Nhóm lãnh đạo đình công đưa ra bản yêu sách gồm 5 điều buộc Google phải cải thiện môi trường làm việc, đặc biệt đối với các nhân viên nữ.Sáng nay (1/11), nhân viên Google trên toàn cầu tổ chức đình công, đưa ra thông điệp phản đối các vụ vê bối quấy rối tình dục gần đây của các lãnh đạo công ty.
Chia sẻ với The New York Times, nhóm lãnh đạo cuộc đình công tên gọi "Google walkout for real change" cho hay khoảng 1.500 nhân viên, phần lớn là nữ giới đã tổ chức đình công vào lúc 11h ở các văn phòng của Google trên toàn cầu.
Cuộc đình công kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ, sau đó nhân viên trở lại với công việc thường nhật.
Nhân viên Google đòi đối thoại với CEO Sundar Pichai
"Chúng tôi muốn được đối xử công bằng, với tất cả sự tôn trọng", Claire Stapleton, Giám đốc Marketing của YouTube, công ty con Google cho biết. "Google nổi tiếng với môi trường làm việc của mình, nhưng thực tế chúng tôi không hề có được sự tôn trọng tối thiểu", Claire cho biết.
 |
Cuộc đình công diễn ra sau khi The New York Times đăng tải bài viết tiết lộ những bê bối quấy rối tình dục trong nội bộ Google. Ảnh: The Verge. |
Cuộc đình công cũng diễn ra ở các quốc gia châu Á. Hình ảnh, bài đăng của các nhân viên Google đồng loạt dừng việc ở Tokyo, Singapore xuất hiện khắp trên các trang mạng xã hội với hashtag #GoogleWalkout.
Nhóm lãnh đạo cuộc đình công còn đưa ra 5 yêu sách buộc Google phải đáp ứng bao gồm: Tìm kiếm một giải pháp chấm dứt lạm dụng tình dục, phân biệt đối xử; bình đẳng trong cơ hội và lương thưởng với tất cả nhân viên; minh bạch những cuộc điều tra quấy rối tình dục; có một quy trình toàn diện, rõ ràng để tố giác các hành vi quấy rối tình dục, đồng thời đảm bảo an toàn cho người tố giác.
Cuối cùng, nhóm phản đối đưa ra yêu cầu được cử đại diện để trao đổi trực tiếp CEO, gửi yêu sách với ban quản trị. Ngoài ra, một đại diện khác cũng sẽ được tham dự cuộc họp với ban quản trị.
 |
Liz Fong-Jones, một nhân viên thuộc bộ phận Google Cloud Platform cho biết cô đang đi nghỉ tại Thái Lan nhưng vẫn ủng hộ phong trào của các đồng nghiệp Google. |
Stephanie Parker, nhân viên làm việc tại bộ phận xây dựng chính sách YouTube, cho biết cô tham gia đình công vì bản thân mình, vì các đồng nghiệp và tất cả những người phải chịu đựng mà chưa thể kể ra câu chuyện của họ.
Atonine Leblanc, kỹ sư của Google thán phục những người đồng nghiệp nữ vì sự dũng cảm của họ. "Điều tốt nhất tại Google chính là cộng đồng Googler. Cho dù buổi tuần hành có thành công hay không. Tôi rất vui mừng khi được kề vai cùng các bạn", Atonine viết trên trang cá nhân.
Liz Fong-Jones, một nhân viên thuộc bộ phận Google Cloud Platform cho biết cô đang đi nghỉ tại Thái Lan nhưng vẫn ủng hộ phong trào của các đồng nghiệp Google. Viết trên trang cá nhân, cô cho rằng cuộc đồng hành thể hiện tiếng nói và yêu cầu của nhân viên Google, và những lời nói ủng hộ mà CEO Sundar Pichai phát biểu trên báo không có ý nghĩa gì nếu như họ không hành động.
Loạt bê bối tình dục bị phanh phui
Trước đó, một bài báo của The New York Times tiết lộ những bê bối tình dục của cha đẻ Android Andy Rubin, một công thần của Google đã làm dậy sóng dư luận về văn hóa làm việc tại đây.
Theo đó, Google đã không tiết lộ gì nhiều về những cáo buộc lạm dụng tình dục đối với "cha đẻ Android". Một người phụ nữ đã tố cáo Andy ép cô ta quan hệ tình dục bằng miệng trong khách sạn vào năm 2013.
 |
"Cha đẻ Android" Andy Rubin cũng rời Google vì liên quan đến các cáo buộc quấy rối tình dục. |
Google sau đó mở cuộc điều tra và khi cáo buộc được xác nhận, chính Larry Page đã yêu cầu ông từ chức. Công ty đã có thể tống Rubin đi mà không tốn xu nào. Tuy nhiên, ông vẫn có được 90 triệu USD trả góp 2 triệu một tháng trong 4 năm từ Google.
Cách đây ít ngày, Richard DeVaul, giám đốc tại một công ty con của Alphabet có tên trong danh sách nhân sự cấp cao liên quan đến bê bối cũng đệ đơn nghỉ việc hôm 30/10.
CEO Sundar Pichai cho biết đã có khoảng 48 nhân viên bị đuổi việc vì quấy rối tình dục trong hai năm qua. Theo BuzzFeed, lãnh đạo của Google cũng đã gửi thư tới toàn thể nhân viên và xin lỗi vì cách xử lý vấn đề của Andy Rubin.
Tuy cuộc đình công diễn ra tại nhiều văn phòng của Google trên toàn cầu, nhưng hình ảnh về vụ việc được chia sẻ khá ít ỏi trên mạng xã hội.
Một nhân viên của Google ở Singapore cho biết cuộc đình công đã kết thúc, nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin vụ việc. Đây được cho là một hoạt động nội bộ, dịp để nhân viên Google bày tỏ thái độ của mình trước vấn đề lớn của công ty.
Theo Zing

Sếp công ty mẹ của Google nghỉ việc vì bị tố quấy rối tình dục
Sau bài điều tra tiết lộ hàng loạt nhân viên Google từng dính tới bê bối quấy rối tình dục, một nhân viên cấp cao trong danh sách này đã đệ đơn nghỉ việc.
" alt=""/>Nhân viên Google đình công trên toàn cầu
Sẵn sàng chi tới hàng tỷ USD để mua về bản quyền phát sóng trực tiếp các giải đấu thể thao đỉnh cao trên nền tảng của mình, có thể thấy Facebook đang muốn lấn sân truyền hình.Thương vụ FacebookFB (NASDAQ) chi 200 triệu Bảng, tương đương khoảng 264 triệu USD để thâu tóm bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh 3 mùa bóng liên tiếp từ mùa 2019-2020 tại 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào đã khiến ngành truyền hình khu vực cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ gã khổng lồ mạng xã hội.
Đây là chuyện rất mới trong khu vực, nhưng lại không phải là lần đầu Facebook chi đậm để mua bản quyền phát sóng trực tiếp các giải đấu thể thao, cạnh tranh trực tiếp với các đài truyền hình truyền thống.
Sẵn sàng chi 600 triệu USD cho giải cricket Ấn Độ
Khác với phần còn lại của thế giới, tại Ấn Độ, cricket mới là môn thể thao vua và tất nhiên giải Ngoại hạng cricket Ấn Độ (IPL) là giải đấu thể thao đắt giá nhất tại thị trường này.
 |
Facebook từng sẵn sàng chi 600 triệu USD cho bản quyền giải cricket hàng đầu Ấn Độ . Ảnh: AP. |
IPL ra đời từ năm 2008 và hiện có khoảng hơn 1 tỷ khán giả toàn cầu, trong đó phần lớn đến từ Ấn Độ, quốc gia mà cricket là môn thể thao phổ biến nhất. Giải đấu có sự hiện diện về tài chính của người giàu nhất Ấn Độ cũng như nhiều ngôi sao điện ảnh nước này.
Với một thị trường mạng xã hội phát triển nóng như Ấn Độ, Facebook cần thêm "vũ khí" để cạnh tranh cũng như cần thêm nội dung chất lượng để tạo doanh thu, và bản quyền những giải đấu như IPL là điều Facebook rất cần.
Bằng chứng là hãng sẵn sàng chi 600 triệu USD để tham gia đấu giá bản quyền phát sóng 5 năm liên tiếp từ năm 2018 của giải đấu hấp dẫn này. IPL sẽ giúp Facebook lôi kéo được thêm người dùng tại Ấn Độ, giúp hãng tăng trưởng thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại thị trường này và đẩy mạnh Facebook Watch, mảng truyền phát video mà Facebook tham vọng sẽ cạnh tranh được với Youtube của Google.
Doanh thu mà Facebook nhắm tới chính là doanh thu lôi kéo các nhà quảng cáo từ các nền tảng truyền hình truyền thống nếu hãng thâu tóm thành công bản quyền của IPL.
Tuy nhiên, dự định của Facebook đã phá sản khi kênh Star India trực thuộc Twenty-First Century Fox đã giành được bản quyền với mức giá kỷ lục 2,55 tỷ USD cho cả bản quyền phát sóng truyền hình truyền thống và phát sóng trực tuyến.
"Giá thầu của Facebook vẫn rất đáng kể bởi đó là một mức giá lớn trong một thị trường vẫn còn non trẻ", nhà phân tích Brian Wieser của Pivotal cho hay. "Nó chỉ rõ rằng Facebook dự định trở thành một ông lớn trong lĩnh vực truyền phát video".
Thất bại trước Star India chắc chắn không làm chùn bước tham vọng này của Facebook khi hãng tiếp tục vung tiền mua bản quyền các giải đấu thể thao khác trên thế giới.
Muốn trở thành ông lớn phát thể thao trực tiếp
Với núi tiền mặt khoảng 6 tỷ USD, Facebook chắc chắn có nguồn lực dồi dào hơn các đài truyền hình truyền thống đơn lẻ và đây là lợi thế không nhỏ mỗi khi hãng muốn tranh giành bản quyền ở một thị trường nhất định nhằm lôi kéo người xem, mở rộng đế chế mạng xã hội vốn đã hùng hậu của mình.
 |
Không chỉ Ngoại hạng Anh, rất nhiều giải đấu thể thao lớn trên thế giới đang nằm trong kế hoạch bành trướng của Facebook. |
Facebook bắt đầu truyền phát trực tiếp các sự kiện thể thao khoảng 2 năm trở lại đây, bắt đầu từ trận cầu từ thiện giữa Manchester United và Everton diễn ra vào đầu tháng 8/2016. Kể từ thời điểm đó, hãng đã vung tiền mua bản quyền các giải đấu từ bóng đá tới bóng rổ, bóng chày và cả những môn thể thao khác.
Năm 2017, Facebook thâu tóm thành công bản quyền 20 trận đấu trong khuôn khổ giải bóng chày hàng đầu nước Mỹ Major League Baseball (MLB). Các trận đấu được phát miễn phí tới toàn bộ người dùng Facebook trong lãnh thổ nước Mỹ. Giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ.
Tới năm 2018, Facebook tiếp tục có bản quyền độc quyền 25 trận đấu của MLB 2018 với cái giá được giới chuyên môn dự đoán ở mức 30-35 triệu USD
Bình luận về thương vụ này, ông Lee Berke một chuyên gia truyền thông tại Mỹ cho rằng "tương tự như khi các nội dung thể thao trên truyền hình truyền thống chuyển dịch sang truyền hình cáp, chúng ta đang thấy xu hướng tương tự... Đây là một bước nhảy vọt lớn tiếp theo".
Facebook cũng từng bắt tay với Fox để có bản quyền phát sóng UEFA Champion League (Cúp C1) trên lãnh thổ nước Mỹ. Hãng cũng tự đàm phán với UEFA để có bản quyền phát sóng 32 trận đấu của giải đấu này tại các nước Mỹ Latin trong 3 mùa liên tiếp từ mùa 2018 tới mùa 2021.
Gã khổng lồ mạng xã hội cũng tham gia đấu giá bản quyền 10 trận đấu thuộc giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ National Football League 2017, tuy nhiên sau đó hãng đã để thua trước Amazon khi ông lớn bán lẻ trực tuyến này đưa ra cái giá 10 triệu USD, cao gấp 5 lần mức giá mà Twitter, một mạng xã hội lớn khác, mua được năm 2016.
Rõ ràng 200 triệu Bảng cho bản quyền Ngoại hạng Anh trong 3 năm chỉ là một nước cờ trong cuộc chơi truyền hình đầy tham vọng của Facebook.
Theo Zing

Thế lực nào sẽ nuốt gọn miếng bánh 'bản quyền phát sóng' của truyền hình?
Một thế lực của các "gã khổng lồ" sẽ nắm giữ bản quyền phát sóng các chương trình thể thao, vốn là "miếng bánh" độc quyền của các nhà đài từ trước tới nay.
" alt=""/>Facebook vung tiền mua bản quyền thể thao toàn cầu