp cách đây 45 của cô chú chỉ được thu băng, không có hình ảnh. Tôi háo hức được nhìn thấy 2 huyền thoại một thời tái hiện vở diễn kinh điển trên sân khấu. Nhất là, sau vở này, họ cũng sẽ không nhận lời diễn thêm nữa. Cơ hội vàng của tôi mà.
 |
Thanh Thanh Hiền bảo, chị chưa từng tha thứ cho ai, hay chính bản thân mình nếu chị làm sai nhưng khi ở với Chế Phong, chị đã khác. |
- Hiện tại, ở TP.HCM, cải lương đang thực sự sống dậy, mê đắm với cải lương, Thanh Thanh Hiền có định làm liveshow cho riêng mình?
Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khán giả hỏi tôi tại sao hơn 30 năm trong nghề, tôi chưa chịu làm liveshow. Nói thật, có nhiều mạnh thường quân tỏ ý muốn hỗ trợ tôi thực hiện chương trình nhưng tôi hiện tại chưa muốn. Tính tôi thế, tôi không thích chọn dấu mốc nào trong sự nghiệp của mình cả. Tại sao lại cứ phải tổ chức liveshow để ghi dấu ấn với nghề nhỉ? Nhưng mà bạn gợi ý thế tôi có khi cân nhắc, nhưng bao giờ thì chắc sẽ...lâu lắm đấy.
Làm nghề, tôi vui nhất là có khán giả. Chẳng hạn, mới đây thôi, khi tôi với nghệ sĩ Xuân Hinh đi diễn ở Hải Phòng. Diễn xong, có một khán giả chờ tôi trong cánh gà, anh nói 2 người mẹ của anh đang chờ tôi và chỉ mong tôi ca một câu cải lương thôi cho các mẹ nghe cũng được. Thấy sự chân thành và muốn nghe tôi hát, tôi bèn kéo anh Hinh xuống hát cùng. Hát xong, mấy hôm sau anh cho người gửi lên Hà Nội cho tôi 1 cái điện thoại Iphone “bếp tổ ong”, anh Hinh cũng nhận 1 cái như tôi. Họ nói, vì chúng tôi quá nhiệt tình.
Đấy, đôi khi, đi hát, chúng tôi cũng không vì gì cả, chỉ cần có khán giả muốn nghe. Nhưng rồi họ đã thể hiện sự trân trọng nghệ sĩ bằng những món quá, dù nhỏ dù to đều rất đáng quý.
Chúng tôi khác biệt về văn hoá vùng miền
- Đi diễn nhiều, chồng chị cũng thế, anh lại hoạt động chủ yếu trong TP.HCM, cuộc sống sau 4 năm gắn bó của chị có gặp nhiều khó khăn?
Chúng tôi thường sống ở Hà Nội, đợt này anh Phong có nhiều dự án trong TP.HCM nên đi đi lại lại. Mỗi dịp anh Phong ra Hà Nội thì chủ yếu chúng tôi về nhà vườn ở Sóc Sơn. Anh Phong giống tôi, thích không gian yên tĩnh. Tôi cũng rất muốn về đó ở hẳn nhưng tôi còn con gái đang đi học, bố tôi lại không muốn về đó. Người già nhà tôi trái ngược với người già khác, chỉ thích chỗ đông đúc và sáng sáng được đi nhảy đầm thôi.
Tôi khá bận rộn vì thường xuyên chạy show trong Nam, ngoài Bắc. Tôi làm nghệ thuật thuần tuý, không kinh doanh thêm nên thu nhập chỉ đến từ việc biểu diễn. Nói chung, tôi hài lòng vì đến giờ vẫn được khán giả yêu thương, lại có chồng cùng nghề ủng hộ, tôi chưa thấy mình gặp khó khăn gì.
- Cuộc sống con chung, con riêng có khiến vợ chồng chị đôi lúc không thoải mái?
Vợ chồng nào mà chẳng trải qua những lục đục trong cuộc sống, nhưng con cái không phải là đề tài khiến chúng tôi hờn giận nhau.
Tú Linh ở Việt Nam học nhạc nhưng sang Mỹ, con lại chọn nghề hoàn toàn không liên quan - ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, con vẫn đi dạy thêm đàn piano, đỡ được một phần tiền sinh hoạt cho mẹ.
Thái Phương năm nay 16 tuổi, đang học Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Con có năng khiếu hát nhạc dân gian đương đại, trữ tình, đi biểu diễn cùng mẹ rất nhiều. Tú Linh và Thái Phương đều rất yêu quý ba Chế Phong. Hai con tôn trọng anh, gọi anh là "thầy". Ngược lại, anh quan tâm, chăm chút các con từng li từng tí.
Thái Phương đang ở độ tuổi ẩm ương, nửa khôn nửa dại, luôn muốn chứng minh mình là người lớn nhưng thực chất vẫn chỉ là đứa trẻ. Anh lo con dễ gặp nhiều cám dỗ nên thường xuyên đưa đón con đi học, kèm cặp tận tình.
Anh Chế Phong với Thái Phương cũng hay cự cãi nhau, nhưng là vì thương nhau quá thôi. Có thời gian, anh Chế Phong đưa đón con đi học suốt, vì lo cho con quá.
 |
Thanh Thanh Hiền chia sẻ chị là người lãng mạn nhưng cũng rất thực tế. |
Lấy chồng kém 4 tuổi, hẳn Chế Phong sẽ phải lãng mạn hơn chị?
Tôi mới là người lãng mạn ấy, anh Chế Phong có nhưng ít hơn tôi. Nhưng tôi cũng thực tế, ngày này ngày kia tôi không cần anh tặng quà, tôi cũng nói rõ quan điểm, nhà tôi là không có ngày 8/3 hay 20/10. Anh từng mua hoa, quà tặng tôi 2 ngày đó và tôi nói: "Lần sau anh không cần làm vậy. Em không thích những ngày này. Ở đâu còn áp bức thì phụ nữ còn cần những dịp như vậy để xoa dịu nỗi đau". Anh cũng đồng ý quan điểm của tôi.
Hơn chồng 4 tuổi không phải là vấn đề trong hôn nhân của chúng tôi mà vấn đề nằm ở chỗ văn hoá của chúng tôi khác nhau. Anh Phong là người Nam, tôi là người Bắc giao tiếp nhiều lúc hơi có vấn đề. Đôi lúc tôi thấy anh nói chuyện cụt lủn, tưởng giận hờn gì tôi nhưng dần dà, tôi hiểu đó là cách diễn đạt mộc mạc vùng miền nên thông cảm cho anh. Đôi lúc anh Phong cũng ngỡ ngàng vì cách nói của tôi, cũng giận, xong tôi lại bảo: “Ơ trước nay em vẫn nói thế mà” rồi anh Phong cũng lại bỏ qua.
Chúng tôi đều trải qua đổ vỡ hôn nhân, nên biết kìm cái tôi của mình lại. Nói thật, trước kia, tôi là người không thể tha thứ, tôi không tha thứ cho ai hết, ngay cả bản thân mình nếu sai. Nhưng ở với anh Phong, cũng có thể là do tôi theo đạo Phật nữa, nên giờ tôi cũng bớt bớt rồi, biết tha thứ. Biết mỉm cười, tha thứ cho ai làm gì đó sai với mình, tôi nghĩ như là mình đang phổ độ chúng sinh ấy, biết đâu, vì sự tha thứ của mình rồi người ta sống tốt lên thì sao.
 |
Thanh Thanh Hiền rất yêu giọng hát của ông xã. |
- Có người nói, ở bên cạnh Thanh Thanh Hiền, hình như Chế Phong hợp ‘phong thuỷ’ nên cũng chịu đi hát nhiều hơn?
Trước kia, anh Phong thực sự có nhiều nỗi buồn nên anh bỏ hát. Rồi khi chúng tôi yêu nhau, anh ấy có lần thổ lộ với tôi rằng, "Mình là người khơi dậy niềm đam mê ca hát trong anh", câu nói khiến tôi cảm động vô cùng. Thời gian đầu chung sống, anh Phong rất hăng hái đi hát cùng tôi, chúng tôi còn thu chung CD nữa. Thế nhưng từ sau đó, anh hạn chế đi hát, thường ở nhà tập luyện, phối bài và thu thanh cho tôi.
Tôi không muốn điều đó vì giọng hát anh Phong rất tốt. Đời người nghệ sĩ, được trời phú cho giọng hát tốt thì còn gì bằng, không hát cho khán giả nghe thì thật là uổng phí. Tôi cũng nhiều lần làm tâm lý để anh hát trở lại, nhưng anh Phong cứ cười hiền hiền rồi lại thôi.
- Phải chăng, vì cái bóng quá lớn của ông bố nổi tiếng Chế Linh khiến Chế Phong chùn bước?
Không đâu, không phải vậy đâu, cốt cách anh giống bố nhưng giọng hát mang màu sắc khác.
Tình Lê

Thanh Thanh Hiền khóc rất 'ngọt' khi ca lại 'Lan và Điệp'
Thanh Thanh Hiền đã khóc khi ca lại một đoạn trong vở cải lương "Lan và Điệp" - vở diễn đã ăn sâu vào cõi nhớ của nghệ sĩ.
" alt=""/>Thanh Thanh Hiền: Ở cạnh Chế Phong, tôi biết cách tha thứ
- Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh năm 2012 có một đặc biệt khác 4 lần trước đó: giải thưởng vì sự nghiệp văn hóa giáo dục được trao cho một người tự nhận là “không có tác phẩm hay công trình nghiên cứu nào”. Ông là Nguyễn Sự, bí thư thành ủy Hội An, năm nay ở tuổi 55, trong đó, có gần 20 năm gắn liền với những thăng trầm của đô thị cổ.Nhà văn Nguyên Ngọc gọi Nguyễn Sự là “nhà văn hóa thực hành”. Thực hành, nghĩa là giải cùng những bài toán tinh vi và khó khăn ấy, nhưng không phải trên sách vở, mà trong không gian và thời gian cụ thể của đời sống, với những con người cụ thể hàng ngày. Nguyên Ngọc nói Nguyễn Sự đã giải bài toán Hội An thành công và đô thị này là "tác phẩm sống" của Nguyễn Sự.
Trong diễn từ đọc tại lễ nhận giải, "nhà văn hóa thực hành" đã kể một câu chuyện nhỏ rất bình thường ở Hội An. Theo ông, câu chuyện “có thể giúp ta suy nghĩ thêm hình như không chỉ về Hội An, mà cả về văn hóa, cũng không chỉ văn hóa Hội An, mà là văn hóa nói chung.
Dưới đây là câu chuyện của món chè đậu ván của Nguyễn Sự, trong diễn từ nhận giải của ông.
 |
Ông Nguyễn Sự đọc diễn từ nhận giải. Ảnh: Minh Thăng |
Một trong những món ăn được nhiều người ưa thích ở Hội An là món chè đậu ván của hai chị em nghèo, chỉ bán về đêm, khoảng từ chín, mười giờ, cho đến đúng khuya.
Người chị gánh gánh chè nhẹ tênh từ đầu phố thong thả đi xuống, người em gánh cũng nhẹ tênh từ cuối phố thong thả đi lên, tới lúc gặp nhau thì chè vừa hết, và cánh cửa cuối cùng của những ngôi nhà cổ phố Hội cũng vừa khép lại.
Chè đậu ván của hai bà đặc sắc ở chỗ nước thì trong veo không chút gợn mà ngọt thanh và dịu, còn các hạt đậu thì mịn bâng mà lại còn nguyên, không hề vỡ, thậm chí một vết rạn nhỏ cũng không. Bỏ vào miệng cứ thế mà tan ra lúc nào không hay nên tưởng cứ còn đó mãi trên lưỡi...
Bí quyết của món chè này, theo tôi được biết, là ở cách pha nước đường: hai bà dùng loại đường bát vốn quen thuộc ở các làng quê xứ Quảng, không biết quý vị đã biết thứ đường ấy chưa, nước mật trong chảo còn ở trạng thái thô nhất, chưa lọc chút tạp chất nào, đang sôi sùng sục, chín tới một độ nào đó thì được đổ ra những cái bát cũng thô như vậy, để cho nguội đi, đặc quánh lại, màu đen xỉn, hai bát đường úp vào nhau, quấn rơm và đem bán ở chợ, hoặc bán cả cặp, hoặc từng bát, cũng có khi chẻ ra từng góc bán cho các bà mẹ đi chợ mua quà về cho con. Loại đường quê mùa nhất, thô sơ nhất, nghèo hèn nhất, bình dân nhất, đứng ở bét bảng xếp hạng của họ nhà đường.
Đường ấy pha với đường phèn, tức là nghịch lý tốt cùng, đường phèn đứng đầu bảng chót vót, là kim cương của đường, là đường vua, quý phái, vương giả.
Chính sự pha trộn bất ngờ, tài tình và mầu nhiệm, mà cũng giản dị ấy của hai bà bán chè đêm Hội An đã tạo nên bí quyết của chè đậu ván kỳ diệu là đặc sản lạ đời của thành phố chúng tôi.
Tất nhiên, hai chị em bà bán chè vô danh những đêm khuya phố Hội không hề nói, thậm chí chắc cũng không hề biết đến từ “bí quyết”, càng không nghĩ về triết lý chè của hai bà.
Bởi vì quả thật ở đây có một triết lý sâu xa, và cái triết lý ấy đã thấm đâu đó trong máu của hai bà, của mỗi con người Hội An.
Tôi cho triết lý cơ bản, hay là bản lĩnh chủ yếu của Hội An là vậy, đã giúp thành phố chúng tôi trải qua bao trầm luân và thách thức, cả những thách thức gay gắt và hỗn hào hôm nay của kinh tế thị trường đang hoang dã, vẫn vừa đi được cùng thiên hạ, không đến mức ở những hàng sau, và vẫn bình tĩnh là mình trong biến đổi không ngừng.
Đó là bản lĩnh kết hợp được một cách hoàn toàn, nhẹ nhàng như không, những đối lập gay gắt nhất, cực đoan nhất, để làm ra cái kỳ diệu bình thường hay cái bình thường kỳ diệu. Kết hợp tuyệt đối và tuyệt vời đường tối hạ cấp với đường tối cao cấp để tạo nên tác phẩm chè đậu ván lạ lùng vừa bình dân vừa quý phái.
Vâng, văn hóa Hội An là vậy, văn hóa non nửa thiên niên kỷ nay cư dân Hội An đã kiên trì và tinh tế tạo được cho mình là vậy, bình dân mà quý phái, quý phái mà bình dân, giản dị mà sang, sang trong giản dị.
Người Hội An buôn bán năng nổ, nhà nghiên cứu Li Tana nói: Cách đây bốn thế kỷ, người dân Hội An đã sống chủ yếu bằng dịch vụ. Họ bặt thiệp và sành sỏi. Nhưng họ cũng thong dong, biết và thích sống chậm, lại thật thà (lại một kết hợp đối nghịch nữa: sành sỏi với thật thà).
Họ muốn giữ cho thành phố của mình yên tĩnh mà năng động. Ở đây nữa cũng lại có sự kết hợp tự nhiên giữa hai mặt như rất đối lập mà người Hội An biết hóa giải thành công: họ muốn có một không gian sống thư thái, an bình, đồng thời cũng lại biết trong thế giới quá sôi động ngày nay một không gian như vậy chính là sản phẩm hay nhất, có giá trị cao nhất họ có thể bán cho khách du lịch bốn phương.
Và họ giàu lên, bằng chính những đức tính tích lũy lâu dài và độc đáo của Hội An.
Có lẽ có thể nói một cách hơi lạ: văn hóa theo cách người Hội An tạo được trong mấy trăm năm qua, đối với họ là một lối sống, một hạnh phúc được sống như vậy, đồng thời cũng là một món hàng quý họ đem mời khách. Không có mâu thuẫn, xung khắc nào...
" alt=""/>Triết lý chè đậu ván của ông Nguyễn Sự