
Vài tuần sau đó, một mã độc tống tiền khác lại xuất hiện trên quy mô toàn cầu, đó là Petya. Nó không chỉ có các tính năng như các con sâu máy tính khác mà còn có thể xóa dữ liệu từ máy tính nhiễm độc, khiến chúng không thể phục hồi được. Petya đã làm tê liệt hàng loạt ngân hàng, sân bay, máy ATM và một số doanh nghiệp lớn tại châu Âu. CMC, Bkav đều đưa ra cảnh báo về Petya. Chuyên gia Bkav nhận định: “Các cuộc tấn công của WannaCy và Petya dù đã rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng lớn, nhưng mới là phần nổi của tảng băng chìm”…
Mới đây nhất, BadRabbit nổi lên với các cuộc tấn công nhằm vào Nga và Ukraine, cho thấy các tác giả mã độc đang gấp rút triển khai nhiều phiên bản ransomware mới nguy hiểm hơn.
Mã độc tống tiền có thể đi kèm nhiều mục đích khác. Chẳng hạn, Petya bao gồm một công cụ quét được thiết kế để phá hủy dữ liệu trên máy tính nhiễm độc, dẫn tới không thể phục hồi được. Đây là một phương pháp vô cùng quỷ quyệt và ẩn chứa các động cơ ở phía sau. Theo Perry Carpenter, Giám đốc chiến lược tại hãng bảo mật KnowBe4, đằng sau hậu trường có vô số điều có thể xảy ra như xâm nhập máy tính, ăn cắp dữ liệu, chuyển tiền…
Điều đó có nghĩa rằng bị nhiễm ransomware mới là vấn đề nhỏ nhất. Các mã độc trojan hay đánh cắp danh tính sẽ cho phép kẻ tấn công xâm nhập thẳng vào mạng lưới ngay cả khi ransomware đã bị xử lý, vì vậy các tổ chức không hề hay biết có kẻ tội phạm vẫn đang lẩn khuất để khai thác lỗ hổng trong mạng của mình dù có thể họ đã phải trả tiền chuộc. Một nguy cơ khác là mã độc không chỉ mã hóa dữ liệu mà còn đánh cắp chúng.
Mark Dufresne, Giám đốc nghiên cứu và phòng chống nguy cơ tại hãng bảo mật Endgame, cho rằng sẽ có những trường hợp ransomware không chỉ mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc để trả lại dữ liệu mà còn đen tối hơn. Đó là nó thu thập thông tin nhạy cảm và dọa phát tán nếu bạn không trả tiền.
" alt=""/>Năm 2017 là năm 'lộng hành' của mã độc tống tiền