Mùi mẫn với bồ, ngậm bồ hòn với vợ
Lấy chồng, chị tưởng sẽ hạnh phúc viên mãn vì đó là cuộc tình đầu tiên của chị, cũng là cuộc tình cuối cùng vì đã kết thúc bằng một đám cưới hạnh phúc. Chồng chị thương yêu, chiều chuộng chị hết lòng suốt mấy năm qua dù chị mới chỉ sinh được hai cô công chúa. Chưa bao giờ chồng phàn nàn về chuyện sinh con trai con gái, chị thấy hạnh phúc vì điều đó.
Vậy mà một ngày, chị phát hiện ra chồng ngoại tình. Dù chị cũng đã gặp quá nhiều trường hợp như thế, cũng nghe nhiều người than phiền về chuyện chồng có người này người khác, nhưng chưa bao giờ chị nghĩ đó là người trong gia đình mình. Thế nên, chuyện ngoại tình của chồng là một cú sốc lớn đối với chị.
Tình cờ một ngày chị đọc được tin nhắn trong điện thoại của chồng, đó là cái điện thoại riêng chị chưa từng nhìn thấy, chồng chị luôn để chế độ im lặng và giấu trong cốp xe hoặc túi xách. Tin nhắn mùi mẫn, ngọt ngào giống như của cặp đôi đang yêu nhau, thật lãng mạn tình cảm. Dù yêu chị nhưng từ ngày lấy chị, anh chưa từng dành cho chị những lời ngọt ngào và sự lãng mạn như thế.
Chị biết, anh cũng thương yêu chị nhưng cách thể hiện của anh hoàn toàn khác. Chị rõ ràng mọi chuyện, một cuộc nói chuyện thẳng thắn với chồng. Tính chị là thế, chị không thích chuyện gì nhập nhằng, cũng không thích cái gì cứ mơ hồ, chị cần làm rõ.
Anh trả lời chị dõng dạc rằng anh có bồ được 3 năm, đó là thời gian sau khi anh chị cưới được 2 năm. Cuộc hôn nhân tưởng chừng như hạnh phúc đó lại bị xen ngang bởi một kẻ giấu mặt. Vậy là 3 năm qua anh và người đó đã ân ái mặn nồng không màng tới chị.
![]() |
Chị thực sự sốc khi đọc được những tin nhắn yêu thương chồng gửi cho nhân tình (ảnh minh họa) |
Vậy, những cử chỉ yêu thương anh dành cho chị là gì? Đọc những lời tình tứ yêu đương đó mà chị rùng mình, không tin đây là chồng chị.
Khi ả nhân tình đòi tiền bồi thường
2 tháng sau, một người đàn bà lạ mặt đến gõ cửa nhà anh chị. Chị đoán được ra người đó vì hình dáng ấy chị đã được nhìn trong điện thoại của anh. Trước đó, khi mọi chuyện bại lộ, chị đòi ly hôn hoặc là anh chọn chị hoặc là cô ta.
Anh nói cho anh thêm thời gian để dàn xếp. Dù không muốn chấp nhận chuyện này nhưng còn 2 con nhỏ, chị không muốn các con phải khổ. Và có lẽ, thời gian anh cần chính là 2 tháng qua để giải quyết với người phụ nữ ấy.
Cô ta tới đòi tiền bồi thường, xông thẳng vào nhà không thèm chào chị, nói giọng rất ngỗ ngược: "Chồng chị ngoại tình với tôi 3 năm qua, tôi mất công chăm sóc, cung phụng còn cơm nước cho anh ta ăn, giờ anh ta nói bỏ tôi về với chị. Tôi đồng ý, vì tôi cũng chẳng còn thiết tha gì kiểu người vô ơn đó nữa. Nhưng chị đưa cho tôi 100 triệu đồng, tôi sẽ đi ngay".
Nói rồi, cô ta gọi với chồng chị xuống vì đoán được anh đang ở trên nhà. Cô ta còn nói, nếu không đư a tiền thì sẽ đến tận nhà bố mẹ của chị, của chồng chị, thậm chí là cả cơ quan để tung tin này. Chồng chị làm cơ quan Nhà nước nên việc giữ thể diện danh dự rất quan trọng, còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ và quyền hành. Nếu chuyện tới tai bố mẹ, chắc ông bà sẽ sốc lắm, rồi còn các con chị nữa, các cháu sẽ khổ sở vì chuyện của bố mẹ.
Chị không muốn làm to chuyện này nhưng số tiền ấy thì làm sao đưa được. Ở đâu ra cái chuyện ngoại tình lại phải bồi thường? Anh ngoại tình, cô ta cũng ngoại tình, cả hai đều thỏa mãn, cớ gì anh phải đưa tiền cho cô ta. Mà bao nhiêu năm qua, đâu chỉ có mình chị ta chăm sóc chồng, mà chắc chắn chồng cũng đưa tiền cho cô ta nhiều nhiều, và thường xuyên mua sắm quà cáp cho cô ta. Vậy mà còn đánh ghen kiểu này.
Hiện tại, chị chưa tìm ra cách gì để giải quyết, đúng là oan gia. Tại sao đàn ông tham lam, tại sao đàn ông luôn đòi hỏi, hám của lạ. Vậy tại sao đàn ông không chịu trách nhiệm về những chuyện này mà lại để cho người làm vợ như chị phải đau lòng
(Theo Đời sống & Pháp luật)
" alt=""/>Kẻ “giật chồng” tới nhà đòi phí... ngoại tìnhTôi và bạn gái yêu nhau năm nay là năm thứ 7. Dự định 28/4 sẽ ăn hỏi và cưới vào ngày 30/4. Nhưng gần đây giữa hai chúng tôi xảy ra xích mích và có khả năng sẽ hủy hôn mặc dù ngày cưới đã định. Mọi chuyện cũng chỉ vì cô ấy ra điều kiện rằng sau khi thành vợ chồng, tiền nong tôi làm được bao nhiêu phải đưa hết cho cô ấy quản lý.
Sau khi cô ấy đưa ra điều kiện, chúng tôi tranh luận gay gắt. Mặc cho tôi liệt kê ra những khoản chi tiêu phát sinh không chủ động như thăm người ốm, hỏng xe hay gặp gỡ bạn bè… cô ấy vẫn nhất quyết không chịu. Đã vậy còn chụp mũ nói tôi tiêu xài hoang phí và đúc kết bằng một triết lí: “Đàn ông hư hỏng chưa chắc đã có tiền, còn đàn ông cầm tiền chắc chắn sẽ hư hỏng”.
Quan niệm của tôi thì tiền của ai người ấy giữ và chi tiêu chung. Thu nhập của tôi cao hơn cô ấy nên nếu cô ấy thiếu tôi sẽ bù vào. Thuyết phục đến mỏi miệng mà nàng vẫn cứ kiên quyết không chịu, đã thế còn giận dỗi nói không chấp nhận điều kiện đơn giản ấy thì sẽ hủy đám cưới.
![]() |
Ảnh: Internet |
Tôi nghĩ mà uất ức. Không hiểu sao phụ nữ thay đổi nhanh đến vậy. Yêu nhau bao năm cô ấy không hề đòi hỏi gì chuyện tiền nong, đi ăn cô ấy còn giành để trả tiền. Vậy mà sắp làm vợ đã thay đổi ngay lập tức.
Nghe xong chuyện tôi kể, mấy anh đồng nghiệp anh nào cũng khuyên can tôi đừng nghe vợ xúi dại mà hối hận cả đời. Các anh bảo “vợ nào chẳng thế, yêu thì thỏ thẻ chứ cưới rồi mới lộ bản chất. Tiền chồng cày cã kiếm được mà lúc nào cũng đòi quản lý. Và khuyên tôi đừng đi vào vết xe đổ của các anh, bởi để vợ cầm tiền là coi như mình bị cầm tù. Cần tiêu gì cũng phải mở miệng ra xin như xin mẹ, nhục nhã lắm.
Ngẫm thấy cũng đúng, trước ở nhà thì phụ thuộc vào bố mẹ, đi làm thì chờ lương thủ quỹ. Được đồng tiền cầm tay tưởng được tiêu pha tự do thì lại bị vợ đòi giữ hết. Nhiều lúc tôi nghĩ mình lấy vợ để về có người cùng chia sẻ, để được chăm sóc chứ vợ kiểu này, có khác gì rước… thêm một bà mẹ về để quản mình. Nhưng giờ mà không chấp nhận điều kiện cô ấy đưa ra, tôi sợ nàng sẽ hủy hôn thật thì tôi không biết ăn nói sao với bố mẹ họ hàng.
Các anh chị đã có kinh nghiệm về hôn nhân và chuyện tiền nong trong gia đình xin hãy giúp cho tôi một lời khuyên. Chồng có nên nộp hết tiền cho vợ giữ hay không?
Độc giả Quang Đại(tranquang…@gmail.com)
" alt=""/>Có nên hủy hôn vì vợ sắp cưới khăng khăng đòi giữ tiềnNhân viên giao hàng Nhật Bản (44 tuổi), người từ chối tiết lộ họ tên, nói với Mainichirằng anh bắt đầu làm việc lúc 9h và không ngừng nghỉ trong suốt 13 tiếng qua.
Bữa trưa với shipper này là một chiếc bánh ngọt. Anh ăn ngay trên xe trong vòng 5 phút.
Tài xế đến từ Yokohama nói rằng anh làm việc quá sức và bắt đầu thấy khủng hoảng từ hồi tháng 9. "Tôi phải lái xe liên tục. Nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi có thể gây ra tai nạn hoặc ngã xe. Những gói hàng này có thể giết chết tôi".
![]() |
Nhiều shipper kiệt sức vì làm hơn 12 giờ/ngày. Ảnh: Japan Times. |
Bị đẩy đến giới hạn
Tháng 11/2017, người đàn ông này đã ký hợp đồng với một công ty chuyển phát do Amazon Japan GK thầu phụ để giao các gói hàng.
Lương khởi điểm của tài xế là khoảng 180.000 yen. Số tiền không đủ trang trải chi phí sinh hoạt, nên anh phải liên tục vay mượn. Tổng số nợ hiện lên tới 1,8 triệu yen.
Vì muốn tăng thêm thu nhập, người này bắt đầu kinh doanh riêng với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ giao hàng hay còn gọi là tài xế giao hàng tự do.
Với tài xế giao hàng tự do, họ phải tự chuẩn bị phương tiện giao hàng cũng như tự trả tiền xăng và các chi phí khác.
![]() |
Trong mùa dịch, nhiều shipper cảm thấy không được trả công xứng đáng. Ảnh: Nikkei. |
Tài xế đến nhà kho của công ty giao hàng theo hợp đồng lúc 8 giờ, 5 ngày/tuần. Chiếc xe tải nhỏ luôn chất đầy những gói hàng cần được giao vào ngày hôm đó.
Anh được trả 17.000 yen/ngày, bất kể số lượng kiện hàng có thể giao là bao nhiêu. Thu nhập hàng tháng khoảng 350.000 yen. Sau khi trừ tiền xăng và các chi phí khác, tài xế còn khoảng 200.000 yen.
"Tôi còn nợ 1 triệu yen và đang trả khoảng 50.000 yen/tháng, vì vậy cuộc sống rất khó khăn. Tôi muốn kết hôn, nhưng không có tiền. Tôi cũng không thể gặp gỡ ai đó vì nơi làm việc toàn là đàn ông".
Ngoài ra, trong thời kỳ dịch bệnh, số lượng các gói hàng tăng lên đáng kể. Đầu năm ngoái, mỗi ngày tài xế giao khoảng 110 gói hàng, nhưng từ khoảng tháng 5 năm nay, có lúc con số này đã tăng lên đến hơn 200 gói.
"Tôi cảm thấy như mình đang bị đẩy đến giới hạn. Tiền công mỗi ngày không thay đổi, nhưng số lượng gói hàng đã tăng lên đáng kể".
Giảm lương, sa thải vô lý
Một người đàn ông khác (30 tuổi) sống ở Tokyo cũng đã đăng ký trở thành tài xế giao hàng tự do vào năm 2019.
Anh làm việc 8 tiếng/ngày, chủ yếu từ 7h đến 15h và kiếm được 16.000 yen/ngày. Người này hài lòng với công việc và nghĩ mình có thể giữ nhịp độ làm việc như vậy đồng thời có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, tháng 10/2020, công ty giao hàng đột ngột hủy hợp đồng với anh, gửi email giải thích ngắn gọn: "Chúng tôi đã nhận được nhiều báo cáo từ khách hàng về việc hàng hóa chưa được giao".
Người đàn ông này đã nộp đơn khiếu nại lên công ty, nói rằng anh luôn hoàn thành đơn hàng đúng quy trình, chưa từng gây ra sự cố. Tuy vậy, đến hiện tại, anh chưa nhận được phản hồi từ công ty.
"Tôi cảm thấy rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tôi không thể chấp nhận điều này", tài xế nói.
![]() |
Khoảng 40% tài xế giao hàng ở Nhật từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước. Ảnh: Paolo from Tokyo. |
Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT), số lượng các doanh nghiệp vận tải có động cơ cỡ nhỏ, cung cấp dịch vụ giao hàng bằng ôtô hoặc xe máy khoảng 150.000 vào cuối năm 2016. Nhưng số lượng đã tăng lên, đạt khoảng 177.000 vào cuối tháng 3/2020.
Một quan chức MLIT cho biết: "Khi số lượng doanh nghiệp bán hàng hóa trực tuyến và các dịch vụ khác ngày càng tăng, số lượng tài xế tự do ký hợp đồng với các công ty giao hàng có lẽ cũng đang tăng lên".
Với tư cách là tài xế tự do, những người này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động, quy định về mức lương tối thiểu và giờ làm việc tối đa.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công đoàn vận chuyển hàng hóa Keikamotsu Union có trụ sở tại Yokohama, hơn 25% nhân viên giao hàng tự do làm việc hơn 12 giờ/ngày. Khoảng 40% từng bị công ty đơn phương cắt giảm, thay đổi bất lợi về giá cước.
Hideharu Takahashi, đại diện của công đoàn, cho biết: "Một số công ty viết trong hợp đồng rằng: 'Nếu giao hàng không đúng địa chỉ, tài xế sẽ bị phạt 30.000 yen'. Nhiều người bị sa thải vô lý hoặc bị buộc phải làm điều gì đó bất lợi. Tuy nhiên, nếu tài xế phàn nàn, hợp đồng của họ sẽ bị hủy bỏ hoặc không được giao việc nữa".
Theo Zing
Ban ngày làm lễ tân tại một khách sạn, sau giờ hành chính anh Ân lại khoác lên mình chiếc áo shipper đi giao hàng và giành thời gian tham gia nhóm cứu hộ miễn phí giúp đỡ người bị tai nạn.
" alt=""/>Sự khắc nghiệt của nghề shipper ở Nhật Bản