
Trước đó, theo hồ sơ gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 14/4, Elon Musk đề nghị mua lại Twitter với giá 54,20 USD/cổ phiếu, tương đương 43 tỷ USD.
Ngay sau đó, Twitter đã ngăn chặn đề xuất của Musk bằng cách áp dụng chiến thuật phòng thủ "thuốc độc", nhằm giảm giá trị từng cổ phiếu bằng cách tăng tổng số cổ phiếu, gây khó khăn cho tổ chức hoặc cá nhân muốn mua toàn bộ công ty.
Dù Twitter chưa lên tiếng về khả năng bán mình cho Elon Musk, áp dụng phòng thủ "thuộc độc" cho thấy mạng xã hội này không chấp nhận đề nghị thâu tóm của Musk. Nếu vị tỷ phú vẫn muốn mua lại Twitter, quá trình trên sẽ gọi là thôn tính thù địch (hostile takeover).
"Thôn tính thù địch" là gì?
"Thôn tính thù địch" diễn ra khi cuộc đàm phán giữa bên thâu tóm (trong trường hợp này là Elon Musk) và hội đồng quản trị của công ty giao dịch công khai không thể diễn ra hoặc bị đổ vỡ. Nói cách khác, Musk sẽ dùng "biện pháp mạnh" để mua lại Twitter bất chấp việc hội đồng quản trị công ty không đồng ý.
 |
Elon Musk có thể mua lại Twitter theo cách thù địch (hostile takeover). Ảnh: CNET. |
Một ví dụ của tiếp quản thân thiện là trường hợp mua lại Activision Blizzard của Microsoft với giá 69 tỷ USD. Dù chưa được pháp luật chấp thuận, Microsoft đã làm việc với ban giám đốc của Activision Blizzard, thống nhất các điều khoản trước khi công bố việc tiếp quản.
Trường hợp của Musk và Twitter không thuận lợi như vậy. Sau khi tiết lộ số cổ phần tại Twitter, Musk được bổ nhiệm vào hội đồng quản trị công ty nhưng đã từ chối. Vài ngày sau, vị tỷ phú tuyên bố kế hoạch mua lại toàn bộ Twitter với giá 43 tỷ USD. Ông còn gửi email đến hội đồng quản trị công ty, nói rằng đó là lời đề nghị "tốt nhất và cuối cùng".
"Tôi không muốn thảo luận dông dài. Tôi đi thẳng đến điểm cuối cùng" là một phần trong email được Musk gửi đến Chủ tịch Twitter Bret Taylor. Trong văn bản gửi lên SEC ngày 21/4, CEO Tesla cam kết khoản tiền 46,5 tỷ USD để thâu tóm Twitter sau khi nhận đề nghị cấp tín dụng từ một số ngân hàng.
Những cách tiếp quản thù địch
Với việc đảm bảo tài chính, vị tỷ phú có thể dùng các chiến thuật thôn tính Twitter, một trong số đó là chào mua công khai (tender offer). Thay vì thảo luận với hội đồng quản trị, Musk có thể tiếp cận trực tiếp các cổ đông tại Twitter, cung cấp tiền mặt để mua lại cổ phiếu từ họ với giá cao hơn định giá của thị trường.
 |
Elon Musk tuyên bố đảm bảo khoản tiền 46,5 tỷ USD để mua lại Twitter. Ảnh: Fox Business. |
Musk đã ám chỉ kế hoạch mua cổ phiếu công khai với đoạn tweet với nội dung "Love Me Tender" và "... is the Night".
 |
Đoạn tweet của Musk ám chỉ khả năng mua lại Twitter bằng chiến thuật thù địch có tên chào mua công khai (tender offer). |
Nếu không thành công, Musk có thể áp dụng một số chiến thuật tiếp quản thù địch khác để thâu tóm Twitter, bao gồm âm thầm mua số cổ phần còn lại của công ty được bán theo thời gian đến khi tích lũy trên 50% tổng số cổ phần, hoặc trở thành cổ đông đủ lớn để có quyền tác động đến hội đồng quản trị công ty. Chiến thuật này gọi là tiếp quản dần (creeping acquisition, hoặc creeping tender offer).
Một chiến thuật khác có tên cuộc chiến ủy quyền (proxy fight). Musk có thể hợp tác với những cổ đông lớn của Twitter như Vanguard Group để thay thế hội đồng quản trị hiện tại bằng dàn lãnh đạo thân thiết với Musk, tạo thuận lợi để ông tiếp quản hoàn toàn công ty.
Cho đến nay, dường như Elon Musk chỉ sử dụng chiến thuật chào bán công khai. Giá cổ phiếu được ông đưa ra là 54,20 USD, cao hơn khoảng 6 USD so với cổ phiếu của Twitter trong phiên giao dịch ngày 22/4. Tất nhiên, Musk có thể thay đổi giá trị cổ phiếu, hoặc lên kế hoạch cho những chiến thuật khác để hoàn tất mong muốn thâu tóm Twitter.
(Theo Zing)

Vay nợ ngân hàng để mua Twitter, Elon Musk có thể phải trả 1 tỷ USD mỗi năm tiền lãi
Lãi suất các khoản nợ ngân hàng của Musk thay đổi từ gần 6% đến cao nhất là khoảng 11%.
" alt=""/>Ẩn ý của Elon Musk trong 3 từ 'Love Me Tender'
Sau một ngày xét xử, chiều nay TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tuyên án vụ Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, ngụ TP.HCM) và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) bị VKSND truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trước khi bị công an bắt giam, Phạm Lê Hoàng Uyển là Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập. |
Bị cáo Uyển và Hà |
Chuyển đổi tội danh
Diễn biến bất ngờ tại tòa là hai bị cáo Uyển và Hà được HĐXX chuyển từ tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang “Môi giới hối lộ”.
HĐXX nhận định, lời khai tại tòa của Uyển và Hà phù hợp với cáo trạng. Uyển có nhận lời để nhờ người gỡ các bài báo liên quan đến Công ty CP bất động sản Cao Thắng và Công ty CP Quốc tế Ước mơ Việt theo sự nhờ vả của Tổng giám đốc Võ Thanh Long.
Tin nhắn trao đổi giữa Uyển và Nguyễn Lê Yến Thy, Trưởng Ban Kinh tế, Cơ quan đại diện phía Nam - Báo Người Tiêu dùng, đã chứng minh Uyển nhờ Thy gỡ các bài báo cho ông Long.
Như vậy, 600 triệu đồng mà ông Long đưa cho Uyển là để gỡ các bài báo. Trong đó, bị cáo Uyển được hưởng chênh lệch và kê thêm 100 triệu đồng. Ngoài ra, Uyển và Long cũng thỏa thuận thêm 30 triệu đồng là tiền chi phí đi lại.
Ngày 6/8/2017, Long hẹn Uyển xuống Cần Thơ để nhận 280 triệu đồng, trong số đó có 250 triệu đồng là tiền gỡ bài, số còn lại là chi phí đi lại.
15h cùng ngày, Uyển nhắn tin với Thy rằng: “Giờ tôi đi xuống, khi nào nhận được tiền thì tôi gọi điện thoại cho bà. Bà báo luôn cho người ta xử lý trong đêm nay nhé. Trường hợp khuya quá tôi về không kịp thì sáng sớm sẽ nộp tiền vào tài khoản của bà…”.
Theo HĐXX, lời khai của các bị cáo khớp với dữ liệu điện tử được thu thập hợp pháp và lời khai của Long trong quá trình điều tra.
Từ đó cho thấy, Uyển không đưa ra thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản. Uyển cũng không có ý định chiếm đoạt tài sản số tiền 280 triệu đồng của ông Long.
Bản thân bị cáo không biết chắc Yến Thy có gỡ được các bài báo hay không nhưng vẫn tin tưởng, mong muốn Thy thực hiện được để nhận số tiền chênh lệch 100 triệu đồng.
 |
HĐXX cho rằng, VKSND truy tố bị cáo Uyển về lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ cơ sở |
“Do đó, VKSND truy tố bị cáo Uyển về lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ cơ sở. Xét toàn bộ tình tiết vụ án, xác định bị cáo Uyển đã có hành vi sử dụng tiền để đưa cho Yến Thy nhằm phục vụ cho việc gỡ 3 bài báo đăng trên Báo Phụ nữ TP.HCM theo sự nhờ vả của Long với số tiền 600 triệu đồng… Hành vi của Uyển cấu thành tội môi giới hối lộ”, HĐXX nhận định.
Về số tiền 100 triệu đồng mà bị cáo Uyển tự kê thêm để hưởng chênh lệch và 30 triệu đồng tiền chi phí đi lại, HĐXX cho rằng không phải tiền dùng vào việc hối lộ.
Ngoài ra, sự phạm tội được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, Uyển chưa được hưởng lợi từ số tiền này nên chưa đủ cơ sở để xem xét xử lý bị cáo.
Đối với Hà, bị cáo này tư vấn cho Uyển để hợp thức hóa số tiền dùng vào việc môi giới hối lộ. Hà cũng giúp Uyển soạn thảo hợp đồng, chính vì vậy bị cáo này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tội môi giới hối lộ với vai trò đồng phạm, giúp sức.
Kiến nghị xử lý giám đốc đưa hối lộ
Theo HĐXX, thời điểm thực hiện hành vi phạm tội môi giới hối lộ là ngày 6/8/2017, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4, điều 290 Bộ Luật hình sự năm 1999, với mức hình phạt 12 – 20 năm tù.
“Hiện nay, với số tiền môi giới hối lộ là 600 triệu đồng, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3, Điều 365 Bộ Luật hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, mức hình phạt 5–10 năm tù.
So sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và 2015, thì năm 2015 quy định nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn cho bị cáo. Do đó, HĐXX căn cứ vào Nghị quyết 41 của Quốc hội để áp dụng quy định có lợi cho bị cáo tại thời điểm xét xử”, HĐXX nêu.
Theo chủ tọa, trong quá trình tố tụng vụ án, tòa đã có quyết định trả hồ sơ điều tra làm rõ về tội danh và số tiền chiếm đoạt nhưng VKSND vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố về tội danh lừa đảo chiếm đoạt với mức án 7–15 năm tù.
Với số tiền 600 triệu đồng hối lộ, bị cáo phải chịu trách nhiệm Khoản 3 Điều 365, Bộ Luật hình sự năm 2015 với mức án 5–10 năm tù.
Căn cứ vào giới hạn của quyền xét xử, HĐXX quyết định xét xử bị cáo tội nhẹ hơn tội mà VKSND truy tố theo Luật Tố tụng hình sự.
Tòa nhận định hành vi của các bị cáo đã tiếp tay cho tội phạm đưa và nhận hối lộ. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan tổ chức nói chung; trực tiếp làm ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin nhân dân nói chung và cơ quan báo chí nói riêng nên cần phải xử lý nghiêm, răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Trong vụ án này các bị cáo cùng thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên hành vi này chỉ tức thời, không có bàn bạc phân công vai trò, trách nhiệm nên không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức. Uyển là người trực tiếp trao đổi với Long, làm trung gian giữa các bên nên chịu trách nhiệm chính.
Bị cáo Hà có tư vấn về hợp thức hóa số tiền nên phải chịu trách nhiệm đồng phạm giúp sức. Hành vi phạm tội đã kịp thời được ngăn chặn nên hậu quả chưa xảy ra.
Tại tòa các bị cáo thành khẩn về hành vi, ăn năn hối lỗi, có nhiều tính tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt nên xem xét giảm nhẹ hình phạt dưới mức thấp nhất khung hình phạt.
 |
Bị cáo Uyển sau khi HĐXX đã tuyên án |
Đối với ông Võ Thanh Long, HĐXX cho rằng đã thỏa thuận đưa cho Uyển 700 triệu để tìm người gỡ bài báo. Uyển nhắn tin cho Thy tìm cách gỡ và Long đồng ý. Vì vậy, trong vụ án này cội nguồn của hành vi phạm tội xuất phát từ phương thức lựa chọn không đúng đắn của Long.
Ông Long là doanh nhân, có sự am hiểu pháp luật nhất định nhưng lại không lựa chọn cách đúng đắn để chứng minh cho sự thật về doanh nghiệp của mình mà chủ động liên hệ với bị cáo Uyển nhờ người gỡ bài.
Dù sau khi thỏa thuận được giá tiền gỡ các bài báo, ông Long trình báo công an nhưng hành vi đưa hối lộ đã có dấu hiệu nên tòa kiến nghị cơ quan điều tra xem xét, nếu đủ căn cứ phải xử lý theo quy định.
Còn Thy hứa hẹn với Uyển tìm cách gỡ bài báo cho Long, có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa có căn cứ xác định gỡ bài được hay không. Hiện Thy không còn ở Việt Nam nên cơ quan điều tra tách ra xử lý sau
HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Uyển 4 năm tù, Hà 2 năm tù cùng về tội “Môi giới hối lộ”.

Nữ phóng viên tống tiền 700 triệu thừa nhận sai lầm nên trả giá đắt
Nữ phóng viên ra giá 700 triệu đồng với giám đốc doanh nghiệp để gỡ 3 bài báo thừa nhận đây là sai lầm lớn nhất trong đời mình nên phải trả giá đắt.
" alt=""/>Diễn biến bất ngờ vụ xử nữ phóng viên đòi 700 triệu, gỡ 3 bài báo