Trong bộ ảnh, Lương Nguyệt Anh- Lương Hải Yến chọn cho mình những thiết kế áo dài rực rỡ, duyên dáng cùng “đua sắc” với hoa lá ngày xuân. Đây cũng là bộ ảnh kỷ niệm cho một năm thành công của cả hai chị em.
![]() |
Những quảng cáo khiến người xem tự ti, mặc cảm thân hình bị lên án ở Nhật Bản. |
Các quảng cáo dạng này thường xuất hiện trên YouTube, được trình bày dưới dạng truyện tranh ngắn, nhấn mạnh vào những chi tiết như: "Cằm nọng, béo bụng là ghê tởm" hay "Làm sao một chàng trai nhiều mụn lại có bạn gái được?". Tất cả câu chuyện có cùng kết thúc là nhân vật trở nên xinh đẹp, lộng lẫy sau khi sử dụng sản phẩm được quảng cáo.
Aoi là một trong những người đang nỗ lực kêu gọi chấm dứt việc phát hành các quảng cáo mang tính body shaming như vậy. Cô đưa ra kiến nghị trên trang web Change.org và kêu gọi YouTube ngừng chiếu các quảng cáo này.
![]() |
Aoi kêu gọi mọi người ủng hộ chiến dịch gỡ bỏ các quảng cáo body shaming trên mạng. |
Aoi cho biết sẽ gửi kiến nghị cho Google và 3 công ty khác thường xuyên sử dụng các quảng cáo này nếu cô thu thập đủ 35.000 chữ ký.
"Những quảng cáo này coi thường mọi người và làm họ xấu hổ. Chúng không nhắm đến những người thực sự muốn giảm cân hay có mái tóc đẹp mà nhắm vào những người có trái tim yếu đuối", nữ sinh viên cho biết.
Theo Aoi, YouTube đã gỡ bỏ một số quảng cáo sau khi nhận được khiếu nại nhưng các quảng cáo mới có chiêu thức tương tự vẫn xuất hiện liên tục.
Theo Roy Larke, giảng viên cao cấp về Marketing tại Đại học Waikoto, quảng cáo đánh vào lòng tự trọng, sự bất an của người tiêu dùng là một trong những hình thức phổ biến hiện nay.
"Họ càng nhắm đến những bộ phận gây bất an như làn da, cân nặng... thì càng thành công. Những quảng cáo này có thể đi quá giới hạn nếu chúng cứ chăm chăm vào việc khiến người xem xấu hổ về bản thân thay vì ngấm ngầm gây ra lo lắng cho những người đó", ông Roy nói.
Theo kinh nghiệm của mình, ông Roy cho biết những quảng cáo như vậy thường nhấn mạnh rằng các sản phẩm được bán là "giải pháp cho những điều mà 'mọi người' đều lo lắng" hơn là ngụ ý rằng người tiêu dùng nên cảm thấy xấu hổ.
![]() |
Nhiều cô gái cảm thấy tự ti, xấu hổ khi xem các quảng cáo dạng truyện tranh đánh vào tâm lý bất an ngoại hình. |
Aoi cho hay sự gia tăng mạnh mẽ các khiếu nại về quảng cáo dạng này phần nào phản ánh xu hướng hiện nay. Tổ chức Đánh giá Quảng cáo Nhật Bản đã nhận được khoảng 90 khiếu nại, phàn nàn của người tiêu dùng từ tháng 2 đến tháng 5, so với con số 15 vào cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, cũng khó để nói sẽ có những phản ứng dữ dội hơn trong công chúng Nhật Bản. Giảng viên Roy cho rằng người Nhật rất lịch sự trong ngôn từ và cách cư xử song cũng có xu hướng hơi nghiêm khắc khi so sánh mọi người và những tình huống mà họ nghĩ là "chuẩn mực" hoặc "được xã hội chấp nhận".
Hiện, kiến nghị của Aoi đã nhận được gần 32.000 chữ ký ủng hộ.
"Đối với tôi, một người mắc chứng rối loạn ăn uống, những quảng cáo này thật độc hại. Thật là khủng khiếp khi chúng ta sống trong một thế giới nơi những quảng cáo như vậy khiến những phụ nữ trẻ khỏe trở nên bệnh tật", một người ủng hộ Aoi nói.
'Cô béo xinh nhất Kiên Giang' rất chú trọng chuyện ăn mặc, mất nhiều thời gian tìm mua và lên đồ để che đi khuyết điểm cơ thể.
" alt=""/>Quảng cáo đội lốt truyện tranh bị đòi gỡ vì chê 'cằm nọng, béo bụng'Xét về số ngày nghỉ lễ của Việt Nam, chúng ta đang có 11 ngày nghỉ trong năm, xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Điều đó cho thấy, chúng ta cần điều chỉnh tăng số ngày nghỉ cho phù hợp là điều nên làm, ít nhất là khoảng 15 ngày một năm. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn các ngày nghỉ ra sao và như thế nào cho phù hợp với quốc gia là chuyện cần tính toán kỹ chứ không thể chọn đại hoặc gán ghép cho nó đủ số ngày để lấy chỉ tiêu theo quy định.
Bởi lẽ, ngày lễ phải mang tính bao quát và hài hòa giữa các yếu tố như: văn hóa, xã hội, kinh tế... Ngày nghỉ cũng phải phù hợp cho tất cả đối tượng, chứ không phải dành riêng hay ưu ái cho một nhóm ngành, đối tượng nào.
Tôi cho rằng, nghỉ lễ Quốc khánh như hiện nay là đủ, không cần thiết phải nghỉ thêm quá dài bởi sau lễ còn nhiều việc phải lo. Tâm lý du lịch của người dân cũng giảm bớt bởi đa số họ đã thực hiện trong hè. Việc đưa trẻ đến trường ngày nay cũng mang tính tượng trưng là chủ yếu. Kể cả lễ khai giảng các trường cũng tinh gọn dần vì đa số học sinh đã nhập học chính thức trước đó một tuần. Vấn đề nữa là giáo viên cũng cần nghỉ lễ như mọi người theo quy định.
Hiện nay, chúng ta nghỉ lễ 11 ngày gồm: Tết Dương lịch (một ngày), Tết Nguyên đán (năm ngày), giỗ tổ Hùng Vương (một ngày), ngày Thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động (hai ngày), Quốc khánh (hai ngày). Vậy có thể thêm ngày nghỉ lễ vào dịp nào?
>> Công ty tôi lãi lớn từ khi giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ
Yếu tố chọn ngày nghỉ lễ:phải phù hợp văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Việt, đa số người dân cùng hưởng lợi; phải mang ý nghĩa, nhân văn, giáo dục...; phải phù hợp với mọi lứa tuổi, thành phần, dân tộc...; phải mang tính đặc sắc, văn hóa riêng của quốc gia; phải đề cao lòng biết ơn các thế hệ đi trước.
Chọn ngày nghỉ thế nào?Như đã phân tích trên, nếu không đủ hội đủ các tiêu chí trên, đề nghị tăng thêm số ngày nghỉ vào các ngày nghỉ hiện tại cũng là một giải pháp hay. Tuy nhiên, chúng ta có ba kỳ nghỉ dài, đó là: Tết Nguyên đán, 30/4 - 1/5 và Quốc khánh. Trong đó, kỳ nghỉ quan trọng nhất vẫn là Tết Nguyên đán - ngoài việc tăng kích cầu mua sắm, tiêu dùng và du lịch, đó còn là dịp đoàn tụ, sum họp gia đình lớn nhất, ý nghĩa nhất trong năm. Thời tiết cũng là phù hợp cho việc du lịch để tăng trưởng kinh tế.
Suy cho cùng, Tết vẫn là ngày lễ mà người Việt bận rộn và cần thời gian nhất. Do đó, việc tăng ngày nghỉ vào dịp Tết Nguyên đán là hợp lý nếu được bình xét trên mọi phương diện, so với các ngày lễ còn lại trong năm. Hiện nay, chúng ta nghỉ Tết năm ngày là quá ít, nếu được tăng lên bảy ngày sẽ phù hợp cho người lao động xa quê, giảm bớt áp lực cho việc đi lại.
" alt=""/>'Nghỉ Tết bảy ngày để người Việt thảnh thơi'