Sinh ra chỉ nặng 1,7 kg, cho đến năm 9 tuổi, cậu bé Vũ Đức Duy (dân tộc Nùng, ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) cũng chỉ nặng vỏn vẹn 12 kg. Gần 10 năm qua, Duy hầu như nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều do người thân chăm sóc.  |
Bị 4 con chó tấn công, cậu bé Vũ Đức Duy bị thương nặng |
Không giống những bệnh nhi khác vào Khoa, tai nạn của Duy hết sức hi hữu. Nhập viện trong tình cảnh gia đình khó khăn, em được các bác sĩ quan tâm đặc biệt. Những ngày Duy và mẹ ở bệnh viện, mọi người trong phòng đều giúp đỡ em bằng nhiều cách, khi hộp sữa, lúc chiếc bánh, còn lại hai mẹ con sống nhờ vào những suất cơm từ thiện.
“Tội thằng bé, nghe kể về tai nạn mà ai cũng rùng mình. Bác sĩ bảo điều trị còn lâu dài lắm nên chúng tôi mong em Duy được cơ quan báo chí kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, cho gia đình có thêm điều kiện chạy chữa cho bé”, chị Nguyễn Thị Thùy Linh, cán bộ phòng CTXH, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ khi dẫn chúng tôi vào thăm.
Chị Phùng Thị Trang, mẹ của Duy kể, khoảng 10 giờ sáng hôm ấy, Duy ở nhà một mình thì bị 4 con chó nhà nuôi tấn công. Lúc phát hiện, gia đình đã đưa cháu đếnBệnh viện tỉnh Yên Bái rồi làm thủ tục chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
“Cháu là con đầu, dưới còn 2 em nhỏ. Từ lúc sinh ra cháu đã bị bại não bẩm sinh nên từ đó đến nay chỉ nằm yên một chỗ. Hôm xảy ra chuyện, lúc đó chỉ có mình cháu trong nhà, tôi đang đi làm còn chồng chạy ra ngoài có chút việc. Chắc vì cháu đi vệ sinh ra giường, thấy mùi nên cả 4 con chó xông vào cắn. Lúc bố cháu về phát hiện ra thì cháu đã nằm bất tỉnh, máu me khắp người“.
 |
Hiện tại tình trạng sức khỏe của bé Duy đã tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên do chấn thương nặng vùng nhậy cảm nên cần phải điều trị một thời gian dài |
Trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho Duy, bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh của Bệnh viện Việt Đức cho biết, đây là trường hợp rất thương tâm, hoàn cảnh nghèo khó. Hiện tại, các bác sĩ đã cắt cụt dương vật chỉ còn 1 cm, vết thương khô, dương vật còn lại đã được chuyển ra và che phủ, các vết thương tương đối ổn định.
Bệnh nhi sẽ được tạo hình dương vật về sau, kiểm tra tinh hoàn có ở trong vùng bụng không và tiếp tục theo dõi, chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng, uốn ván.
Được biết, gia đình chị Trang thuộc vào diện cận nghèo của địa phương. Thu nhập chính chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” cũng không đủ ăn. Chồng chị, anh Vũ Văn Hoàn sức khỏe yếu nên chị phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống, nuôi cả nhà 5 miệng ăn. Cũng bởi cuộc sống thiếu thốn nên từ lúc nhỏ phát hiện ra bệnh, Duy chưa một lần được đi bệnh viện thăm khám.
 |
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tình cảnh của em Duy đang rất cần được bạn đọc giúp đỡ |
Đưa con xuống Hà Nội, chị Trang chỉ có vọn vẹn 500 ngàn đồng trong túi. Trong khi đó, tình trạng của bé Duy vẫn nguy hiểm, phải nằm viện điều trị lâu dài, khá tốn kém. Không biết vay ở đâu, tìm ai giúp đỡ, chị Trang gần như bất lực, ngày nào cũng ôm con khóc. Rất mong hoàn cảnh của mẹ con chị nhận được sự sẻ chia, quan tâm của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phùng Thị Trang ở thôn Đoàn Kết, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. SĐT: 0972628591 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.054 (bé Vũ Đức Duy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

Vừa mổ bắt con, mẹ sốc tim rơi vào cơn nguy kịch
Nắm lấy bàn tay buông thõng của con mà lòng người mẹ như tan nát. Lay gọi con nhưng đáp lại chị chỉ có sự im lặng...
" alt=""/>Đau lòng bé trai bại não bị 4 con chó cắn trọng thương
Trên con đường từ cánh rừng phòng hộ đi ra, nhiều người đã quen với hình ảnh ông Nguyễn Văn Út (ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) với dáng người gầy gò, ốm yếu, mặt cúi gằm, trên vai vác bao "ve chai" đựng đủ thứ phế liệu. Những bọc nilon, mảnh nhựa, cọng dây,... mà ông băng rừng, vượt sình lầy nhặt về là "nguồn sống" giúp ông nuôi người vợ bệnh, vun đắp ước mơ đi học của đứa chắt.Cũng như một vài chuyến đi khác, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian thăm hỏi mới tìm về được nơi những hoàn cảnh khó khăn trú ngụ như nhà ông Út. Sự giúp đỡ nhiệt tình, nét "nhiều chuyện" dễ thương của một người phụ nữ có nước da ngăm đen nơi miền biển xa xôi khiến mọi người ấn tượng mãi.
 |
Vợ ông Út bị tai biến đã 10 năm nay |
“Út nào, ở đây nhiều Út lắm”, người phụ nữ hỏi lại.
“Út mà có người vợ tai biến hơn 10 năm nay đó dì”.
Nhìn hai thanh niên đeo kiếng cận, người phụ nữ tò mò: “Các cậu đến để giúp người ta hả. Gia đình này khổ dữ lắm. Xứ này chưa thấy ai khổ vậy đó. Giúp được gì gắng giúp...”. Chị nói vồn vã như thể đây là hoàn cảnh của mình. Dường như chính chị cũng đang mong chờ điều gì tốt đẹp đến với nhà ông Út.
Trước mắt chúng tôi là căn nhà lá rộng chưa tới 30m2, được giữ cố định bằng 9 cây đước. Đó là nơi ông Út đang ở, do bà con địa phương giúp bằng cách người cho cây, người cho lá, góp dựng lên khoảng 1 năm nay.
Trong nhà, vợ chồng ông đang ăn cơm. Mâm cơm cho hai người già tóc bạc trắng là nửa con cá rô phi cùng đĩa rau luộc. Thế cũng gọi là "sang" vì có ít chất đạm.
 |
Bữa cơm đạm bạc của vợ chồng ông Út. |
Công việc hằng ngày của ông Út là đi lượm ve chai ven biển. Cái nghề này phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cứ gió to, biển động mạnh sẽ có nhiều “chiến lợi phẩm” trôi dạt vào bờ. Không kể giờ giấc, khi 3 giờ sáng lúc 5 giờ chiều, hoặc có hôm trời tối mịt, ông cũng đi. Ông đi ngay khi cơn giận dữ của thiên nhiên vừa dừng lại.
Ông Út năm nay đã 78 tuổi, ống chân chỉ còn da bọc xương nhưng hằng ngày, ông vẫn gắng gượng đi nhiều kilomet lượm đồ dọc bờ biển. Hình ảnh ông cụ hom hem vác trên vai cái bao cũ, vạch rừng vượt qua những bãi sình lầy đặc trưng của tán rừng ngập mặn khiến nhiều người đau lòng.
“Mệt thì nghỉ, qua sình thì mình bò tới, bò tới rồi kéo cái bao theo”, ông nói kinh nghiệm vượt bãi lầy.
 |
Ông Út chỉ sợ thằng chắt phải nghỉ học, mất đi tương lai |
Mỗi ngày như vậy, ông có thể kiếm được 20, 30, có khi 40 ngàn đồng. Nhiều năm nay, ông cần mẫn chịu cực khổ mong nuôi người vợ bị tai biến.
"Bà Út tái bệnh phải nằm liệt giường khoảng 10 năm nay. Mấy ông cháu mà đi lượm biển thì để cho bà nồi cơm ở đầu giường, cuối giường để cái bô. Đói thì ăn, mắc thì đi. Đi xong thì để đó chừng nào ông về ông đổ. Tội lắm.”, bà Phan Thị May, một hộ dân ở gần cho biết.
Cũng từ ngày vợ bệnh nặng, lại thêm tuổi già sức yếu, chẳng được ai thuê mướn nữa nên ông rời Hồng Dân (Bạc Liêu) về vùng biển này “hành nghề”. Sau đó, người cháu gái và hai đứa con nhỏ cũng về ở với ông. Vậy là mấy ông cháu dìu dắt nhau đi lượm ve chai. Hiện nay, ngoài nỗi lo cho vợ, ông Út lại nặng lòng lo thằng chắt “rất sáng chữ” được đi học.
 |
Em Nam học lớp 5 chăm chỉ nhặt phế liệu, kiếm thêm tiền đi học |
“Con làm mót tiền để đi học. Sau này con sẽ làm công an”, Nam - đứa chắt đang học lớp 5 của ông Út lỏn lẻn kể về ước mơ. Còn nhỏ nhưng em đã hiểu được hoàn cảnh của gia đình. Sau giờ học ở trường, cậu học trò nghèo không đi chơi với các bạn mà chịu khó theo cố, theo mẹ đi lượm biển.
Hai đứa cháu cố ngoan ngoãn là nguồn động lực để ông Út cố gắng. Nhưng với tình hình sức khỏe hiện tại, ở tuổi bát tuần, ông sợ rằng mình không cố gắng nổi nữa. "Lo nhứt là không ai lo cho bà. Thứ nữa là thằng Nam phải nghỉ học, mất tương lai”, ông trầm ngâm.
Ông Nguyễn Thành Được, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải cho hay, gia đình ông Nguyễn Văn Út đã chuyển về địa phương ở một thời gian. Do không có đất cát nên ông Út sống tạm bợ trên chân đê phòng hộ, thuộc diện phải giải tỏa.
Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Hiện UBND xã đã xin cho ông 1 nền đất tái định cư, hàng tháng xã có hỗ trợ thêm gạo. Ngoài ra cũng vận động bà con xung quanh giúp đỡ thêm.
“Xã đang vận động các mạnh thường quân để sau khi được Sở NN-PTNT duyệt phương án cho đất sẽ tiến hành xây nhà cho hộ gia đình này.”, ông Được nói.
Thiện Chí
Mọi thông tin xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Út, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, Trần Văn Thời, Cà Mau. SĐT: 0946 477 421 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.063 (ông Nguyễn Văn Út) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

"Cha ơi cứu con, con đau lắm!"
Nghe tiếng kêu của con, lòng anh đau như cắt. Nhưng chính anh cũng đang bế tắc không biết kiếm đâu ra tiền để cứu lấy con mình.
" alt=""/>Cụ ông gần 80 tuổi vẫn lượm ve chai nuôi vợ liệt giường