Có triệu chứng mới cần tầm soát ung thư, người trẻ tuổi không cần tầm soát ung thư, PET/CT là phương pháp tốt nhất giúp tầm soát ung thư,… là những hiểu lầm thường gặp của mọi người về tầm soát ung thư.
|
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
|
Có triệu chứng bất thường mới nên tầm soát ung thư
Nhiều người cho rằng tầm soát ung thư chỉ dành cho những người đang có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Ngược lại, những người khỏe mạnh thì không cần khám tầm soát.
Theo bác sĩ Hương, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi hầu hết các bệnh ung thư giai đoạn đầu thường không có biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng. Chỉ khi khối u phát triển rộng, triệu chứng mới rõ rệt. Tuy nhiên, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn, cơ hội chữa bệnh giảm xuống nhiều lần.
Chính vì vậy, tầm soát ung thư được khuyến khích cho tất cả mọi người, đặc biệt những người trên 40 tuổi hoặc dưới 40 tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ ung thư như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều, gia đình có người mắc bệnh ung thư, mắc các bệnh mãn tính như viêm gan B, C, bị hội chứng đa polyp tuyến,… khi chưa có triệu chứng, nhằm phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm nhất, tăng cơ hội điều trị thành công.
Tầm soát 1 lần/năm thì chắc chắn không bị ung thư
Các chuyên gia khuyến cáo nên tầm soát ung thư định kỳ 1 lần/năm. Nhiều người yên tâm rằng tầm soát như vậy thì chắc chắn không bị ung thư.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hương, đối với những người có kết quả thăm khám bình thường thì bác sĩ thường khuyên 1 năm khám 1 lần, những trường hợp có bất thường thì cần kiểm tra nhiều hơn, chẳng hạn như 6 tháng 1 lần.
Bên cạnh đó, bất kỳ khi nào người bệnh thấy có các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như ho dai dẳng, đau bụng, nổi hạch hoặc u, chảy máu bất thường,… thì nên đi khám ngay chứ không chờ tới 1 năm.
Đã tiêm phòng HPV thì không cần tầm soát UTCTC
Hiện nay có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, được khuyến khích cho trẻ gái và phụ nữ trẻ từ 9-26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Nhiều phụ nữ cho rằng tiêm vắc xin thì sẽ không mắc bệnh, do vậy không cần tầm soát ung thư cổ tử cung nữa.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêm phòng không thay thế việc tầm soát ung thư cổ tử cung, bởi vắc xin chỉ giúp chống lại các loại HPV nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung là 16 và 18 (gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung), ngoài ra nó còn giúp ngừa loại HPV 6 và 11 gây ra mụn cóc sinh dục.
Trong khi đó, có khoảng hơn 13 loại HPV có thể gây ra sự thay đổi của các tế bào ở cổ tử cung, và ung thư cổ tử cung. Ngoài HPV 16, 18, các loại khác cũng gây ung thư cổ tử cung bao gồm: HPV 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68.
Chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện được ung thư
Theo bác sĩ Hương, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư là một phần trong khám tầm soát ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm máu chỉ mang tính gợi ý nhằm phát hiện sớm ung thư, còn để đưa ra kết luận chính xác, cần kết hợp các xét nghiệm khác, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết.

|
Chụp CT là một trong những phương pháp có thể giúp phát hiện sớm ung thư. |
Phụ nữ mang thai thì không bị ung thư
Phụ nữ có thai không được khuyến khích tầm soát ung thư, tuy nhiên bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường thì phải đi khám ngay.
Tất cả phụ nữ đều cần tầm soát ung thư cổ tử cung
Sự thực là chỉ những phụ nữ đã quan hệ tình dục mới nên tầm soát ung thư cổ tử cung. Bởi những người đã quan hệ tình dục có nguy cơ cao nhiễm virus HPV- yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, những người chưa từng quan hệ tình dục thì khả năng này rất thấp.

|
Từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV |
Người trẻ tuổi không cần tầm soát ung thư
Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư cao nhất ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người trẻ tuổi không mắc ung thư. Hiện nay, độ tuổi mắc ung thư đang ngày càng hạ thấp, vì vậy những người trẻ tuổi không nên chủ quan với sức khỏe của chính mình.
PET/CT là phương pháp tốt nhất để tầm soát ung thư
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET/CT) là thiết bị y khoa hạt nhân áp dụng công nghệ kết hợp giữa máy PET và máy CT. Thiết bị này giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm, ngoài ra, nó còn giúp tìm kiếm vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, đánh giá hiệu quả điều trị và đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Có nhiều người cho rằng PET/CT mới chính là phương pháp tầm soát ung thư toàn thân tốt nhất.
Tuy nhiên, bác sĩ Hương cho rằng, mặc dù không thể phủ nhận ưu điểm của PET/CT, song không thể coi đây là phương pháp tầm soát ung thư, bởi chi phí quá tốn kém, trên 20 triệu đồng/ lần chụp. Hơn nữa, chụp PET/CT có thể gây hại cho cơ thể nếu như chụp thường xuyên, chính vì vậy phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư, tăng hiệu quả điều trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói tầm soát ung thư, phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh viện đã trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại bậc nhất giúp tầm soát ung thư hiệu quả. Khi phát hiện ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, người bệnh sẽ được hội chẩn với chuyên gia từ Singapore tại Bệnh viện Thu Cúc.
Để được tư vấn và đặt lịch các gói tầm soát ung thư, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Đặt khám tầm soát ung thư: 1900 55 88 96/ Hotline: 0904.970.909
Tư vấn điều trị với bác sĩ Singapore: 0907.245.888
Email: [email protected]
Website: ungbuouvietnam.com
Minh Tuấn
" alt=""/>8 hiểu lầm tai hại về tầm soát ung thư
 với tỉnh Hậu Giang diễn ra chiều 25/6 đã nêu ra nhiều vấn đề thiết thực. </p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Buổi làm việc diễn ra chiều 25/6. |
Ứng dụng CNTT "còn khiêm tốn"
Lãnh đạo Hậu Giang nhìn nhận tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực còn khiêm tốn.
Mục tiêu của tỉnh là xây dựng một chính quyền điện tử hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế xanh, bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và phấn đấu trở thành nơi đáng sống trong vùng.
 |
Lãnh đạo các sở, ban ngành của Hậu Giang đã đặt nhiều câu hỏi, thắc mắc ở lĩnh vực thông tin truyền thông, chuyển đổi số... |
Tại buổi làm việc, Hậu Giang đã đề xuất Bộ TT&TT ưu tiên lựa chọn tỉnh trở thành địa phương thí điểm áp dụng các chương trình, đề án chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử… của Bộ; Hỗ trợ tỉnh xây dựng đề án Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh; hỗ trợ xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp.
 |
Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã giải đáp tất cả những câu hỏi, thắc mắc của các sở ban ngành Hậu Giang |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong được hỗ trợ các vấn đề như: phòng họp không giấy, hỗ trợ đưa các hội nghị trực tuyến về đến xã, phường trong tỉnh, hỗ trợ cấp wifi miễn phí ở các điểm công cộng...
Tại buổi làm việc, đoàn công tác Bộ TT&TT đã trực tiếp giải đáp tất cả các thắc mắc, kiến nghị và câu hỏi từ các cơ quan ban ngành của tỉnh.
Ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nêu những định hướng phát triển lĩnh vực thông tin và truyền thông của Hậu Giang trong giai đoạn sắp tới.
Theo đó, lĩnh vực bưu chính sẽ có hạ tầng mới phục vụ các ngành logistics, thương mại điện tử…Tỉnh tiếp tục triển khai quyết định 45 về bưu chính công ích, hỗ trợ bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công; đồng thời đẩy mạnh bưu chính để quảng bá sản phẩm của địa phương.
Ở lĩnh vực viễn thông, sẽ hoàn thiện chính sách về hạ tầng; nâng cao độ phủ và chất lượng hạ tầng viễn thông. Ở lĩnh vực ứng dụng CNTT sẽ chú trọng nâng cao hiệu quả ứng dụng trong nội bộ cơ quan nhà nước, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến…
Còn lĩnh vực phát triển an toàn, an ninh mạng thì sẽ hoàn thiện mô hình đảm bảo an toàn thông tin (mô hình 4 lớp). Ở lĩnh vực ICT, Hậu Giang sẽ tham gia chuỗi các khu CNTT tập trung để trở thành và phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh thông tin chính thống về Hậu Giang để chiếm lĩnh không gian báo chí cũng như rà quét thông tin xấu độc về địa phương.
Tham gia cùng đoàn công tác, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có những đề xuất hỗ trợ, hợp tác với tỉnh. Đại diện VNPT hứa sẽ có giải pháp hỗ trợ Hậu Giang về việc đưa hội nghị trực tuyến về tới tận xã, phường của tỉnh với mức giá ưu đãi.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại buổi làm việc |
Hậu Giang cần cụ thể hóa mục tiêu phát triển TT&TT
Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Hậu Giang có các mục tiêu cần hướng tới để thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực TT&TT.
Chẳng hạn như đặt ra mục tiêu mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh - công cụ thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến và thương mại điện tử. Tiếp theo, mỗi hộ gia đình cần có một đường truyền cáp quang, một mã bưu chính.
Bộ trưởng Hùng cũng đề xuất Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng CNTT để 100% dịch vụ công trực tuyến tại địa phương đạt cấp độ 4. Theo ông, điều này làm được hay không "hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu tỉnh".
Mục tiêu tiếp theo là hệ thống CNTT phải được bảo vệ 4 lớp, tất cả khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phủ sóng 5G, chậm nhất là vào năm 2021; Phát triển khoảng 700 doanh nghiệp công nghệ số.
 |
Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Lữ Văn Hùng phát biểu tại hội nghị. |
Tỉnh cũng nên tăng cường thông tin tuyên truyền qua báo chí, các mạng viễn thông, mạng xã hội, đặc biệt là các mạng xã hội Việt Nam, qua hệ thống loa xã, phường kiểu mới.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cần giao thêm nhiều nhiệm vụ cho Sở TT&TT.
 |
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ TT&TT và UBND tỉnh Hậu Giang đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác về phát triển TT&TT |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Hậu Giang có một nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số; lãnh đạo tỉnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động hàng ngày.
Người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh: Định hướng về phát triển CNTT, chiến lược chuyển đổi số, các vấn đề về quy hoạch hay lập kế hoạch năm và những vấn đề khác, giả sử tỉnh khó thì "đẩy" lên Bộ.
"Những cái này thì Bộ làm được, do làm thạo tay, làm nhiều rồi và làm rất tốt. Việc gì khó với tỉnh thì không khó với Bộ. Việc gì Bộ khó thì chắc tỉnh không khó. Bộ sinh ra là để phục vụ tỉnh".
Hoài Thanh
" alt=""/>Bộ trưởng TT&TT 'mời' Hậu Giang đẩy việc khó lên Bộ