- Đối với các chàng yêu thích làm đẹp kiểu tóc xoăn nhẹ lịch lãm thì chắc chắn sẽ thích thú với các mẫu tóc mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
- Đối với các chàng yêu thích làm đẹp kiểu tóc xoăn nhẹ lịch lãm thì chắc chắn sẽ thích thú với các mẫu tóc mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mỗi lần Nhã hẹn Phương Anh ở đâu, Trai đều biết và xuất hiện, làm "kỳ đà cản mũi". Câu chuyện nhẹ nhàng, không nặng yếu tố đấu đá kịch tính, tiêu cực.
Hai MV được quay tại Đà Lạt. Diễn viên Ngọc Trai vui khi nhận lời mời từ Lân Nhã. Hai người từng đóng chung phim Những nụ hôn rực rỡ, đến nay 14 năm mới có dịp diễn xuất cùng nhau.
Diễn viên Tuyết Anh - vai Phương Anh - là "tân binh" làng phim, có vẻ đẹp nhẹ nhàng. Cô vào vai một cô gái có ngoại hình cá tính đối lập nội tâm nhiều vết sẹo từ gia đình.
Đáng lưu ý, BTV Diệp Chi cũng tham gia diễn xuất với vai phát thanh viên - người mời nhân vật Nhã tham gia một chương trình phát sóng trực tiếp. Nhờ cơ duyên đó, Nhã và Phương Anh kết nối lại sau 35 năm.
Trong MV Thời gian nào phai dấu, phân cảnh của Diệp Chi không nhiều vẫn để lại ấn tượng nhờ giọng đọc truyền cảm "thương hiệu" ngoài đời.
Trước đó, Lân Nhã từng phát hành podcast Những lời thương gửi muộndo BTV Diệp Chi dẫn dắt. Lần đầu, khán giả biết về tình bạn đẹp, gắn bó lâu năm giữa cả hai.
Sau 2 MV này, Lân Nhã dự tính phát hành MV thứ 3 Mãi yêu mình em khoảng cuối tháng 10, "bật mí" sẽ nhảy trong sản phẩm này.
Đầu năm 2025, anh sẽ chính thức ra mắt album thứ 3 đồng thời tổ chức liveshow ở 3 thành phố lớn.
Trích MV "Thời gian nào phai dấu"
“Máy điều hòa” tự nhiên
Giữa trưa nắng nóng, ông Trần Kim Long (SN 1959, quận 8, TP.HCM) không ở trong nhà. Ông ra mái hiên được che tạm bằng bạt, tôn cũ mắc võng nằm nghỉ trưa.
Không cần bật quạt điện, máy điều hòa, nơi ông nằm vẫn mát mẻ, dễ chịu nhờ bóng tỏa ra từ 4 cây dừa cao vút. Số cây dừa này mọc lên từ bên trong căn nhà rộng khoảng 3m, dài 16m được lợp, quây tạm bằng tôn cũ của ông Long.
Chúng mọc giữa nhà, thân lớn đâm xuyên qua mái tôn, vươn cao lên trời xanh. Những tàu dừa xanh cong vút tạo bóng râm cho toàn bộ căn nhà.
Bốn cây dừa trên được ông Long trồng từ khi ông bước qua tuổi 30. Trước đây, khu vực ông sinh sống không có cây xanh. Vì thế, mùa nắng, căn nhà nhỏ quây bằng tôn nằm vắt lên mé con kênh Đôi cứ như cái lò hơi.
Thấy vậy, ông Long quyết định trồng 4 cây dừa xiêm vào giữa nhà để lấy bóng mát. Vì gần kênh, dừa đủ nước để sinh trưởng, phát triển. Ông Long hầu như không phải chăm sóc.
Sau ít năm, dừa đã cao quá đầu người rồi vươn khỏi mái nhà, tỏa bóng mát. Ông Long kể: “4 cây dừa lớn gần như bằng nhau nên khi cao hơn mái nhà, nó tỏa bóng mát, che hết căn nhà của tôi.
Lúc đó, gần như nắng trời không thể chiếu thẳng vào mái nhà, nên dù nhà lợp tôn vẫn rất mát mẻ. Hơn thế, khu vực này nhiều gió. Gió thổi từ kênh vào cộng thêm bóng dừa che nắng, nên nhà thấp, chật, lợp tôn mà vẫn mát mẻ, thông thoáng”.
Những năm ấy, bóng râm của 4 cây dừa không chỉ che mát cho gia đình ông Long. Nó còn trở thành nơi hóng gió, nghỉ ngơi của những công nhân làm việc tại kho gạo bên phía đối diện.
Thấy vậy, ông Long mở quán bán nước giải khát. Nhờ bóng mát của 4 cây dừa, quán nước của ông rất đắt khách.
Nhà ông nằm sát bến sông, nơi ghe, thuyền thường xuyên ra vào vận chuyển lúa gạo. Công nhân, chủ ghe, thuyền sau khi bốc, dỡ lúa gạo xong đều đến ngồi dưới bóng mát 4 cây dừa của ông Long nghỉ ngơi. Nhiều người còn nói vui, quán nước của ông có máy điều hòa tự nhiên nên thường xuyên ghé lại uống nước, nghỉ mát.
“Không chỉ cho bóng mát, mấy cây dừa còn cho tôi trái. Khi còn trẻ, cây còn thấp, tôi vẫn trèo lên hái trái đem bán. Trái tuy nhỏ nhưng nước ngọt, mát, uống ngon mà đem nấu ăn cũng tốt nên khách thích lắm”, ông kể.
Sau này, khi thân dừa vươn cao, ông Long không đủ sức trèo lên hái trái mà phải nhờ người quen trèo và chia đôi số dừa hái được cho người này.
Ít năm trở lại đây, ông không thấy người này nữa. Thành thử những trái dừa không được ai hái cứ thế già đi, khô lại rồi rụng xuống mái nhà, ven kênh.
"Vũ khí" chống bão
Sau 30 năm, 4 cây dừa của ông Long đã mọc cao vút. Những tàu dừa không còn gần như phủ trực tiếp lên mái nhà. Tuy vậy, bóng mát vẫn giúp căn nhà của ông tránh được cái nóng gay gắt của TP.HCM.
Ông chia sẻ: “Khí hậu ở đây 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Những năm trước, TP.HCM cũng nắng nóng nhưng không khắc nghiệt như năm nay.
Nếu không có 4 cây dừa cùng mấy cây xanh tỏa bóng mát xung quanh nhà, chắc tôi chịu không nổi. Nhà có máy lạnh, quạt điện nhưng mùa nắng nóng này tôi ít bật vì đã có bóng mát của cây cối, gió trời từ kênh”.
Các cây dừa còn có nhiệm vụ gia cố, giúp căn nhà của ông Long vượt qua mùa mưa bão. Nhà vốn được dựng từ gỗ, lợp mái tôn đơn sơ trên mé kênh.
Những năm mưa bão xưa, dù ông chôn cọc gỗ làm cột nhà, giữ mái tôn nhưng vẫn bị gió mạnh giật tung, nhổ lên. Thấy 4 cây dừa mọc cao, thân to, gốc lớn, ông quyết định biến chúng thành cột nhà.
Ông dùng đinh lớn đóng các cây gỗ trên mái nhà vào thân 4 cây dừa. Bằng cách này, mỗi khi mưa bão, mái nhà không còn bị gió lật lên, cuốn đi. Thay vào đó, mái nhà “chỉ rung rinh theo nhịp rung lắc của mấy cây dừa khi bị gió bạt”.
Đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, thế nên dẫu nhà chật hẹp, ông Long vẫn không thấy phiền hà.
Ông cũng chấp nhận việc vào mùa mưa, nước theo thân dừa chảy vào nhà gây ẩm mốc. Để hạn chế mưa dột theo thân dừa, ông dùng bao, bạt bọc chúng lại.
Sau đại dịch Covid-19, quán giải khát dưới bóng dừa của ông Long vắng khách. Không thể cầm cự, ông đành phải đóng cửa. Ông cũng không hái dừa tươi trên những cây dừa mọc giữa nhà để bán nữa.
Dẫu vậy, chưa bao giờ ông có ý định đốn hạ bất cứ cây dừa nào mình đã tự tay trồng. Ông tâm sự: “4 cây dừa đã gắn bó với gia đình tôi 30 năm nay. Không riêng gì tôi mà mọi người trong nhà ít nhiều đều có bao kỷ niệm với chúng”.
Trong vòng khoảng chục giây anh Núi có thể leo lên cây dừa 10m và sau đó cũng lộn xuống rất nhanh với tư thế rất "độc, lạ". Không những thế "thánh" leo dừa còn lột dừa khô bằng răng rất nhanh.
" alt=""/>Trồng 4 cây dừa giữa nhà, ông lão ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 nămThật may mắn khi chúng ta đã thoát khỏi tư duy bảo hộ đó trong luật doanh nghiệp. Ngày nay, có thể chấp nhận với nhau rằng kinh doanh tốt không nhất thiết phải là kết quả của việc có bằng cấp, hay đủ vốn. Những người làm chính sách đã thay đổi tư duy từ nhà nước bảo hộ mọi thứ, sang vai trò hậu kiểm và phân xử khi có vi phạm, tranh chấp. "Giấy phép" doanh nghiệp năm nào trở thành "giấy chứng nhận". Tuy thỉnh thoảng vẫn có những tình huống "bỏ lọt" gây bức xúc, nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam không vì thế mà chậm phát triển. Tư duy hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, xã hội chính là tiền đề cho bất kỳ đề án tinh gọn bộ máy nhà nước nào.
"Tinh gọn bộ máy nhà nước" là một xu hướng của thế giới hiện đại. Trước đây, khi dân trí thấp, người dân không đủ nguồn lực để tự đối phó với thiên tai, địch họa, hay sự bất cân xứng về thông tin của thị trường, thì nhà nước được xem như giải pháp để bảo vệ người dân trước những khiếm khuyết kể trên. Sự kì vọng đó dẫn đến việc nhà nước buộc lòng phải "to" và bảo hộ nhiều thứ, dần trở nên cồng kềnh.
Tuy nhiên, các giải pháp do nhà nước đưa ra trên thực tế không phải lúc nào cũng là tối ưu. Giải pháp xã hội, thị trường luôn được đánh giá là có sự sáng tạo hơn, vì nó gắn liền với động lực của những chủ thể thụ hưởng trực tiếp. Đó chính là lý do mà Việt Nam đã từ bỏ "bao cấp" để thử nghiệm thành công mô hình kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước. Đó cũng là lý do mà Việt Nam tiến hành đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm biên chế, cổ phần hóa trước đây. Gần đây nhất, đó cũng là động lực để Việt Nam từ bỏ hàng loạt giấy phép con.
Khi nhà nước không còn cần can thiệp trong mọi việc, tức là vai trò của nhà nước không còn là bảo hộ, thì tất yếu nhà nước không có lý do để cồng kềnh, và việc tinh gọn vì vậy trở nên dễ thuyết phục hơn.
Từ lý luận đó, quá trình "tinh gọn" hiện nay cần được hiểu đúng. Tinh gọn không chỉ có nghĩa là giảm biên chế hay sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan nhà nước. Đây chỉ là các bước thực hiện kết quả của tinh gọn chứ không phải là mục đích cuối cùng. Mục đích của "tinh gọn" phải là để nhà nước năng động hơn và khơi dậy được sức dân. Điều này đặt ra một yêu cầu khác đối với người dân. Những việc trước đây người dân phải chờ đợi đến sự cho phép của nhà nước, nay người dân phải tự sắp xếp và chịu trách nhiệm. Những tranh chấp trước đây thường phải do chính quyền đứng ra hòa giải, nay người dân và xã hội phải tự tìm ra phương pháp giải quyết.
Trong kỷ nguyên "vươn mình", mọi chuyện không thể cứ để nhà nước lo, mà người dân cũng cần phải chung tay, bắt đầu từ việc giải quyết chính vấn đề của mình. Sự giao tiếp của người dân và bộ máy công quyền càng ít, chứng tỏ sự gọn nhẹ của bộ máy, và sự trưởng thành của xã hội. Như một sân bay hiện đại sẽ có đủ bảng chỉ dẫn, rõ ràng, rành mạch để giúp cho du khách đến được nơi mình cần đến mà không cần phải thêm nhân lực, ban bệ hướng dẫn. Khi đó, không chỉ có nhà nước "tinh gọn", mà xã hội và thị trường cũng trơn tru, cởi mở hơn. Việc tinh gọn lúc này sẽ chỉ là một sự thật tất yếu, khách quan cần phải diễn ra.
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nhà nước bỏ mặc dân. Trái lại, nhà nước vẫn ở đó để giúp khắc phục, hạn chế những hậu quả, khiếm khuyết mà thị trường gây ra, trong một chừng mực cho phép. Đó là sự cân bằng giữa tự do và an toàn, giữa bảo hộ và quản lý, và phải tìm cho được điểm cân bằng này.
Tôi nghĩ chiến dịch "tinh gọn" lần này cần phải bắt đầu bằng việc tự định nghĩa lại vai trò của nhà nước trong cuộc sống xã hội. Nếu chúng ta vẫn tin rằng việc gì nhà nước quản lý vẫn hơn, thì sẽ khó có một nhà nước "tinh gọn". Nhưng nếu tin rằng giải quyết vấn đề xã hội không chỉ là trách nhiệm, mà còn là nhu cầu của người dân, thì khi đó chúng ta sẽ thoải mái hơn với một chính quyền tinh anh và gọn nhẹ.
Lê Nguyễn Duy Hậu
" alt=""/>Điểm cân bằng của 'tinh gọn'