
Điểm chung của những chiếc xe máy điện mới này đi kèm giá đắt là công nghệ chế tạo khung, bộ gắp, hệ thống pin và nhất là tính năng kết nối rất hiện đại. Chúng phần nào đã đáp ứng được nhu của nhóm khách hàng trẻ, nhất là trong thời buổi giá xăng dầu liên tục tăng cao.
Dưới đây là 4 mẫu xe máy điện đắt tiền, sang chảnh điển hình nhất hiện nay được người Việt để mắt, có thể thay thế những dòng xe tay ga máy xăng tầm trung.
Yamaha NEO’S: giá từ 3.000 Bảng Anh
NEO’S là mẫu xe máy điện đầu tiên của Yamaha được sản xuất tại Việt Nam, đã xuất sang Châu Âu từ tháng 3 và sắp được bán trong nước trong thời gian tới.
Đây cũng có thể coi là mẫu xe máy điện thực sự của Yamaha thay vì trước đây bị giả nhãn mác bởi các loại xe điện nhập từ Trung Quốc. NEO'S là dòng xe tay ga điện cỡ nhỏ với công suất tương đương với mẫu xe chạy xăng công suất 50 phân khối, xếp vào hạng L1 của châu Âu với tốc độ thiết kế tối đa không quá 45 km/h.
Chính vì mang dáng vẻ của một chiếc xe tay ga nên NEO’S khá nhỏ nhắn nhưng mang thiết kế hiện đại, gồm cặp đèn LED vuông cách điệu phía trước, bánh sau dùng gắp đơn gắn động cơ, phanh sau, hệ thống điều khiển MCU. Hệ thống động cơ này được gắn vào vành xe bằng bu lông nên rất dễ dàng khi tháo bánh xe để vá hay thay thế lốp xe.
 |
Yamaha NEO’S |
Yamaha thiết kế NEO’S dùng pin có thể tháo rời và mang đi sạc. Cụm pin đôi nặng khoảng 8 kg/cục, mỗi pin 1 kW/h giúp chiếc xe đạt được phạm vi hoạt động xấp xỉ 37 km với thời gian sạc 8 giờ đối bằng điện dân dụng. Người dùng có thể tải ứng dụng Yamaha MyRide trên điện thoại, qua đó hiển thị tuổi thọ pin, trạng thái sạc, vị trí và các thông tin khác.
Tại Anh, Yamaha NEO’S có giá từ 3.005 (khoảng hơn 90 triệu đồng).
VinFast Vento: giá 56,35 triệu đồng
Mẫu xe máy điện mới của Vinfast là Vento đã chính thức ra mắt từ cuối tháng 2 vừa qua với giá 56.350.000 đồng và nằm trong phân khúc dòng xe tay ga cận cao cấp. Đi kèm là chính sách thuê pin giá 350.000 đồng/tháng không giới hạn số km.
So với 3 mẫu xe máy điện đã ra mắt trước, Vento nằm giữa Klara và Theon tính theo giá bán. Bên cạnh thiết kế thuần chất xe tay ga, nhấn nhá thêm một số chi tiết tăng tính thẩm mỹ thì Vento sở hữu nhiều công nghệ khá mới mẻ.
 |
Thấy cửa ra từ giá xăng, xe máy điện đắt tiền đua nhau ra mắt khách Việt |
Vinfast Vento đã loại bỏ kiểu khóa vặn cơ để thay thế bằng chìa khóa thông minh smart key remote, đồng thời có thể kết nối điện thoại để thay cho khóa điều khiển tắt/mở. Đồng thời khóa thông minh có thể giúp mở cốp điện bằng nút bấm, cũng như kích hoạt tính năng chống trộm.
Đáng chú ý, với Vento, người dùng sẽ lần đầu tiên được sử dụng App VinFast E-Scooter để kiểm tra, điều khiển chiếc xe hoàn toàn bằng điện thoại thông minh như xem trạng thái xe, rà soát lỗi, kiểm tra và xem lịch sử hành trình trong 30 ngày, quản lý tình trạng xe khi sạc cũng như tìm kiếm điểm sạc. Toàn bộ tính năng này đều được vận hành theo thời gian thực nhờ Vento được trang bị công nghệ Esim, giúp xe có thể “online” mọi lúc mọi nơi.
Động cơ IPM trên VinFast Vento có công suất tối đa lên tới 4000 W, có thể tăng tốc lên 80km/h và đi được quãng đường tới 110km chỉ trong một lần sạc đầy nhờ bộ pin 49,5Ahh.
Yadea G5: giá 40 triệu đồng
Yadea G5 hiện là mẫu xe điện chính hãng hiếm hoi của Trung Quốc có giá bán cao, lên tới 40 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, hãng này liên tục chạy chiến dịch khuyến mãi giảm giá tới 10 triệu đồng tại 2 thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh như một động tác cố gắng tăng thị phần sau khi Vinfast có chính sách bán hàng giá linh hoạt hơn.
Về ngoại hình, chiếc Yadea G5 đi theo hướng scooter đô thị với yên thấp, bánh béo, sàn để chân rộng. Xe dài 1.810 mm, rộng 700 mm, cao 1.160 mm, chiều dài cơ sở là 1.270 mm. Trọng lượng cả pin là 96 kg (xe 86 kg, pin 10 kg).
 |
Yadea G5 |
Yadea G5 dùng đèn chiếu sáng LED hoàn toàn ở trước và sau. Bảng đồng hồ là màn hình LCD cỡ lớn kích thước 7 inch, hiển thị đa thông tin, tự động điều chỉnh độ sáng.
Xe có tính năng thông minh như định vị GPS, hỗ trợ kết nối điện thoại thông minh bằng bluetooth, quản lý xe bằng app điện thoại. Mở khóa với 3 cách như chìa cơ, cảm ứng một chạm hay qua ứng dụng kết nối điện thoại. Xe có cổng sạc USB.
Sức mạnh của Yadea G5 đến từ động điện tích hợp bánh sau, công suất 1.200 W (khoảng 1,6 mã lực), cùng 2 chế độ vận hành là Eco với tốc độ tối đa 38 km/h và Sport là 52 km/h. Xe có thể di chuyển 65 km với một lần sạc ở chế độ Eco và Sport khoảng 55 km. Thời gian sạc đầy pin từ 6-8 tiếng.
Pega S giá gần 30 triệu đồng
Ra mắt thị trường từ tháng 1/2020 với giá 30 triệu đồng, mẫu xe điện Pega S có thiết kế kiểu bánh lớn, đuôi vuốt cao giống Honda SH. Thực tế mẫu xe này cũng có kích thước cũng tương đồng Honda SH, dài 2.230 mm, rộng 750 mm, cao 1.150 mm. Độ cao yên 780 mm, trọng lượng 155 kg. Cặp vành đúc 16 inch thiết kế đa chấu.
 |
Pega S |
Xe sử dụng động cơ điện công suất 4.000W (khoảng 5,4 mã lực), mô-men xoắn 140 Nm được đặt ở giữa và truyền động tới bánh sau bằng dây cua-roa.
Pega S có 2 chế độ chạy Eco và Sport với độ tối đa có thể đạt 65 km/h và di chuyển 120 km chỉ với một lần sạc. Xe dùng ắc quy dung lượng 32 Ah, thời gian sạc đầy 8 tiếng. Trang bị an toàn trên Pega S là phanh đĩa đơn cả hai bánh, đi kèm hệ thống phanh CBS.
Về mặt công nghệ, Pega S trang bị hệ thống đèn LED từ đèn pha, đèn định vị, đèn xi-nhan cho đến cụm đèn hậu. Bảng đồng hồ LCD toàn phần. Xe lắp hệ thống khóa thông minh có thể tìm xe trong bãi, chống trộm.
Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Giá xăng tăng cao, xe điện được săn đón
Giá xăng sắp chạm mốc 30.000 đồng/ lít, chi phí đi lại tăng cao khiến nhiều người tính đến chuyện chuyển sang sử dụng xe máy điện. Thị trường xe điện, nhất là xe máy điện, đang nóng dần
" alt=""/>4 mẫu xe máy điện sang chảnh dành cho nhà giàu
Sáng 27/2/2021, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền Thành phố với doanh nghiệp BĐS năm 2021”. Một trong những nội dung được đề cập tại hội nghị là trong năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 61 dự án BĐS đã nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không dự án nào được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình UBND TP.HCM để chấp thuận.
 |
Lãnh đạo UBND TP.HCM gặp gỡ và trao đổi với đại diện doanh nghiệp BĐS. |
Qua rà soát 61 dự án BĐS do Sở Xây dựng TP.HCM thống kê như nói trên, Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết, những dự án này do nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định.
Trong 61 dự án có 2 dự án bị trùng và 3 dự án không phải là hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư. Còn lại 56 hồ sơ nhà đầu tư đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cho 56 dự án theo Luật Đầu tư 2014.
Trong 56 dự án này có 17 dự án đã trình báo cáo thẩm định đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư; 18 dự án chưa nhận đủ ý kiến của các sở - ngành; 20 dự án đã yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ nhưng chưa nhận được hồ sơ bổ sung và 1 dự án nhà đầu tư rút hồ sơ.
Những hồ sơ được Sở Xây dựng chuyển sang trong tháng 1/2021, Sở KH&ĐT nhận thấy thành phần hồ sơ và việc lấy ý kiến các sở - ngành đang thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, không sử dụng theo biểu mẫu quy định của pháp luật về đầu tư.
Trong khi đó, Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn tạm thời của Bộ KH&ĐT không có hướng dẫn cụ thể về việc tiếp tục sử dụng thành phần hồ sơ hoặc sử dụng ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan đã gửi cho Sở Xây dựng để tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Do đó, Sở KH&ĐT đưa ra hướng xử lý đối với các dự án do Sở Xây dựng chuyển sang. Theo đó, Sở sẽ có văn bản đề nghị nhà đầu tư nộp lại hồ sơ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Với ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan mà cơ quan đó đã đồng thuận thì Sở tiếp tục xem xét hồ sơ, không lấy lại ý kiến.
Nếu có ý kiến chưa đồng thuận, đề nghị nhà đầu tư giải trình hoặc không phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020 thì sẽ có văn bản hướng dẫn nhà đầu tư giải trình bổ sung và lấy lại ý kiến của các cơ quan chưa đồng thuận.
Trường hợp cơ quan nào chưa ý kiến thì sau khi nhà đầu tư nộp hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ đôn đốc để cơ quan đó sớm trả lời.
 |
Trong 2 năm qua, UBND TP.HCM đã chấp thuận quyết định chủ trương đầu tư cho 75 dự án. |
Trước thông tin Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, có dự án không vướng đất công nhưng Sở KH&ĐT vẫn yêu cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ nhiều lần, chưa trình UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Sở KH&ĐT cho hay, trong quá trình xử lý hồ sơ, Sở không yêu cầu nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần. Có chăng khi lấy ý kiến, các sở - ngành yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thì Sở mới đề nghị nhà đầu tư bổ sung hồ sơ theo ý kiến của các cơ quan.
Giai đoạn 2019 – 2020, Sở KH&ĐT TP.HCM đã tiếp nhận và có báo cáo thẩm định trình UBND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư cho 75 dự án. Tất cả các dự án này đều được cấp quyết định chủ trương đầu tư, tuy nhiên UBND Thành phố yêu cầu rà soát lại 36 dự án. " alt=""/>TP.HCM lý giải 61 dự án BĐS bị ‘ngâm’ hồ sơ chấp thuận đầu tư

Chiếc xe nổi tiếng nhất với bà Hằng chính là Rolls-Royce Phantom EWB mang biển số 61A-00789 cũng là chiếc Phantom đầu tiên của tỉnh Bình Dương vào năm 2013.


Rolls-Royce Phantom EWB mang biển số đẹp nay đã đổi sang màu đỏ để hợp phong thủy gia chủ.
Thời điểm đó, đây là chiếc Phantom thứ 2 tại Việt Nam sau chiếc đầu tiên được nhập khẩu về nước vào năm 2009. Tại thị trường Việt Nam, Phantom được phân phối chính hãng với mức giá từ 25 đến 30 tỷ đồng. Với những chiếc đã qua sử dụng có tuổi đời khoảng chục năm hiện có giá trên 10 tỷ đồng.
Rolls-Royce Phantom nặng 2,6 tấn, sử dụng khối động cơ V12, dung tích 6,75 lít, sản sinh công suất tối đa 453 mã lực ở vòng tua máy 5.350 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 720 Nm ở vòng tua 3.500 vòng/phút. Hộp số tự động 6 cấp và có tốc tối đa 250 km/h.
Ban đầu chiếc Rolls-Royce Phantom của gia đình bà Phương Hằng có màu ngoại thất đen huyền bí nhưng sau một thời gian sử dụng, đã chuyển sang màu đỏ tươi nổi bật mà theo nhiều người cho rằng để hợp phong thuỷ của người chồng hơn.
Điểm độc đáo nhất của chiếc Rolls-Royce Phantom này có lẽ đến từ biển số "cực độc" "00789", không chỉ là số tiến dễ nhớ mà theo quan niệm của người Việt, số 789 có ý nghĩa “ phát –trường cửu”, tượng trưng cho sự phát triển bền vững , không ngừng phất lên như diều gặp gió, mọi thứ đều phát đạt thành công.
Cũng nổi tiếng không kém chiếc Phantom mang biển số 789, bà Phương Hằng còn sở hữu một chiếc siêu sang khác không đụng hàng, đó Bentley Mulsanne EWB.
 |
Bentley Mulsanne EWB 50 tỷ được ông Dũng "lò vôi" tặng bà Nguyễn Phương Hằng |
Năm 2019, dư luận từng xôn xao trước việc ông chủ Đại Nam tặng vợ chiếc Bentley Mulsanne EWB 50 tỷ nhân dịp Tết cổ truyền. Đây cũng là chiếc xe siêu sang Bentley Mulsanne EWB đầu tiên về Việt Nam vào ngày 15/3/2017 tại cảng Hải Phòng theo diện chính hãng.
Chiếc siêu sang Bentley này khác biệt ở chỗ sở hữu màu sơn vàng có tên Julep chỉ dành cho Mulsanne thế hệ mới. Bên cạnh màu hiếm thì lưới tản nhiệt màu tối, bộ mâm độ tối màu càng làm tôn lên màu sơn ngoại thất đặc biệt của xe so với những chiếc Mulsanne đã từng về Việt Nam.
Bên trong của Bentley Mulsanne EWB này là không gian nội thất đậm chất cổ điển mà theo giới thiệu của hãng siêu sang Anh quốc, hãng đã phải dùng đến da của 17 con bò để bọc toàn bộ nội thất. Sẽ rất khó để tìm thấy những chi tiết bằng nhựa bên trong mẫu xe siêu sang này.
 |
Nội thất đẳng cấp của Bentley Mulsanne EWB. |
Bentley Mulsanne thế hệ mới vẫn sử dụng động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 6,75 lít, sản sinh công suất tối đa 505 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.020Nm. Động cơ kết hợp với hộp số tự động 8 cấp ZF, nhờ đó, chiếc xe siêu sang này dễ dàng tăng tốc từ vị trí xuất phát lên 100 km/h trong vòng 5,1 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 305km/h.
Ngoài cặp đôi siêu sang nổi tiếng trên, gia đình bà Phương Hằng cũng sở hữu nhiều xe sang khác như Rolls-Royce Ghost phiên bản Series II, Bentley Continental GTC, Mercedes-Maybach S600, Toyota Alphard...
Đình Quý(tổng hợp)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

CEO Nguyễn Phương Hằng bỏ Rolls-Royce 30 tỷ, ngồi xế cũ đến Tịnh Thất Bồng Lai
Thay vì dùng siêu sang Rolls-Royce hay Bentley di chuyển đến Tịnh Thất Bồng Lai ở Long An, CEO Nguyễn Phương Hằng đã ngồi trên một chiếc Toyota Alphard đời 2016.
" alt=""/>Cặp đôi Rolls