![]() |
Lukaku là bản hợp đồng thất bại của Chelsea cho tới lúc này |
Chân sút 28 tuổi mới chỉ ghi được 5 bàn sau 17 trận ở Premier League. Vừa rồi, Lukaku còn lập kỷ lục kém chưa từng có ở giải đấu này: chỉ có 7 lần chạm bóng trong suốt 90 phút Chelsea 1-0 Crystal Palace.
Sau đó, HLV Thomas Tuchel lấy lý do trông Lukaku có vẻ mệt và kiệt sực, loại khỏi đội hình xuất phát Chelsea2-0 Lille, lượt đi vòng 16 đội Champions League, thay bằng Kai Havertz.
Kết quả, học trò đồng hương ghi bàn từ rất sớm (phút thứ 8) giúp đội nhà thắng dễ 2-0.
Nhà cầm quân người Đức được cựu hậu vệ Chelsea, Glen Johnson khuyên tiếp tục dùng Kai Havertz cho chung kết League Cup đấu Liverpool lúc 23h30 ngày 27/2.
“Tôi nghĩ Chelsea thật sai lầm khi ký hợp đồng với Lukaku với giá 100 triệu bảng hoặc bất cứ giá nào.
![]() |
Thomas Tuchel được khuyên tiếp tục loại Lukaku, để Kai Havertz đá chính ở Chelsea gặp Liverpool, chung kết League Cup đêm mai |
Cậu ấy là một cầu thủ giỏi nhưng theo tôi Premier League ‘quá nhanh’ với Lukaku. Với hình thể to lớn, Lukaku không di chuyển nhanh chóng được.
Nếu là Tuchel, tôi sẽ để Kai Havertz đá chính Chelsea chiến Liverpool ở chung kết League Cup. Trông họ lợi hại hơn rất nhiều khi chơi với một số 9 ảo”.
Lukaku từng gây ồn ào trong một cuộc phỏng vấn, tuyên bố không hài lòng ở Chelsea, chê chiến thuật Thomas Tuchel và mong được trở lại Inter Milan. Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện với HLV Tuchel, tiền đạo này phải lên tiếng xin lỗi công khai và hứa lấy công chuộc tội.
Lãnh đạo Chelsea được cho hoàn toàn đứng về phía Thomas Tuchel, hài lòng với cách giải quyết của chiến lược gia người Đức.
L.H
Thomas Tuchel gạt Romelu Lukaku khỏi đội hình xuất phát trận Chelsea thắng dễ Lille 2-0, lượt đi vòng 16 đội Champions League.
" alt=""/>Chelsea vs Liverpool chung kết League Cup dùng Lukaku là thuaDưới đây là bài viết của anh Nguyễn Văn Lực.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 (Ảnh Phạm Hải) |
Trước các luồng ý kiến khác nhau, ngày 17/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết “Trong điều kiện hiện nay, kỳ thi THPT quốc gia vẫn sẽ được giữ ổn định như năm 2019. Kết quả kỳ thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương và làm cơ sở tuyển sinh đại học, tuyển vào trường nghề”.
Như vậy, kỳ thi THPT quốc gia sẽ vẫn được diễn ra “bình thường” theo kế hoạch của Bộ. Với khung điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học (lần hai) của Bộ, kết thúc năm học vào ngày 15/7 và thi THPT quốc gia vào ngày 8-11/8.
Tuy nhiên, cá nhân tôi là một giáo viên dạy Lịch sử, xin được chia sẻ ý kiến về vấn đề này như sau:
Về mặt lịch sử, năm học 2019-2020 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đang diễn biết hết sức phức tạp hiện nay và cũng chưa nói trước được khi nào dịch bệnh kết thúc. Việc Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học là phù hợp với tình hình dịch bệnh, giành quyền chủ động trong chiến dịch chống dich bệnh là cần thiết.
Nhưng theo tôi, khi nào dịch bệnh kết thúc và học sinh trở lại học bình thường, lúc này căn cứ vào tình hình học tập của học sinh, thời gian thực học, điều kiện đảm bảo tốt… Bộ mới nên chốt thời gian thi THPT quốc gia (nếu tổ chức thi như quan điểm của Bộ) thì hợp lý hơn. Làm như vậy để tránh phải điều chỉnh nhiều lần khung thời gian năm học gây tâm lý lo lắng, bất ổn cho học sinh, phụ huynh.
Tuy nhiên, nếu trường hợp dịch bệnh kéo dài, học sinh nghỉ học đến hết tháng tư hoặc sang tháng năm thì liệu có thể tổ chức thi được hay không là điều Bộ phải tính đến?
Về mặt kiến thức, không nhất thiết học sinh khối lớp 12 phải hoàn thành chương trình mới được thi hoặc xét tốt nghiệp THPT. Bởi vì cần căn cứ vào tình hình thực tế (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…) - tình trạng đất nước có dịch “chống dịch như chống giặc” - để Chính phủ quyết định thi hay xét, có giảm bớt môn thi hay không.
Nếu xét tốt nghiệp THPT, chỉ cần dựa vào năm học kỳ học sinh khối lớp 12 đã hoàn thành để xét là tương đối đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng cần thiết để học sinh vào học cao đẳng hay đại học rồi.
Còn nếu thi thì cũng dựa vào kiến thức học sinh lớp 12 thực tế đã học để Bộ thiết lập đề thi có giới hạn (giảm tải) sao cho phù với với học sinh là được. Thậm chí, có thể hoãn chương trình của học kỳ II cũng như việc thi cử sang năm học sau tùy vào tình hình của dịch bệnh. Việc này giống như thời kỳ đất nước có chiến tranh, học sinh sinh viên phải tạm gác bút nghiên lên đường chiến đấu chống quân thù. “Hòa bình” lập lại mới tiếp tục việc học hành, thi cử cũng phải chấp nhận.
Về xã hội, để tạo được sự đồng thuận của người dân trong tình hình dịch bệnh, hiện nay, Bộ GD-ĐT nên lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân để quyết định việc thi hay xét, phương thức, số môn thi… nhằm tạo tâm lý an tâm, an toàn cho mọi người là việc cần nên làm bởi điều này liên quan đến quyền lợi của hàng triệu hoc sinh trong cả nước.
Với những phân tích trên, mong được sự chia sẻ của thầy cô giáo, nhất là phụ huynh, học sinh… nhằm tìm ra giải pháp hợp lý, khả thi nhất trước những lo lắng của xã hội về việc nên thi hay xét tốt nghiệp THPT như hiện nay.
Nguyễn Văn Lực (Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn sớm hoàn thành xây dựng đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 cho tất cả các môn theo hướng tính toán cân đối lượng kiến thức sao cho phù hợp.
" alt=""/>Khi nào học sinh đi học bình thường sau ghỉ covidĐược cán bộ dẫn đường, chúng tôi tìm đến bản Vàng Pheo, xã Mường So. Cán bộ cho biết, hoàn cảnh của chị Hằng rất éo le, mọi người quanh đây ai cũng thương. Mẹ chồng chị mất sớm, bố chồng tuổi già ốm yếu, quanh năm đi bệnh viện. Vừa qua chị Hằng phát hiện mắc phải căn bệnh ung thư vú quái ác.
![]() |
Chị Tao Thị Hằng nằm liệt giường khi mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối |
Trong căn nhà nhỏ chỉ rộng chừng 30m2 dựng bằng những chiếc ván gỗ tạm bợ và đất, không hiện hữu bất cứ một đồ vật giá trị, trước mắt chúng tôi chỉ có bộ bàn ghế cũ và chiếc giường chị Hằng đang nằm. Chồng chị, anh Mào Văn Định đang ở bệnh viện tỉnh chăm sóc bố. Thấy có khách, cô Vàng Thị Duyên, mẹ đẻ chị đứng dậy ra đón.
Biết có người đến thăm, chị Hằng tỏ ý muốn ngồi dậy nhưng có lẽ vì cơ thể quá đau đớn, chị đành nằm đó nhướng đôi mắt mệt mỏi lên tỏ ý chào. Cô Duyên đứng bên lén lấy tay quệt nước mắt.
Bằng giọng nghẹn ngào, cô Duyên chậm chạp kể, từ ngày phát bệnh, con gái cô chỉ lên bệnh viện tỉnh một lần duy nhất rồi xin về uống thuốc cầm cự. Căn bệnh cứ ngày một nặng, chị Hằng dần dà không thể tự đứng dậy đi lại được nữa mà nằm liệt một chỗ. Bởi thế, mẹ đẻ phải đến ở cùng để chăm sóc chị và các cháu.
![]() |
Mọi sinh hoạt của bản thân và các con, chị phải nhờ vào mẹ đẻ |
Đều xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khó, vợ chồng chị Hằng lấy nhau, vốn liếng chỉ có một mảnh ruộng nhỏ là nguồn thu nhập chính. Bản thân anh Định sức khỏe kém, thi thoảng mới đi làm thuê được những việc nhẹ nhàng nên tiền làm ra chỉ đủ lo rau cháo qua ngày và tiền học cho các con. Anh chị có với nhau 2 người con, cháu đầu học lớp 6 còn cậu con trai út vừa vào lớp 1.
Từ ngày vợ đổ bệnh, bố cũng đau ốm liên miên, anh Định chẳng đi làm được ngày nào. Không có tiền, những hôm hết gạo, cả nhà lại ăn sắn thay cơm. Đến nay, cảnh nhà khánh kiệt, chị Hằng chỉ biết cầm cự sự sống của mình bằng nước trắng pha đường và cháo loãng.
Căn nhà hiện đang ở đã xuống cấp nghiêm trọng. Những ngày mưa gió, trong nhà dột ướt sũng không khác gì ngoài trời. Chị Hằng nằm trên giường phải phủ một tấm vải mưa cho đỡ ướt. Bọn trẻ ôm chặt lấy nhau, khóc thút thít sợ hãi. Lần nào mưa, chúng cũng ốm, sốt vì lạnh.
Ông Vương Biên Thùy, phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Gia đình anh Định, chị Hằng thuộc vào diện đặc biệt khó khăn ở địa phương. Bố bệnh, vợ bệnh, chồng sức khỏe kém nên thu nhập gần như không có. Qua các phương tiện truyền thông, báo đài, rất mong hoàn cảnh anh chị được mọi người quan tâm, giúp đỡ”.
![]() |
Căn nhà cũ kỹ, tối tăm là nơi cư trú của gia đình nghèo bệnh tật này |
Căn bệnh ung thư vú mà chị Hằng đang mắc đã chuyển sang giai đoạn cuối, tính mạng dần cận kề với cái chết. Điều khiến chị trăn trở là sau này các con sẽ sống thế nào, liệu có phải bỏ học giữa chừng? Cuộc đời cha mẹ đã khổ, chị chỉ mong con cái thoát được cảnh bần hàn.
Trong căn phòng tối tăm, ẩm thấp, cơ thể chỉ còn da bọc xương, chị cố vươn cánh tay đưa về phía chúng tôi nhưng muốn cầu xin nhưng rồi bất lực đành buông thõng xuống. Lấy hết sức, chị thều thào: “Xin các chú, các bác giúp lấy mấy đứa nhỏ. Chúng còn nhỏ quá…”.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Mào Văn Định, bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. SĐT 0365937930 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.084 (chị Tao Thị Hằng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436 |
Nghe câu gọi thất thanh của đứa cháu ngoại, tim bà như thắt lại. Bà bảo dù thế nào, bà cũng sẽ cố lo cho cháu cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay.
" alt=""/>Xót xa người phụ nữ nghèo ăn cháo loãng chống chọi với bệnh ung thư vú