Đăng ký mức tạ 129kg ở phần thi cử giật, Trịnh Văn Vinh có chút lợi thế khi chờ các VĐV đăng ký thấp hơn thi đấu trước. Đến lượt mình, lực sĩ Việt Nam quyết định hạ mức đăng ký xuống còn 128kg. Dẫu vậy, đây vẫn là mức tạ mang tới thử thách rất lớn với lực sĩ quê Bắc Ninh bởi ngay trước đó Theerapong Silachai (Thái Lan) thực hiện "ngon lành" mức tạ 127kg.
Ở cả 3 lần giật, Văn Vinh dù rất cố gắng nhưng đều không thành công. Ở lần giật tạ thứ 3, lực sĩ Việt Nam thậm chí còn ngã ra sàn đấu và suýt bị tạ đè. Anh rất thất vọng khi phải dừng cuộc chơi sớm, đồng nghĩa với việc vỡ mộng giành huy chương cho đoàn TTVN.
Việc Văn Vinh thất bại ngay ở 3 lần cử giật (128kg) là một bất ngờ bởi anh nhiều lần thực hiện thành công ở những mức tạ còn cao hơn. Tuy nhiên, trong lần đầu tham dự Olympic và lại chịu nhiều áp lực phải giành huy chương cho đoàn TTVN, Văn Vinh không thể thi đấu đúng sức mình.
Ngoài vấn đề tâm lý, Văn Vinh cũng không có được thể trạng tốt nhất khi chấn thương gối mới chỉ bình phục được khoảng 90%. Trong những ngày đầu tập luyện ở Pháp, lực sĩ 29 tuổi phải tiêm thuốc giảm đau. Trong lần đầu dự Olympic, Văn Vinh có kỷ niệm đáng quên. Đây có thể cũng là kỳ Olympic cuối cùng của Văn Vinh khi anh ở tuổi 29.
Như vậy, niềm hy vọng huy chương cuối cùng của đoàn TTVN tại Olympic Paris 2024 thất bại nhanh chóng, cho thấy sân chơi Thế vận hội với TTVN thực sự quá tầm.
Ngành Y tế cảnh báo, điểm chung của các ca ngộ độc ma túy thế hệ mới (có trong thuốc lá điện tử) là tình trạng rất nặng với những biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, không kiểm soát được hành vi, tổn thương não và nhiều cơ quan khác.
Đáng chú ý, các mẫu xét nghiệm ma túy có trong thuốc lá điện tử trước đây thường chỉ phát hiện một chất, chứ không trộn tới ba, bốn chất như gần đây. Khi thuốc lá điện tử phối trộn thêm các chất lạ, chất kích thích, ma túy sẽ không thể lường trước được hậu quả và có thể dẫn tới những hệ lụy đau lòng, trong khi đối tượng sử dụng hầu hết là người trẻ, học sinh…
Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) thông tin, Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Đáng lo ngại, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020).
Ông Lê Văn Lương, Bí thư tỉnh Đoàn Nghệ An, cho biết chương trình truyền thông "Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới" là hoạt động góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh thiếu nhi về nguy cơ, tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử. Qua đó xây dựng lối sống lành mạnh, môi trường không khói thuốc lá trong thanh thiếu nhi”.
Đặc biệt, chương trình chuyển tải thông điệp “nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử, chất gây nghiện mơi” trong môi trường học đường, mong muốn đưa thuốc lá điện tử vào Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Sau buổi lễ, các học sinh ở Trường THPT Nguyễn Duy Trinh được ký bản cam kết: “Không sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới”.
" alt=""/>Cảnh báo thuốc lá điện tử chứa chất lạ tiếp cận học sinhCô giáo tiếp tục yêu cầu học sinh đứng dậy vì sợ mọi người hiểu nhầm. Lúc đó, sức khỏe nữ sinh không được tốt nên em đã nằm xuống nền nhà, tư thế "người mềm như tàu lá". Khi đó, cô giáo đã có động tác chưa phù hợp là dùng tay kéo áo học sinh đứng dậy, lời nói của cô giáo cũng chưa chuẩn mực. Việc này dễ gây hiểu nhầm, không có chuyện bạo hành. Sự việc xảy ra, chúng tôi rất lấy làm tiếc”, ông Hiền thông tin.
Ông Hiền cho hay, việc nữ sinh quỳ xin lỗi cô trước cửa lớp là do nữ sinh tự ý và sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút, không có chuyện cô giáo yêu cầu học sinh quỳ bên ngoài cửa lớp.